Trở về trang dieuphap.com 

Trở về trang Đề Án Trong Tháng

jpg (8936 bytes)


...... ... .

Con Đường Diệt Khổ
(The Noble Eightfold Path - The Way to the End of Suffering)
Bhikkhu Bodhi
Minh Hạnh & Nguyễn Văn Hoà, Việt dịch

 

Việc tìm kiếm hướng đi tinh thần được khởi nguồn từ nổi khổ đau. Việc tìm kiếm này không bắt đầu với hào quang và huyền thoại, nhưng với những chịu đựng đau đớn, thất vọng, và hỗn loạn thật khó khăn. Tuy nhiên, vì đau khổ đã sinh ra việc tìm kiếm một hướng đi tinh thần cao thượng, nên thành quả tạo ra phải hơn hẳn những gì bổng dưng nhận được mà không bỏ công gắng sức. Phải có một điều gì thúc đẩy nhận thức nội tại, phải có một thức tỉnh xuyên thấu qua tính dễ hài lòng vốn có sẳn trong cuộc sống chúng ta khi phải đối diện với những điều bất an xảy đến. Khi ánh sáng tinh thần này bắt dầu tỏa chiếu, dù chỉ trong một thóang, nhưng cũng đủ để cơn khủng hoảng sâu xa được lắng chìm. Ánh sáng này làm đảo lộn tất cả mục tiêu và giá trị quen thuộc, đả kích thành kiến thông thường của chúng ta, để lại cho chúng ta nổi bất mãn khó chịu với những niềm vui trước kia.

Điều đầu tiên thay đổi như vậy thông thường không được hoan nghênh. Chúng ta cố gắng phủ nhận cái nhìn của chúng ta và tình trạng nghi ngờ phủ kín; chúng ta vùng vẫy xua đuổi sự không vừa lòng để đeo đuổi cái mới. Nhưng ngọn lửa của sự thẩm tra, một lần ánh sáng, tiếp tục đốt cháy, và nếu chúng ta không cho phép tự mình quét đi bởi sự thiển cận điều chỉnh lại hay bẻ cong lại vào trong sự vá víu qua loa sự lạc quan của chúng ta, cuối cùng khái niệm mơ hồ đầu tiên của sự giác ngộ sẽ bừng sáng, mặt khác đối diện với hoàn cảnh cần thiết. Nó chính xác tại điểm đó, với tất cả lối thoát ra đã bị bế tắt, cái mà chúng ta sẵn sàng tìm kiếm đường lối để thoát ra khỏi sự băn khoăn lo lắng. Không bao lâu chúng ta có thể tiếp tục trôi dạt xuyên qua đời sống, trôi giạt mù quáng bởi sự khao khát cho cảm giác hài lòng và bởi áp lực của tiêu chuẩn xã hội đang thịnh hành. Sự đắm chìm thực tế đến gần chúng ta; chúng ta nghe tiếng gọi của sự kiên định hơn, nhiều hạnh phúc xác thật hơn, cho đến khi chúng ta đạt tới mục đích chúng ta không thể yên tâm toạt nguyện.

Nhưng ngay sau đó chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải đương đầu với điều khó khăn mới. Một khi chúng ta nhận ra sự cần thiết của hướng đi tinh thần chúng ta phát hiện ra rằng những lời giảng dạy tinh thần không có nghĩa là đồng nhất và tương hợp lẫn nhau. Khi chúng ta duyệt qua tủ sách tài sản tinh thần của nhân loại, cả thời xưa lẫn thời nay chúng ta không tìm thấy một chương sách đơn thuần nào, mà chỉ thấy những hệ thống tôn giáo và kỷ cương phức tạp mà mỗi cái đều tự coi là cao nhất, nhanh nhất, nhiều quyền lực nhất, hoặc là có giải pháp uyên thâm nhất để trả lời cho sự tìm kiếm tối hậu của mình. Đối diện với điều u ám này, chúng ta rơi vào sự nhầm lẫn là cố gắng ước lượng chúng - để giải quyết xem cái nào mới thật sự giải thoát, một giải pháp thật sự mà chúng ta cần, và cái nào là giải pháp lạc đề với những sai lầm đâu đó.

