Insight Meditation

Thap Nhi Nhan DuyenTara Tulku, Rinpoche

Tạp chí Porabola phỏng vấn Ngài Tara Tulku Rinpoche về đi hành hương như thế nào để được hưởng phước báu.

NƠI CƯ TRÚ MỚI

 

Việt dịch: Minh Hạnh

.

 

Ngài Tara Tulku, Rinpoche sanh tại Khams, miền đông nước Tây Tạng, năm 1927, khi một tuổi, Ngài được công nhận là vị trụ trì của tu viện Sendru Monastery tái sanh. Khi Ngài 3 tuổi thì được tu tập tại tu viện Sendru. Vào năm 1940 Ngài được nhận vào tu viện Drepung Monastery, một tu viện lớn nhất của Tây Tang, với 10 ngàn tu sĩ tu học tại đây. Tại đây Ngài được công nhận là cử nhân của cả 5 lãnh vực Phật học vào tuổi 29--với tuổi này thì Ngài còn quá trẻ để đạt được. Ngài được huấn luyện cao cấp của tu viện Gywoto Tantric Monastery, Ngài ở đây cho đến khi cộng sản Trung Hoa xâm chiếm--Ngài là vị tu sĩ cuối cùng được đào tạo hoàn tất tại đất nước của mình.

Thảm hoạ to lớn của năm 1959 tàn sát nhiều người của tu viện Gywoto Tantric Monaster, 500 tu sĩ mà chỉ có bảy mươi vị trốn thoát. Sau đó tu viện được xây dựng lại tại Ấn Độ, do Ngài Tara Tulku đã dẫn dắt nó trong sự gian truân để xây dựng lại. Chín năm làm trụ trì. Gần đây, Đức Dalai Lama bổ nhiệm Ngài dạy Phật Pháp cho những Phật tử phương Tây tại tu viện Tây Tạng ở Bồ Đề Đạo Tràng, và nhiều năm qua Ngài đã giảng dạy tại Mỹ ở hai nơi là Henry R. Luce Professor of Comparative Religious Ethics tại Amherst College trong Amherst, Massachusetts, và học sinh cư trú tại the American Institue cho các Phật tử tại Amherst.

Cuộc phỏng vấn diễn ra tại nhà của Robert A.F. Thurman, vị giáo sư về tôn giáo tại đại học Amherst College, là hiệu trưởng của American Institute of Buddhist Studies, và là người đã mang Ngài Tara Tulku tới Hoa Kỳ

Sau đây là cuộc phỏng vấn do tập san Parabola Magazine dành cho Ngài Tara Tulku

Phra Viriyang Sirintharo

Parabola: Rinpoche, có lẽ chúng ta có thể bắt đầu hỏi hành hương có ý nghĩa gì đối với Ngài.


Tara Tulku: Chúng tôi tin rằng có hai lý do để đi hành hương. Một lý do thì có tánh cách nhất thời, lý do kia thì có tánh cách cơ bản. Nói chung, chúng tôi cảm thấy rằng đi hành hương rất quan trọng và có năng lực lớn. Nếu chúng ta được đi hành hương trong cách được đề cập trong giáo pháp của Đức Phật, nó sẽ thật sự tuyệt vời đối với chúng ta. Ví dụ, những nơi chúng ta sống, chỗ ở của chúng ta, không phải là hoàn toàn tốt hoặc thích hợp. Điều đó là tại sao? Bởi vì cho dù chúng ta đối với chúng như thế nào, chúng vẫn trở thành nguồn đau khổ cho chúng ta. Tương tự như vậy, thân thể bình thường của chúng ta thì chắc chắn là có sự thay đổi liên tục. Bởi vậy, chúng ta rất cần thiết phát triển và kiếm một chỗ dựa mới, một thân thể mới. Bạn có thể nói rằng Phật Pháp, nhiều phương pháp và kỷ xảo khác nhau, bao gồm các phương tiện để phát triển và đạt một cơ thể mới, một chỗ ở mới. Có hai phương pháp bình thường và phương pháp đặc biệt để tạo điều này; quá trình của sự đi hành hương nên được hiểu như là một phần của các phương pháp.

Parabola: Có phải Ngài Rinpoche đang đề cập tới sự phát triển của một thân thể tinh vi khó thấy trong đời sống này?

