Trở về trang dieuphap.com 

Trở về trang Đề Án Trong Tháng

jpg (8936 bytes)


...... ... .

Trái Tim và Trí Tuệ hoà hợp

Sự thông thái dẫn đến Phạm Trú

Head & Heart Together: Bringing Wisdom to the Brahma-viharas

- by Thanissaro Bhikkhu / Chìa Khóa Học Phật

Nguyễn Văn Hoà chuyển dịch

 

Phạm Trú (brahma-viharas-Nơi thường trú tối thượng của từ, bi, hỷ, xả,) hay "pháp thượng nhân " là căn bản của Phật Pháp -- những giáo pháp liên hệ trực tiếp tới sự mong muốn về hạnh phúc thật sự của chúng ta. Cụm từ phạm trú theo nghĩa đúng là "nơi cư trú của Phạm Thiên." Phạm Thiên là những vị trời sống ở các tầng thiên giới cao, cư trú trong trạng thái của tâm từ vô lượng, tâm bi vô lượng, tâm hỉ vô lượng và tâm xả vô lượng. Những trạng thái vô lượng này có thể phát triển từ nhiều cách diễn tả về những mối xúc cảm hạn chế hơn mà chúng ta cảm nhận trong trái tim của loài người.

Nằm trong bốn mối xúc cảm, tâm từ (metta) là cơ bản lớn nhất. Đó là mong muốn có hạnh phúc thật sự, một sự mong muốn trực tiếp đến bản thân và đến những người khác. Tâm từ là động lực tiềm ẩn đã dẫn Đức Phật tìm thấy sự giác ngộ và đã giảng dạy con đường giác ngộ cho chúng sanh sau khi Ngài khám phá ra nó.

Hai mối cảm xúc kế tiếp trong danh sách là sự ứng dụng cơ bản của tâm từ. Tâm bi (karuna) là những gì tâm từ cảm nhận khi gặp cảnh đau khổ: Nó muốn cảnh khổ đó ngừng lại. Tâm hỉ (mudita) là tâm từ cảm nhận khi gặp cảnh hạnh phúc: Nó muốn cảnh hạnh phúc đó tiếp tục. Tâm xả (upekkha) là một cảm xúc khác, ở trong đó nó hành động như một sự trợ giúp và kiểm soát ba cảm xúc kia. Khi bạn gặp cảnh đau khổ mà bạn không thể nào làm nó dừng lại cho dù bạn cố gắng thế nào, bạn cần sự bình tâm để tránh tạo thêm sự đau khổ và chuyển nghị lực của bạn vào phạm vi nơi bạn có thể giúp đỡ. Theo cách này, tâm xả không phải là tấm lòng lạnh lùng hay dửng dưng. Nó chỉ đơn giản là làm cho tâm từ của bạn tâm trung hơn và có hiệu quả.

Cần phải có nổ lực để tạo ra trạng thái vô lượng này. Thật dễ dàng để cảm xúc tâm từ, tâm bi và tâm hỉ đối với người bạn thích và yêu mến, nhưng không dễ dàng đối với những người bạn không ưa -- thường thì phải có các lý do rất chính đáng. Tương tự như vậy, có nhiều người dễ có tâm xả: những người mà bạn không biết hoặc không thực sự quan tâm. Nhưng khó để có tâm xả khi người bạn yêu đau khổ. Tuy vậy nếu bạn muốn phát triển các tính cao thượng, bạn cần phải bao gồm tất cả những người này trong phạm vi nhận thức của bạn để bạn có thể áp dụng các thái độ thích hợp bất cứ ở đâu và khi nào. Đây là điểm mà tấm lòng của bạn cần đến trí tuệ của bạn.

Thường xuyên hơn nữa, những thiền sinh tin rằng nếu họ có thể chỉ đơn giản thêm vào một chút hăng hái, một chút xúc cảm nồng nhiệt, trong việc thực tập pháp thượng nhân, thì thái độ của họ có thể trở thành vô lượng. Nhưng nếu có một điều gì đó bên trong bạn cứ khuấy động lên những lý do thích người này hoặt ghét người kia, sự thực tập của bạn bắt đầu cảm thấy không chân thật. Bạn tự hỏi ai là người mà bạn đang cố gắng che dấu. Hoặc, sau một tháng tận tụy thực tập, bạn vẫn cứ bực tức nghĩ hoài đến những người lái xe cắt ngang trước đầu xe bạn - không cần nói gì đến những người đã gây tổn hại nghiêm trọng cho thế giới.