Đường lối của chúng ta để giải quyết điều khó khăn này một cách hữu hiệu là một đường lối không bị gò bó vào một nguồn tư tưởng (thuyết chiết trung): chọn lựa kỹ càng từ những truyền thống khác nhau cái nào có vẻ như phù hợp với những nhu cầu của chúng ta, sự kết hợp những sự tu tập khác nhau và những phương pháp kỹ thuật khác nhau vào trong một tổng hợp làm thoả mãn cá tính chúng ta. Vì vậy có người có thể kết hợp thiền Phật Giáo với những bài kinh tụng của đạo Hindu, những bài thánh kinh của đạo Tinh lành với điệu nhảy của Sufi, lời thánh kinh của đạo Jewish với rèn luyện thôi miên của Tây Tạng. Chủ thuyết chiết trung, tuy nhiên, dù cho đôi khi có hữu ích trong sự chuyển tiếp từ đời sống duy vật dẫy đầy trong thế giới tới một đời sống tinh thần khởi sắc, cuối cùng cũng chịu sự đổi thay. Trong khi chủ thuyết chiết trung có thể tạo nên sự yên tâm nửa vời, chủ thuyết này không được coi như là phương tiện truyền bá cuối cùng.

Có hai sự sai lầm tương quan nhau trong thuyết chiết trung, cuối cùng làm cho thuyết này không đứng vững, đó là sự lợi ích cho sau cùng không tương xứng. Thứ nhất là thuyết chiết trung bao gồm các truyền thống bất biến mà nó dựa vào. Những truyền thống tôn giáo cao xa tự chúng không đề xuất kỷ luật như là kỷ xảo riêng biệt có thể chọn lọc và kết hợp tự đó để bồi bổ cho cảm giác trong đời sống chúng ta. Họ phô bày chúng, hơn là một phần của toàn bộ, của cố kết ảo tưởng đối với tánh tự nhiên của thực tế và mục tiêu cuối cùng của sự truy tìm tinh thần. Tôn giáo truyền thống không phải là nguồn suối cạn mà người ta có thể nhúng ướt chân và rồi vội vã nhảy lui lên bờ. Nó là một giòng sông nước chảy cuồn cuộn có thể trọn vẹn phủ lên đời sống của con người, và nếu người ta thật sự muốn đi trên dòng sông đó, người ta phải đủ can đảm dấn thân trên con thuyền của mình tiến ra khơi thách thức cùng biển sâu.

Khuyết điểm thứ hai trong thuyết chiết trung xuất phát từ khuyết điểm đầu tiên. Vì sự rèn luyện tinh thần được xây dựng trên kiến thức dựa vào thực tế và thành quả tốt đẹp cuối cùng, những kiến thức này lại không tương hợp lẫn nhau. Khi chúng ta thẩm tra trung thực giáo lý của những truyền thống này, chúng ta sẽ tìm thấy những khác biệt to lớn trong phối cảnh sẽ biểu lộ ra thật rõ ràng, những khác biệt đó không thể dễ dàng bỏ qua như những cách chọn lựa khác để nói lên cùng một sự việc. Đúng hơn, những khác biệt này chỉ ra những kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau phối hợp tạo nên mục tiêu tối thượng và con đường phải được đi qua để đạt đến mục tiêu đó.

Cho nên, vì những khác biệt trong tư tưởng và thực hành nên đã có những truyền thống tinh thần khác biệt đặt ra, một khi chúng ta quyết định bỏ được thuyết chiết trung và cảm thấy rằng mình sẵn sàng kiên quyết chọn lựa dấn thân vào một con đường riêng biệt, chúng ta sẽ thấy là đang đối đầu với sự thách thức trong việc chọn lựa một con đường để dẫn chúng ta đến giác ngộ và giải phóng thật sự. Một gợi ý để giải quyết tình trạng khó xử này là phải làm sáng tỏ mục tiêu căn bản của chúng ta, phải xác định điều mà chúng ta tìm kiếm trong con đường giải thoát chân thật. Nếu chúng ta suy nghĩ cẩn thận sẽ thấy rõ ràng rằng việc đòi hỏi chủ yếu là con đường đi đến diệt khổ. Tất cả mọi vấn đề khó khăn sau rốt đều có thể qui tụ vào sự khổ; thật vậy cái mà chúng ta cần là con đường chấm dứt "khổ", chấm dứt hoàn toàn và trọn vẹn. Cả hai từ ngữ đáng giá này thật rất quan trọng. Con đường phải dẫn đến sự diệt khổ hoàn toàn, tới điểm cuối cùng của sự đau khổ trong tất cả mọi hình thức của khổ đau, và phải dẫn tới điểm cuối cùng của đau khổ, ngừng hẳn mọi sự đau khổ.

Nhưng ở tại đây chúng ta lại gặp một câu hỏi khác. Như thế nào để chúng ta tìm được con đường như vậy - một con đường có năng lực dẫn chúng ta đến mức độ hoàn toàn và chấm dứt sự đau khổ? Cho đến khi chúng ta thực sự đi theo một con đường để tiến tới mục tiêu chúng ta không thể biết điều chắc chắn nó dẫn đến nơi đâu, và để đi theo một con đường tiến đến mục tiêu chúng ta phải đặt để trọn vẹn niềm tin trong thành quả của con đường đó. Sự theo đuổi của con đường tu tập tâm linh thì không giống như tuyển lựa bộ quần áo mới. Sự chọn lựa bộ quần áo mới chúng ta chỉ cần thử với con số của bộ quần áo, tự kiểm tra qua tấm gương, và chọn lựa bộ quần áo cái nào thật là có sức lôi cuốn. Nhưng sự chọn lựa con đường tu tập tâm linh thì gần như với việc kết hôn: là người muốn có người bạn đời cho đời sống của mình, là người mà tình bạn sẽ chứng tỏ đáng tin cậy và sáng như sao bắc đẩu trên nền trời ban đêm.

Đối diện với tình trạng mới khó xử này, chúng ta có thể nghĩ rằng đã đi tới chỗ bế tắc và kết luận rằng chúng ta không có gì để hướng dẫn ngoài thiển kiến cá nhân, nếu đó không là sự đoán mò. Tuy nhiên, sự lựa chọn cần thiết của chúng ta không mù quán và không sáng suốt như chúng ta tưởng tượng, bởi vì chúng ta cũng có một đường lối hướng dẫn giúp đỡ chúng ta. Từ đó con đường tu tập tâm linh thông thường có mặt trong khuôn khổ của giáo pháp, chúng ta có thể định giá sự hiệu lực của bất cứ đặc thù nào của con đường đạo bằng việc sưu tầm giáo pháp.

Để nghiên cứu vấn đề này chúng ta có thể xem xét lượng giá ba tiêu chuẩn sau:

1) Thứ nhất, giáo lý phải cho hình ảnh trọn vẹn và chính xác về sự khổ. Nếu hình ảnh của sự khổ đau đưa ra chưa đầy đủ hay có khuyết điểm, như vậy thì con đường được đặt ra rất có thể bị sai lầm, không có thể tạo ra một giải pháp thoả mãn. Đúng như bệnh nhân khó ở cần bác sĩ người có thể chuẩn đoán bệnh tình của ông ta, như vậy trong việc tìm kiếm sự giải thoát đau khổ chúng ta cần một giáo lý có thể tượng trưng cho tình trạng đáng tin tưởng trong điều kiện của chúng ta.

2) Thứ hai, tiêu chuẩn gọi là để phân tích chính xác của nguyên nhân gây nên sự đau khổ. Giáo lý không thể ngừng lại với cái nhìn tổng quát của triệu chứng bề ngoài. Giáo lý phải được thấm nhuần xuyên qua những triệu chứng của các căn nguyên, và để mô tả những căn nguyên này một cách chính xác. Nếu giáo lý đưa ra phân tích về căn nguyên sai lạc, thì sẽ làm việc tu tập không thành công.