Việc này cần đến trí tuệ. Nếu chúng ta nghĩ về tấm lòng (tâm) là phía của trí tuệ muốn có hạnh phúc, thì sự suy nghĩ (trí) là phía biết nhân quả thật sự diễn ra như thế nào. Nếu bạn có thể tìm được cách để cho tâm và trí hoà hợp như thế nào--hay nói cách khác, nếu trí của bạn có thể dành ưu tiên cho việc tìm kiếm những nguyên nhân cho hạnh phúc thật sự thì sự đào tạo có một trí tuệ sáng suốt có thể tiến xa.

Đây là lý do tại sao Đức Phật đã dậy các pháp thượng nhân trong bài giảng giáo pháp về trí tuệ: nguyên tắc nhân quả được diễn giải trong nghiệp và trong tiến trình hình thành của những cảm xúc trong thân và tâm. Càng suy nghĩ nhiều đến lời giảng dạy này chúng ta càng có nhiều lòng tin vào sự phát triển những hành xử cao cả. Sự hiểu biết về nghiệp giúp giải thích những gì chúng ta đang thực hiện để phát triển pháp thượng nhân và giúp giải thích tại sao khởi đầu chúng ta làm như thế. Sự hiểu biết về việc hình thành giúp giải thích bằng cách nào mà chúng ta có thể dùng trái tim con người để biến thành nơi cư trú của Phạm Thiên.

Việc giảng dạy về nghiệp bắt đầu với các nguyên tắc là con người trải qua hạnh phúc và phiền muộn dựa trên sự kết hợp chủ ý trong quá khứ và hiện tại của họ. Nếu chúng ta hành động với chủ ý bất thiện hoặc cho bản thân hoặc cho người khác, chúng ta sẽ bị khổ đau. Nếu chúng ta hành động với chủ ý thiện, chúng ta sẽ đạt được sự hạnh phúc. Vì vậy, nếu chúng ta muốn được hạnh phúc, chúng ta phải luôn luôn giữ tâm ý trong các thiện pháp. Đây là lý do đầu tiên để phát triển các pháp thượng nhân: như vậy chúng ta có thể thực hiện ý nguyện của chúng ta với đầy niềm tin.

Một số người nói rằng từ tâm vô lượng đến với chúng ta một cách tự nhiên, rằng Phật tánh của chúng ta -- thật sự là từ bi. Nhưng Đức Phật Ngài không bao giờ nói gì về Phật tánh. Cái mà Ngài đã nói là các tâm trí của con người thì dao động hơn là thế giới của các loài động vật. Chúng ta có khả năng làm bất cứ điều gì. Vậy thì chúng ta sẽ làm gì với khả năng này?

Chúng ta có thể làm -- và chúng ta đã từng làm -- hầu hết mọi thứ, nhưng một điều mà Đức Phật thừa nhận tổng quát là tận trong thâm tâm của chúng ta, chúng ta muốn dùng trọn vẹn khả năng này để tạo ra hạnh phúc Vì vậy, bài học đầu tiên của nghiệp là nếu bạn thật sự muốn hạnh phúc bạn không thể tin rằng trong thâm tâm của bạn biết việc nào đúng để làm, vì việc này nó sẽ tạo ra tánh tự mãn. Chủ ý bất thiện sẽ tràn ngập, và ngay cả bạn cũng không nhận ra nó. Thay vào đó, bạn có thể lưu ý để nhận ra ý định bất thiện đang có, và chỉ hành xử những thiện pháp mà thôi. Phương cách để bảo đảm rằng bạn sẽ tỉnh thức là mang ước muốn của bạn truyền bá khắp nơi.

Bài học thứ hai của nghiệp là cũng giống như bạn là kiến trúc sư sáng tạo ra hạnh phúc và đau khổ của riêng bạn, và những người khác là kiến trúc sư của chính họ. Nếu bạn thực sự muốn họ được hạnh phúc, bạn không chỉ đối xử họ tế nhị. Mà bạn cũng cần họ học cách tạo những nhân gây ra hạnh phúc. Nếu bạn có thể, bạn cần chỉ dẫn họ cách thế nào để làm điều đó. Điều này là tại sao bố thí pháp -- bài học làm thế nào để làm tăng trưởng hạnh phúc thật sự - là sự bố thí lớn nhất.

Trong ví dụ nổi tiếng nhất Ðức Phật Ngài như thế nào để thể hiện trạng thái tâm từ vô lượng, Ngài không những chỉ thể hiện sự mong muốn sau đây cho hạnh phúc chung:

Mong tất cả những ai,

Hữu tình có mạng sống,

Kẻ yếu hay kẻ mạnh,

Không bỏ sót một ai,

Kẻ dài hay kẻ lớn,

Trung, thấp,

loài lớn, nhỏ.

Loài được thấy, không thấy,

Loài sống xa, không xa,

Các loài hiện đang sống,

Các loài sẽ được sanh,

Mong mọi loài chúng sanh

Sống hạnh phúc an lạc.

Ngài đã cho biết thêm một mong muốn rằng tất cả chúng sanh không thể hiện những nguyên nhân đó sẽ dẫn chúng vào bất hạnh:

Mong rằng không có ai, Lường gạt lừa dối ai,

Không có ai khinh mạn, Tại bất cứ chỗ nào.

Không vì giận hờn nhau, Không vì tưởng chống đối.

Lại có người mong muốn, Làm đau khổ cho nhau.

Sn 1.8

Vì vậy, nếu bạn dùng trí tưởng tượng là một phần của sự thực tập tâm từ của bạn, đừng hình dung con người một cách đơn giản qua nụ cười, qua sự giàu sang và qua sự vồn vã chung quanh. Hãy hình dung họ qua cách hành xử, qua lời nói, và qua các thiện ý của họ. Nếu hiện tại họ đang hành xử theo ý đồ bất thiện, hãy hình dung rằng họ đang sửa đổi cách thức. Rồi bạn hãy cư xử thuận theo sự tưởng tượng này nếu có thể.

Nguyên tắc tương tự được áp dụng với tâm bi và tâm hỉ. Tìm hiểu để cảm thấy tâm bi không chỉ cho những người đã đau khổ, mà còn cho những ai đang có các hành động bất thiện pháp sẽ dẫn đến đau khổ trong tương lai. Điều này có nghĩa, nếu có thể, cố gắng ngăn cản họ làm những điều đó. Và tìm hiểu để cảm thấy tâm hỉ không chỉ cho những người đã được hạnh phúc, mà còn cho những ai có hành động thiện sẽ dẫn đến hạnh phúc trong tương lai. Nếu bạn có cơ hội, khuyến khích cho họ như vậy.

Nhưng bạn cũng phải nhận ra rằng không cần biết là phạm vi của những cảm xúc vui tươi này vô lượng như thế nào, nhưng hiệu quả của nó rồi cũng sẽ tiến đến giới hạn. Nói cách khác, bất kể tâm từ hay tâm bi của bạn có thể mạnh như thế nào, nhưng cũng có những ranh giới dành cho những người có hành động bất thiện trong quá khứ và những người không thể hoặc sẽ không thay đổi cách hành xử của họ trong hiện tại. Ðây là lý do tại sao bạn cần sự bình tâm để kiểm điểm lại thực chất của bạn. Khi bạn va chạm phải các trường hợp khó khăn mà bạn không thể được trợ giúp, bạn hãy tập sao cho không buồn bực. Hãy suy nghĩ về tính chất chung cơ bản của nghiệp: nó được áp dụng cho tất cả mọi người bất kể bạn thích chúng hay không. Ðiều đó đặt bạn vào một vị trí nơi bạn có thể nhìn thấy rõ hơn những gì có thể thay đổi, ở đâu bạn có thể được trợ giúp. Nói cách khác, tâm xả không phải là một sự chấp nhận bao trùm mọi thứ. Đó là một công cụ để giúp bạn phát triển để phân biệt các loại đau khổ nào bạn phải chấp nhận và cái nào bạn không chấp nhận.