3) Thứ ba, tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến con đường đạo. Nó quy định rằng con đường đạo mà giáo lý giảng dạy để tẩy trừ sự đau khổ tại căn nguyên. Có nghĩa là phải có giải pháp hay phương thức cắt bỏ sự đau khổ bằng cách trừ tiệt căn nguyên. Nếu thiếu phương thức san bằng giải pháp gốc rễ này, thì giá trị của nó cuối cùng là không. Đường đạo đưa ra cách thức có thể giúp đỡ giải tỏa mọi triệu chứng và làm cho chúng ta cảm thấy tất cả đều tốt; nhưng một người đau khổ với căn bệnh tuyệt chứng thì không thể chấp nhận một cuộc giải phẩu bên ngoài khi bên trong cơ thể gốc rễ của căn bệnh vẫn tiếp tục phát triển.

Để kết luận, chúng ta tìm kiếm ba điều kiện cần thiết cho giáo lý đề ra đòi hỏi đạo xác thực để chấm dứt khổ đau; thứ nhất, nó được đề ra hình ảnh hoàn toàn và chính xác của sự khổ; thứ hai, nó phải đưa ra sự phân tích chính xác của nguyên nhân gây nên khổ; và thứ ba, nó phải cho chúng ta phương pháp diệt trừ nguyên nhân của khổ

Đây không phải là để định giá kỷ luật tinh thần khác nhau theo như những tiêu chuẩn này. Điều quan tâm của chúng ta chỉ là với Giáo Pháp, lời giảng dạy của Đức Phật, và với giải pháp những lời giảng dạy này dạy về sự khổ. Lời giảng dạy đó phải liên hệ tới vấn đề này đó là chứng cớ rõ rệt từ bản chất tất nhiên của nó; nó được trình bày rõ ràng chính xác, chứ không phải là giáo điều được đặt ra về nguồn gốc và sự chấm dứt của sự vật liên hệ tới niềm tin, nhưng nó giống như một thông điệp của sự cứu nguy từ sự bị thống khổ để có thể thẩm tra lại trong chính kinh nghiệm tu tập của chúng ta. Song song với thông điệp đó là phương pháp thực hành, con đường dẫn đến sự diệt khổ. Đây là con đường Bát Chánh Đạo (ariya atthangika magga). Bát Chánh Đạo có giá trị ở mọi thực chất của giáo pháp của Đức Phật. Con đường đạo đó đã đưa Đức Phật đến giác ngộ, một giá trị toàn chân và đã đưa Ngài lên từ thân phận của một triết nhân thông thái và nhân từ đến bậc Thầy của nhân loại . Đối với môn đệ của Ngài Ngài là bậc ưu việt.

Trong Trung Bộ Kinh Ngài dạy rằng: "Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói, là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo, (MN 108)

Ngài lôi cuốn những người tìm kiếm chân lý với lời hứa hẹn và thách thức: "Các con phải tinh cần Chư Phật chỉ hướng dẫn Người thực hành thiền định Thoát thằng thúc ma quân (kinh Pháp Cú kệ 276)

Để hiểu rõ Bát Chánh Đạo như là phương tiện hữu hiệu có thể đưa tới sự giải thoát, chúng ta phải nghiên cứu Bát Chánh Đạo dựa theo ba tiêu chuẩn: Nhìn vào sự hành trì của Đức Phật về sự khổ, sự phân tích căn nguyên, và chương trình Ngài đưa ra để tu tập.

Sự Khổ

Đức Phật không chỉ đề cập đến nỗi khổ của con người một cách đơn thuần mà Ngài còn xem đó như một trong những vấn đề trụ cột trong việc thuyết giảng của mình. Ngài tạo ra Tứ Diệu Đế để gửi lời nhắn nhủ của mình rằng cuộc sống này luôn bị quấn lấy bởi một thứ gọi là dukkha. Một từ trong tiếng Phạn nghĩa là khổ nhưng nó còn sâu sắc hơn cả nổi đau về tâm trí và thể xác. Nó chỉ đến sự không thõa mãn cơ bản xuyên qua những kiếp sống của ta, những kiếp sống của tất cả ngoại trừ cõi Phật . Đôi khi sự không thể thỏa mãn này sinh ra phiền muộn, đau khổ, thất vọng hay tuyệt vọng, nhưng thường thì nó cứ lượn lờ tại ranh giới sự nhận thức của chúng ta như là một sự cảm nhận vô định về sự không hòan hảo về vạn vật, không bao giờ thỏa mãn sự mong dợi của chúng ta. Dukkha theo Đức Phật, thực chất chỉ là một vấn đề về tâm linh. Những vấn đề khác( những thắc mắc về vấn đề thần học và siêu hình đã làm rối loạn các tín đồ suốt hàng thế kỉ) Ngài chỉ đơn thuần không xét đến và xem như ‘không liên hệ đến sự giải thóat'. Những gì mà Ngài truyền dạy và nhắc đến chỉ là khổ và kết thúc sự khổ.

Đức Phật không chỉ dừng lại ở sự chung chung khái quát. Ngài hướng tới phơi bày những dạng khác nhau của cái khổ thể hiện, cái khả kiến và bất khả kiến. Ngài bắt đầu bằng cái gần nhất với nổi khổ dai dẳng vể thể xác trong cuộc sống như sinh, lão, bệnh, tử , tai nạn, thương tích và kể cả đói khát. Nó còn hiện diện cả trong nội tâm của ta về những vấn đề và sự việc bất mãn, trong nỗi đau khổ, giận dữ, thất vọng, và nỗi sợ bởi sự chia ly, bởi tình huống khắc nghiệt và sự thất bại. Cả ngay trong lúc mà chúng ta hạnh phúc, Đức Phật nói rằng ta vẫn không thể thóat khỏi nỗi khổ. Thực chất chúng ta chỉ cảm thấy hạnh phúc khi cảm xúc đó còn lưu lại, nhưng nó không thể nào tồn tại mãi mãi, cuối cùng rồi cũng sẽ kết thúc và khi đó sẽ để lại cho chúng ta cảm giác hụt hẫng. Phần lớn cuộc đời của chúng ta được giăng giữa sự thèm khát được hạnh phúc và nỗi sợ hãi sự đau đớn. Chúng ta trải qua những ngày chạy đuổi theo môt thứ và những ngày trốn tránh thứ khác, hiếm khi tận hưởng cảm giác bình yên, cảm giác thỏa mãn thực sự dường như luôn luôn nằm ngòai tầm với, dù chỉ ở ngay phiá bên kia chân trời. Để rồi đến phút cuối khi chúng ta chết đi, để lại cái danh mà chúng ta bỏ cả cuộc đời vun đắp, để lại sau lưng mọi thứ và mọi người mà chúng ta yêu quí.

Thế nhưng ngay cả khi chết đi, theo lời Đức Phật, cũng không thế kết thúc được cái khổ, bởi chu trình sống không dừng theo cái chết. Khi sự sống kết thúc ở nơi này với một người thì linh hồn, dòng nhận thức cá biệt lại ngay lập tức hình thành ở một nơi khác với với một thể xác khác. Nhu vậy, cái vòng luẩn quẩn lai cứ tiếp tục-sinh ra lớn lên rồi chết đi- bị chi phối bởi sự thèm khát được tồn tại. Đức Phật nói rằng "samsara" -sự luân hồi này là không có điểm khởi đầu. Nó không có điễm bắt đầu, không có nguồn gốc. Cho dù chúng ta có đi ngược lại thời gian bao xa ta cũng luôn tìm thấy những hình ảnh- kiếp trước của chúng ta- lang thang từ trạng thái tồn tại này sang trạng thái tồn tại khác.

Đức Phật mô tả nhiều cảnh giới mà sự tái sanh có thể diễn ra: cõi địa ngục, cõi ngã qủy, cõi người, cõi trời. Nhưng không có cõi nào có thể là nơi an trú cuối cùng. Đời sống tại tất cả các cõi đều đi đến kết thúc. Nó thì không vĩnh hằng và vì vậy được đánh dấu bằng sự bất an đó là ý nghĩa sâu xa nhất của dukkha (khổ). Chính vì lí do này mà một khi đã muốn hướng tới sự kết thúc hòan tòan nỗi khổ, ta không thể thỏa mãn với bất cứ thành quả và trạng thái nào, mà phải cảm thấy được sự tự giải phóng khỏi vòng xoay chuyển bất định.