Thí dụ, trong gia đình của bạn có người nào có thể bị bịnh nhũng não (Alzheimer là một chứng bịnh óc làm mất trí nhớ, thường xảy ra ở những người lớn tuổi) Nếu bạn buồn bực về sự kiện của bệnh, là bạn đang hạn chế khả năng giúp đỡ chân thật. Để có hiệu quả hơn, bạn phải hành xử trầm tỉnh như là phương cách buông bỏ những gì bạn muốn thay đổi và tập trung hơn vào những gì có thể thay đổi ngay trong hiện tại.

Bài học thứ ba từ nguyên tắc của nghiệp là phát triển các pháp thượng nhân cũng có thể giúp giảm thiểu các kết quả của những hành động xấu trong quá khứ của bạn. Ðức Phật giải thích điểm này bằng cách so sánh: Nếu bạn bỏ một cục muối vào một ly nước, bạn không thể uống nước trong ly đó. Nhưng nếu bạn bỏ cục muối đó xuống sông, sau đó bạn có thể uống nước ở sông, bởi vì con sông này chứa rất nhiều nước hơn số lượng muối đó. Một khi bạn phát triển bốn phạm trú, tâm trí của bạn cũng giống như giòng sông. Sự phát triển những hành vi thiện này trong hiện tại được phát huy rộng đến nỗi tất cả những quả của các hành động xấu trong quá khứ xuất hiện, bạn hầu như không nhận biết chúng.

Sự hiểu biết đúng đắn về nghiệp cũng giúp để điều chỉnh ý tưởng sai lầm rằng nếu người ta đang đau khổ là họ đáng bị đau khổ, do vậy thì không cần để ý tới. Khi bạn bắt gặp mình suy nghĩ trong những ý nghĩ đó, bạn phải giữ bốn nguyên tắc trong tâm trí.

Trước tiên, hãy nhớ rằng khi bạn nhìn vào một người, bạn không thể thấy tất cả các chủng tử của nghiệp từ những hành động quá khứ của họ. Họ có thể gặp những quả của những hành động xấu trong quá khứ, nhưng bạn không biết khi nào các chủng tử đó sẽ ngừng nảy mầm. Cũng vậy, bạn không có khái niệm gì về những chủng tử khác, nhưng bất cứ khả năng tiềm ẩn kỳ diệu nào, rồi cũng sẽ đâm chồi nẩy lộc.

Có một câu Phật ngôn truyền tụng trong một số giới Phật tử rằng nếu bạn muốn xem những gì một người đã hành động trong quá khứ, bạn hãy nhìn vào tình trạng hiện tại của hắn; nếu bạn muốn xem tình trạng tương lai của anh ta, bạn nhìn vào các hành động hiện tại của hắn. Đây là yếu tố cơ bản, tuy nhiên, dựa trên một sự nhận thức sai lầm cơ bản: rằng mỗi chúng ta từng có một tài khoản nghiệp, và những gì chúng ta nhìn thấy trong hiện tại là dòng lưu chảy cân bằng trong tài khoản của mỗi người. Trên thực tế, lịch sử nghiệp của con người không có một tài khoản đơn độc. Nó bao gồm những chủng tử khác nhau đã tạo ở nhiều nơi thông qua các hành động khác nhau mà chúng ta đã thực hiện trong quá khứ, mỗi chủng tử chín mùi ở mức riêng của mình. Một số các chủng tử đã nảy mầm và biến mất, một số đang mọc bây giờ, một số sẽ gặt trong tương lai. Điều này có nghĩa là hiện trạng của một người phản ánh chỉ một phần nhỏ của những hành động quá khứ của mình. Đối với các chủng tử khác, bạn không thể nhìn thấy tất cả chúng.