Nguyên Nhân Sanh Khổ

Một phương pháp tu luyện để chấm dứt hoàn toàn nỗi khổ cần phải lý giải cho được ngồn gốc sinh ra nó. Bởi lẽ khi muốn chấm dứt nổi khổ thì ta phải chấm dứt từ ngay gốc nơi sinh ra nó. Muốn tiêu trừ được nguyên nhân gây ra nổi khổ thì cần phải có một sự hiểu biết thấu đáo về bản chất của nó và cách thức sinh ra nỗi khổ, do vậy Đức Phật đã dành ra một phần rất lớn trong các bài truyền dạy của mình để làm sáng tỏ "sự thật về nguồn gốc của dukkha (nỗi khổ)". Nguồn gốc của nỗi khổ được cư ngụ chính ngay trong bản thân chúng ta, trong những cơn bệnh tật làm ảnh hưởng đến tâm linh, gây rối lọan tâm trí và ảnh hưởng đến các mối quan hệ với những người xung quanh và với cả thế giới xung quanh. Dấu hiệu của những bệnh tật này có thể nhận thấy trong ứng xử của chúng ta trong một vài trạng thái tâm bất thiện mà trong tiếng Phạn gọi là “kilesas”, thường được dịch là "cấu uế". Những cấu uế cơ bản nhất gồm bộ ba tham, sân, si. Tham (lobha) là những ham muốn của bản thân: ham muốn thỏa mãn và sở hữu, ham muốn được tồn tại, được thỏa mãn cái tôi trong quyền lực, địa vị và danh vọng. Sân (dosa) dùng chỉ những phản ứng tiêu cực thể hiện qua sự chối bỏ, quấy nhiễu, chỉ trích, hận, thù, tức giận và bạo lực. Si (moha) có nghĩa là sự u tối trong tâm thần: là một tấm vải dày của sự vô cảm bao bọc lấy khả năng nhìn rõ mọi việc.

Từ ba căn nguyên này sinh ra thêm nhiều cấu uế khác ­­- tự kiêu, ghen tị, tham vọng, thờ thẩn, gố ngược,…- và từ những cấu uế này, khổ đau đến với chúng ta dưới những hình thức khác nhau: trong cơn đau và sự hối hận, tiếc nuối, trong nỗi sợ hãi và bất hạnh, trong sự trôi dạt vô định giữa vòng sinh và tử. Do đó để giải thoát được khổ đau ta phải tiêu trừ được các cấu uế này. Tuy nhiên, tiêu trừ cấu uế phải được tiến hành một cách có phương pháp. Nó không thể đạt được một cách đơn giản bằng ý chí, bằng mong muốn lọai bỏ nó. Việc này phải được định hướng thông qua việc điều tra, nghiên cứu hẳn hòi. Ta phải tìm ra những cấu uế nào phụ thuộc và bằng cách nào nó tồn tại được trong bản thân ta và cắt đứt mọi sự hậu thuẫn cho nó.

Đức Phật dạy rằng tồn tại một cấu uế mà có thể sinh ra các cấu uế khác, một gốc mà bao gồm hết tất cả các cấu uế. Đó chính là vô minh (avijja). Vô minh không phải là một lỗ hổng nhỏ trong tri thức, sự thiếu hiểu biết về một vấn đề riêng biệt. Vô minh có thể xảy ra ngay cả với một sự hiểu biết rộng khắp về vạn vật và trong cách thức riêng của nó, nó có thể được coi là một sự khôn ngoan và tinh ranh cực độ. Được xem là nguồn gốc cơ bản của khổ đau, vô minh là sự uu mê bao lấy tâm trí. Đôi khi sự vô minh này họat động một cách thụ động, ít khi được nhận thức. Đôi khi nó lại giữ một vai trò chủ động, nó trở thành một kẻ bịp bợm ghê gớm gây ra những nhận thức và quan niệm méo mó mà tâm trí ta xem như là một sự thật về thế giới quang, không thể nhận ra rằng đây chỉ là những hư cấu do nó tạo nên.