Điều phản ảnh này giúp bạn khi phát triển tâm bi, vì nó nhắc nhở bạn rằng bạn không bao giờ biết khi nào có khả năng giúp ai có thể có hiệu lực. Hạt giống của hành động xấu trong quá khứ của người khác có thể là trổ ra ngay bây giờ, nhưng chúng có thể tan biến bất kỳ lúc nào. Cũng có thể bạn sẽ là người xuất hiện để giúp đỡ khi người kia sẵn sàng đón nhận sự trợ giúp.

Cùng một khuôn mẫu áp dụng cho tâm hỉ. Giả sử rằng người hàng xóm của bạn giàu có hơn bạn. Bạn có thể không có cảm xúc tâm hỉ cho anh ta vì bạn nghĩ rằng, Ông ấy đã khá giả, trong khi tôi vẫn đang gặp khó khăn. Tại sao tôi lại muốn ông ấy được hạnh phúc hơn nữa?" Nếu bạn thấy mình suy nghĩ trong những điều đó, hãy tự nhắc nhở mình rằng bạn không biết những chủng tử nghiệp của bạn đang có, bạn không biết những chủng tử nghiệp gì ông ta đang có. Có lẽ những chủng tử tốt của ông ta sắp tàn. Bạn có muốn chúng bị tàn bất kỳ nhanh hơn? Liệu hạnh phúc của ông ta có làm giảm cái hạnh phúc của bạn? Những loại thái độ đó là gì? Nó rất hữu ích để suy nghĩ trong những cách này.

Nguyên tắc thứ hai cần lưu ý là, trong việc giảng dạy của Đức Phật, không có câu hỏi về "đáng" hạnh phúc hoặc "đáng" đau khổ của con người. Đức Phật chỉ đơn giản nói rằng có những hành động dẫn đến niềm vui và hành động dẫn đến khổ đau. Nghiệp không thiên vị người nào; nó chỉ đơn giản là một vấn đề của những hành động và kết quả. Người tốt cũng có thể có một số hành động xấu đã trôi qua trong quá khứ. Người đáng ghê tởm cũng có thể đã làm được những điều đáng ca tụng. Bạn không bao giờ biết được. Vì vậy, không có câu hỏi về một người là xứng đáng hay không xứng đáng được hạnh phúc hoặc khổ đau. Đó đơn giản là nguyên tắc hành động có kết quả và và rằng cái bạn trải qua trong hiện tại hạnh phúc và khổ đau là kết quả kết hợp của những hành động quá khứ và hiện tại. Bạn có thể có một số hành động bất thiện trong quá khứ của bạn, nhưng nếu bạn học tập sự suy nghĩ với tâm thiện khi có những hành động mang quả trong hiện tại, bạn không phải gánh chịu sự đau khổ.

Nguyên tắc thứ ba áp dụng cho các câu hỏi liệu những người đau khổ có "xứng đáng" với lòng từ bi của bạn không. Đôi khi bạn được nghe rằng tất cả mọi người xứng đáng lòng từ bi của bạn bởi vì họ đều có Phật-tánh. Nhưng điều này bác bỏ các lý do chính để phát triển lòng từ bi như một phạm trú trong nhiệm vụ đầu tiên: Bạn cần phải phát huy tâm bi đến mọi vật để bạn có thể vững tin vào mục đích của bạn. Nếu bạn coi tâm bi của bạn quý giá đến nỗi chỉ có Đức Phật mới xứng đáng với nó, bạn sẽ mất lòng tin khi gặp phải những người luôn luôn có hành động ác.

Đồng thời, bạn phải nhớ rằng con người không ai có một nghiệp quá khứ hoàn toàn trong sạch, nên bạn không thể dùng sự tinh khiết của một người làm căn bản cho tâm bi của bạn. Một số người chống lại ý tưởng rằng, họ nói, trẻ em sinh ra trong vùng chiến tranh, chịu sự đau khổ từ những sự tàn bạo và bị bỏ đói, là do cái nghiệp. Nó có vẻ vô tâm, họ quy tội cho nghiệp từ những đời sống trong quá khứ. Hãy suy nghĩ rằng, chỉ vô tâm ở đây, là sự khẳng định giàu lòng bi mẫn bất kỳ người ta vô tội trong bất kỳ việc làm sai trái nào. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải thích hoặc ngưỡng mộ một ai đó để có lòng bi mẫn cho người đó. Tất cả bạn phải làm là muốn cho người đó để được hạnh phúc. Bạn càng có thể phát triển thái độ này hướng tới những người bạn biết có sự cư xử không tốt, bạn càng có thể tin tưởng mục đích của bạn trong mọi tình huống.

Ðức Phật minh hoạ điểm này với một hình ảnh tương tự: Ngay cả khi kẻ cướp tấn công bạn và cưa tay chân của bạn với cái cưa hai đầu nắm , bạn hãy có cảm giác tâm từ bắt đầu với họ và sau đó lan rộng để bao gồm toàn thế giới. Nếu bạn giữ sự suy diễn này trong tâm trí, nó giúp bảo vệ bạn tránh khỏi những hành động bất thiện, cho dù có bị khiêu khích đến thế nào đi nữa.

Nguyên tắc thứ tư để nhớ mối quan tâm đến nghiệp chướng bạn đang tạo ngay bây giờ trong sự phản ứng với niềm vui và nỗi khổ đau của người khác. Nếu bạn bực bội với hạnh phúc của người khác, một ngày nào đó khi bạn nhận được hạnh phúc sẽ có ai đó bực bội với hạnh phúc của bạn. Bạn có muốn điều đó không? Hoặc bây giờ nếu bạn không biết thương xót những người đau khổ, một ngày nào đó bạn có thể phải đối mặt với cùng một loại đau khổ. Bạn có muốn mọi người nhẫn tâm với bạn không? Hãy luôn nhớ rằng những phản ứng của bạn là một hình thức của nghiệp chướng, do đó phải chú ý để tạo các loại nghiệp cho những quả mà bạn mong muốn.

Khi bạn nghĩ trong những cách đó bạn thấy rằng nó thực sự là bạn quan tâm đến việc phát triển các pháp thượng nhân trong mọi tình huống. Vì vậy, câu hỏi là, làm thế nào để bạn làm điều đó? Đây là một khía cạnh khác của lời Phật dạy về vai trò của nhân quả: Lời giảng của Ngài về cách tôi luyện, hoặc cách thức bạn tạo thành kinh nghiệm.

Sự tạo nghiệp gồm có ba loại: thân, khẩu, và ý. Thân tạo ra do sự biểu lộ qua hơi thở. Khẩu tạo ra do những suy nghĩ và những phán xét đối với các sự vật--lời nói trong tâm của bạn. Trong Pali, những sự suy diễn hay lời diễn giải được gọi là giác -- sự suy nghĩ trực tiếp, và giác, sự ước lượng. Ý tạo ra là nhận thức và cảm xúc: ý giúp bạn phân loại trong việc ứng dụng cho những sự vật, và những cảm xúc về sự hài lòng, khổ đau, hoặc không hài lòng cũng không khổ đau mà bạn cảm giác về chúng.

Bất kỳ mong muốn hay cảm xúc được tạo thành ba loại của sự tạo nên. Nó bắt đầu với những suy nghĩ và sự nhận thức, và sau đó nó được đưa vào thân của bạn thông qua cách bạn biểu lộ, Đây là lý do tại sao những cảm xúc có vẻ như "bạn" rất thực tế, rất khẳng định, rất chân thật. Tuy nhiên, như Đức Phật điểm ra rằng, bạn đồng hóa với những điều này bởi vì bạn tạo ra chúng trong vô minh: bạn không biết những gì bạn đang làm, và bạn bị quả khổ đau. Nhưng nếu bạn có thể tạo những cảm xúc của bạn với những kiến thức, chúng có thể là hình thức một con đường đạo để diệt khổ đau. Và hơi thở là một nơi tốt để bắt đầu.

Ví dụ, nếu bạn đang cảm thấy tức giận về ai đó, hãy tự hỏi, Tôi thở như thế nào ngay bây giờ? Làm thế nào tôi có thể thay đổi cách biểu lộ để cơ thể của tôi có thể cảm thấy thoải mái hơn? Sự tức giận thường gây ra cảm giác khó chịu trong cơ thể, và bạn cảm thấy bạn phải thoát ra khỏi nó. Những cách phổ biến của các loại bỏ nó có hai, và cả hai đều là bất thiện pháp: hoặc là bạn kềm chế nó, hoặc bạn cố gắng để bộc phát nó ra khỏi cơ thể của bạn bằng cách bộc lộ ra bằng lời và bằng hành động của bạn.