Trong những quan niệm và nhận thức sai lệch này, ta tìm thấy mảnh đất để phú dưỡng cho các cấu uế. Tâm trí ta bắt lấy những dấu hiệu của khả năng đem lại sự sung sướng, chấp nhận nó qua những giá trị trước mắt và kết quả là hình thành nên “lòng tham”. Khao khát được thỏa mãn của chúng ta một khi bị kiềm chế sẽ sinh ra tức giận. Hoặc là chúng ta sẽ trằn trọc trong những mơ hồ, trong những đám mây mù của chúng ta, và kết quả là ta sẽ lạc trong ảo tưởng. Như vậy ta đã tìm ra nguồn gốc của khổ đau: vô minh sinh cấu uế, cấu uế sinh khổ đau. Cho đến khi chấm dứt sự tồn tại của tấm lưới nhân quả này thì chúng ta mới có thể thóat khỏi sự đe dọa của khổ đau. Chúng ta có thể tìm thấy được sự sung sướng và tận hưởng – sự sung sướng của xúc giác, của sự hài lòng giao thiệp, sự thoã mãn về tâm và trí. Tuy nhiên cho dù ta có được sung sướng bao chăng, có được thành công bao xa trong việc tiêu trừ nỗi đau, vần đề mấu chốt, cốt lõi trong tâm trí của chúng ta vẫn bất biến và chúng ta vẫn phải tiếp tục chuyển biến trong ranh giới của khổ đau.

Diệt trừ căn nguyên của khổ

Để thoát khỏi sự khổ đau hoàn toàn và cuối cùng chúng ta phải diệt trừ sự khổ đau từ căn nguyên, có nghĩa là diệt trừ vô minh. Nhưng làm như thế nào để diệt trừ sự vô minh? Câu trả lời được đưa ra rõ ràng là từ bản chất của sự đối nghịch. Vì lẽ rằng vô minh là tình trạng không hiểu biết sự vật đúng như sự thật của chúng, cái mà cần thiết là sự hiểu biết sự vật như sự thật của chúng. Không chỉ đơn thuần là sự hiểu biết đại khái, sự hiểu biết là một ý niệm, nhưng sự hiểu biết của giác quan, một sự nhận biết chính là sự nhìn thấy. Loại nhận biết này được gọi là kiến thức (pañña). Kiến thức giúp đỡ tu sửa lại việc làm méo mó của vô minh. Nó có khả năng làm chúng ta hiểu thấu sự vật như hiện thực chúng là, hiểu trực tiếp và hiểu ngay lập tức, khỏi cần phải hiểu xuyên qua quan niệm, quan điểm, và giả thuyết mà đầu óc chúng ta thường đặt ra để so sánh với hiện thực.