Vì vậy, Đức Phật cung cấp cách thứ ba, con đường thiện pháp hơn: Hít thở xuyên qua sự khó chịu của bạn và hòa tan nó đi. Hãy để hơi thở tạo cảm giác thân thể thanh thản và sung mãn, và cho phép những cảm xúc đó thấm vào trong toàn bộ cơ thể của bạn. Điều này giúp dễ dàng làm tâm thoải mái với tư cách tốt. Khi bạn điều hành từ một cảm giác thoải mái, nó dễ dàng hơn để nhận thức thiện pháp như bạn đánh giá phản ứng của mình vào vấn đề mà bạn đang phải đối mặt.

Ở đây là sự tương tự của một cục muối là một nhận thức quan trọng để giữ trong tâm trí, vì nó nhắc nhở bạn nhận thấy tình hình về nhu cầu của bạn cho tâm từ của riêng bạn để bảo vệ chính bạn thoát khỏi nghiệp xấu. Một phần của sự bảo vệ này là tìm những điểm tốt của người bạn đang giận dữ. Và để giúp đỡ với sự nhận thức này, Ðức Phật quy định một đồ họa tương tự thậm chí nhiều hơn để nhắc bạn về lý do tại sao phương pháp tiếp cận này không phải chỉ là tính giàu tình cảm: Nếu bạn thấy một người đối với bạn bằng ngôn ngữ và hành động thô lỗ của ông, nhưng ngay trong khoảnh khắc của tánh lương thiện và tâm từ, nó như là bạn đang đi bộ xuyên qua sa mạc--nóng nực, rung sợ, khát nước--và bạn đi ngang qua một dấu chân bò với một ít nước trong nó. Bây giờ bạn phải làm gì? Bạn không thể múc nước với bàn tay của bạn bởi vì rằng nó sẽ có lẫn sình. Thay vào đó bạn sẽ khum xuống trên bàn tay và đầu gối của bạn, và rất cẩn thận húp nước.

Nhận xét về vị trí của bạn trong hình ảnh này. Nó có vẻ làm mất phẩm giá về việc miệng bạn ở sát đất như thế này, nhưng hãy nhớ: Bạn đang rung lên vì khát nước. Bạn cần nước. Nếu bạn chỉ tập trung vào những điểm xấu của người khác, bạn sẽ cảm thấy bị áp bức nhiều hơn với cái nóng và sự khát. Bạn sẽ nhận lấy sự đắng cay về nhân loại và thấy không cần phải đối xử nó tốt.. Nhưng nếu bạn có thể thấy sự tốt đẹp trong những người khác, bạn sẽ tìm thấy nó dễ dàng hơn để đối xử họ trong thiện pháp. Điểm tốt của họ giống như nước cho trái tim của bạn. Bạn cần phải tập trung vào chúng để nuôi dưỡng lòng tốt của riêng bạn bây giờ và trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu người bạn đang tức giận về phẩm chất không tốt ở tất cả, thì Đức Phật khuyên những nhận thức khác: Hãy nghĩ rằng người đó như là một người lạ bị bệnh mà bạn đã tìm thấy ở bên đường, không có sự giúp đỡ nào. Bạn phải có tâm bi cho anh ta và làm bất cứ điều gì bạn để có thể đưa anh ta đến sự an toàn của những tư tưởng thiện, lời nói và hành động.

Những gì bạn đã thực hiện ở đây là dùng lời nói thiện--suy nghĩ và lượng giá về hơi thở--để biến hơi thở thành một cơ chế thiện pháp. Điều này lại tạo ra một trí tuệ lành mạnh--cảm giác thoải mái--điều đó làm cho nó dễ dàng hơn để trong ý nghĩ nhận thức rằng có thể phá hủy hành vi bất thiện pháp và xây dựng mối xúc cảm của thiện pháp ở trong đó.