Để loại trừ vô minh chúng ta cần có trí tuệ, nhưng làm như thế nào thì đạt được trí tuệ? Bởi vì không thể nghi ngờ được sự hiểu biết về bản chất cặn kẽ của sự vật, trí tuệ không thể đạt được chỉ nhờ vào học lóm, nhờ vào lượm lặt và tích lũy một số sự kiện. Tuy nhiên, Đức Phật dạy, trí tuệ có thể tu dưỡng. Trí tuệ phát triển trong con người nhờ vào một số điều kiện, điều kiện mà chúng ta có khả năng để phát triển. Điều kiện này thực sự là yếu tố tinh thần, là những thành phần cấu tạo sự hiểu biết, chúng vừa vặn phối hợp nhau trong một hệ thống kiến trúc có thể gọi là con đường đạo trong ý nghĩa thực của ngôn từ: con đường vạch ra để dẫn đến mục tiêu. Mục tiêu ở đây là chấm dứt sự khổ, và con đường dẫn tới mục đích đó là Bát Chánh Đạo với tám yếu tố: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Đức Phật gọi con đường này là trung đạo (majjhima patipada). Con đường trung đạo là bởi vì nó tránh xa hai cực đoan, hai cố gắng sai lầm để đạt tới sự giải thoát sự khổ đau. Một con đường cực đoan là đắm chìm trong luyến ái, cố gắng đốt tan bất mãn nhờ vào thú vui vật chất. Đường lối này tạo ra sự vui thú, nhưng lạc thú tìm được lại rất thô tục, tạm thời, và trống rỗng trong sa đọa. Đức Phật công nhận rằng ham muốn khoái lạc có thể làm phiền khổ căng thẳng nhiều hơn trong tâm của con người, và Ngài đã nhận thức rõ ràng như thế nào là lòng ham muốn dính mắc của con người khi đắm chìm trong khoái lạc. Nhưng Ngài cũng đã hiểu biết rằng sự hài lòng đó thua xa hạnh phúc phát sinh từ sự buông bỏ, và do vậy Ngài giảng dạy nhiều lần rằng con đường đi tới cơ bản cuối cùng đòi hỏi sự từ bỏ lòng ham muốn dục lạc. Thật vậy Đức Phật mô tả sự nuông chiều theo lòng dục lạc như là "thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, tục, ti tiện, không dẫn đến mục tiêu giải thoát."

Con đường cực đoan kia là nỗ lực kiên trì trong lối tu tự hành xác, cố gắng để đạt tới sự giải thoát bằng cách làm đau đớn thân thể. Đường lối này có thể xuất phát từ khát vọng xác thực cho sự giải thoát, nhưng nó chỉ có hiệu quả trong phạm vi của một giả thuyết sai lầm điều đó kết quả đưa ra là tiêu tan nghị lực. Điều sai lầm là đã coi thân thể là một nguyên nhân của bệnh hoạn, trong khi nguồn gốc đích thực gây ra chướng ngại lại. nằm trong tâm - Tâm bị ám ảnh bởi tính tham lam, ác cảm và ảo tưởng. Để giải thoát tâm ra khỏi những nhơ bẩn này, nỗi đau đớn của thể xác không chỉ là vô ích mà lại còn tự chuốt lấy thất bại, vì nó đã làm suy yếu cái cơ thể cần có. Bởi vậy Đức Phật miêu tả cực đoan thứ hai như là "đau đớn, ti tiện, không dẫn đến mục tiêu giải thoát."

Khác xa hai đường lối cực đoan này là Bát Chánh Đạo, còn được gọi là con đường trung đạo, không mang ý nghĩa là con đường này được hình thành do sự tương nhượng, thêm bớt giữa hai con đường cực đoan, nhưng nằm trong ý nghĩa rằng con đường trung đạo này biến đổi cả hai cực đoan bằng cách loại bỏ những sai lầm hàm chứa trong mỗi cực đoan. Con đường trung đạo tránh xa cực đoan sống theo khát vọng, nhờ nhận thức được sự vô ích của dục vọng và nhờ dồn mọi nghị lực vào viêc buông bỏ. Lòng khao khát và thú nhục dục, khác xa với ý nghĩa của hạnh phúc, là căn nguyên của đau khổ phải được buông bỏ vì đó là điều kiện cần thiết của sự giải thoát. Nhưng việc tu tập để buông bỏ không bắt buộc phải làm cho thân thể đau đớn. Nó cốt ở việc tu dưỡng tinh thần, và điều này cần có một thân thể phù hợp, thân thể cường tráng giúp cho nội tâm sáng suốt. Thật vậy cơ thể phải được trông nom chăm sóc cẩn thận, được giữ cho tráng kiện, trong khi khả năng phát triển tinh thần phải được huấn luyện để phát sinh ra giác ngộ. Đó là con đường trung đạo, là Bát Chánh Đạo, là cái "tạo ra nhãn quan, ta.o ra kiến thức và dẫn tới an lạc, dẫn tới trí tuệ, tới giác ngộ, tới Niết-Bàn.”


 

 




 

Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Trong Tháng Mười

Đầu trang