Đây là cách chúng ta sử dụng kiến thức của chúng ta về nghiệp và cấu tạo để hình thành những cảm xúc của chúng ta theo hướng chúng ta muốn--đó là lý do tại sao giáo pháp trí tuệ thật cần thiết ngay cả trong các vấn đề tình cảm. Đồng thời, bởi vì chúng ta quá nhạy cảm trong việc để hơi thở giữ vai trò chế ngự cảm xúc, chúng ta có thể thực hiện một sự thay đổi chân thực trong cơ thể chúng ta cảm giác như thế nào về vấn đề này. Chúng ta không giả vờ. Thay đổi của tâm chúng ta trở nên hoàn toàn thể hiện, thực sự cảm thấy.

Điều này giúp làm giảm cảm giác đạo đức giả mà đôi khi có thể bao phủ sự rèn luyện các phạm trú. Thay vì từ chối cảm xúc ban đầu của chúng ta về sự tức giận hoặc căng thẳng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bưng bít chúng với một khối lượng của cái gì hấp dẫn nhưng hư huyễn, chúng ta thực sự có được chặt chẽ hơn trong việc liên lạc với họ và học cách khéo léo phục hồi tình trạng chúng.

Thông thường chúng ta nghĩ rằng tìm đến những cảm xúc của chúng ta là một phương tiện để nhận chân chúng ta thực sự là người như thế nào.--mà chúng ta đã từ bỏ bản chất thật sự của chúng ta, và rằng bằng cách tìm lại những cảm xúc của chúng ta, chúng ta sẽ kết nối lại với danh tính thực sự của chúng ta. Nhưng những cảm xúc của bạn không phải là bản chất thật sự của bạn; Chúng cũng chỉ được chế tạo như bất cứ điều gì khác. Bởi vì chúng được chế tạo, nên vấn đề thực sự là tìm hiểu cách chế tạo chúng sao cho khéo léo, để chúng không dẫn đến trở ngại và thay vào đó có thể dẫn đến sự vui vẻ đáng tin.

Hãy nhớ rằng những cảm xúc làm cho ta phản ứng. Chúng là con đường dẫn đến nghiệp tốt hay xấu. Khi bạn nhìn chúng như là con đường, bạn có thể biến chúng thành một con đường bạn có thể tin tưởng. Khi bạn đã biết cách tiêu hủy các cảm xúc sân hận, nhẫn tâm, oán giận, và tuyệt vọng, và tái tạo lại phạm trú ở vị trí của chúng, bạn không chỉ đơn giản là đạt được một trái tim vô lượng. Bạn đạt tới mức chuyên nghiệp trong việc thực hành các tiến trình chế tạo. Như Ðức Phật nói, sự tinh thông đó đầu tiên dẫn tới tình trạng tập trung vững chắc và an lạc. Từ đó nó có thể đặt ra tất cả các yếu tố của con đường dẫn đến các mục tiêu do Đức Phật dạy, dù là cho trí tuệ hoặc cho tấm lòng: hạnh phúc toàn bộ của niết bàn, sự thật tuyệt đối.

Cái mà đơn giản là cho thấy rằng nếu bạn để trí tuệ của bạn và tấm lòng của bạn hòa hợp lẫn nhau, chúng có thể hỗ trợ nhau để tiến lên thật xa. Trái tim của bạn cần sự trợ giúp của trí tuệ của bạn để phát sinh và hành xử trên nhiều cảm xúc thiện. Trí của bạn cần trái tim của bạn để nhắc nhở bạn những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống là chấm dứt đau khổ. Khi chúng thuần thục trong cách làm việc cùng nhau, chúng có thể làm cho tâm trí con người của bạn thành một phạm thiên vô lượng tâm. Và nhiều hơn nữa: Họ có thể nắm vững các nguyên nhân tạo hạnh phúc cho tới điểm chung vượt qua chính mình, đạt đến một chiều hướng vô nguyên mà đầu óc không thể nào nghĩ đến được, và đạt đến một hạnh phúc thật đến nỗi trái tim không còn có nhu cầu mong muốn nữa.

 

 

Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Trong Tháng Mười

Đầu trang