Tara Tulku: (Cười) Chúng ta sẽ xoay quanh đối tượng của thân thể tinh vi và quả là vậy, nhưng chúng ta đã chưa hoàn toàn đạt tới đó. Hãy quán xét trường hợp của Đức Phật Sakyamuni, để vinh danh những người đã từng đi hành hương đến Bồ Đề Đạo Tràng. Trên mức độ bình thường của thực tế, Đức Phật Sakyamuni, trong các sự kiện liên quan đến việc ăn uống của Ngài, Ngài ăn một chút cơm, tắm rửa, rồi đi đến cây Bồ Đề v.v..., thực hiện một cơ thể mới. Thân thể Ngài đột nhiên phát hào quang, và thân thể gầy đét của Ngài trở lại bình thường. Ngài đã có một cơ thể hoàn toàn khác-đột ngột xuất hiện trên cấp độ bình thường.

Chính nơi này, dưới cội Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, cũng đã được thay đổi. Nơi đây đã trở thành một nơi của kim cương, một nơi của kim cang, một nơi thiên liêng tột bực. Tại sao là thiêng liêng? Bởi vì kinh nghiệm thay đổi của Đức Phật vô song giác ngộ hoàn hảo là một cách đặc biệt. Một số người thậm chí tin tưởng rằng nếu bạn tiếp cận và đứng tại nơi đó và hành bồ tát đạo hoặc cầu nguyện để đạt được quả vị Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh, sau đó với năng lực của nơi đó, bạn sẽ không bao giờ bị tái sanh trong cảnh giới thấp, và nếu bạn hành thiền tại đó, đọc lời cầu nguyện, và học tập, Bồ Đề Đạo Tràng có năng lực đặc biệt cho tâm trở nên nhận thức rõ. Đó là một nơi của trí tuệ và hạnh phúc. Bởi vì đây là nơi mà Đức Phật Sakyamuni đặc biệt đạt được thân Phật, một thân thể mà chỉ có hạnh phúc và hạnh phúc, và không bao giờ bị đau khổ. Ngài cũng sử dụng nơi này như là một căn bản để lĩnh hội của tất cả cảnh giới không phân biệt từ tầng thiên giới cao nhất của bốn cảnh giới. Bởi vì nơi đây đã là nền tảng từ đó Ngài đã nhận ra lại tất cả những chân lý như là tầng trời cao nhất, nó vô cùng thiêng liêng.

Đó là điều Đức Phật giải thích. Nhưng khi chúng ta nghe, chúng ta phải tự hỏi điều đó có phải là sự thực. Tuy nhiên, hiện nay, một ví dụ tuyệt vời nó thực sự là như vậy mà người Phật tử dùng. Chúng ta nói, khi chúng ta đi vào một chiến trường, mà nó là một nơi khủng khiếp, đáng kinh sợ. Và nếu chúng ta đi đến một nơi như vậy, chúng ta trở nên khó chịu và buồn.


Parabola: Có thật sự sức mạnh vật lý đang hiện hành ở nơi đó, hay đó là kết quả của những kỷ niệm liên hệ tới những nơi đó?

Tara Tulku: Cả hai. Bồ Đề Đạo Tràng có một sức mạnh đặc biệt đã được ban bố bởi một người có sự thành công vượt thời gian, trong ý nghĩa tương lai là hiện tại. Bồ Đề Đạo Tràng sẽ mãi mãi tồn tại. Ngoài ra, nếu có một người đến đó với một cái nhìn bén nhạy trong lúc đó, tâm an trụ vào Bồ Đề Đạo Tràng, tâm không rời Bồ Đề Đạo Tràng, thì sau đó sức mạnh lớn hơn rất nhiều. Nhưng ngay cả khi có một người không nghĩ đến sự quan trọng mà tình cờ đi qua Bồ Đề Đạo Tràng, cũng có một năng lực vĩ đại. Nhiều người đã ghi nhận được điều này.


Parabola: Cũng như có những nơi có thể mang lại lợi ích và những nơi có thể mang lại bất lợi, nó có thể được cho rằng có những con đường dẫn đúng hướng, và những con đường dẫn tới sự sai lầm. Làm thế nào một người có thể nhận thức rõ có một con đường đúng hay không--một cách đặc biệt nếu một người sống bên ngoài của một truyền thống xã hội?

Tara Tulku: Những tác động đến tâm là làm thế nào một người xét đoán gía trị của con đường. Ở đây, một lần nữa, vấn đề của tính tương đối là chủ yếu. Khi một con đường mang lại cho chúng ta vào tính tương đối, vào nguyên nhân và điều kiện rằng tác dụng của tâm trong một cách tích cực, chúng ta có thể nói rằng con đường xác thực hay tốt. Nhưng như thế nào để bạn có câu hỏi này.


Parabola: Chúng tôi đang nghĩ đến người hành hương là không chỉ là một cuộc du hành thật sự, nhưng chính là một hành trình từ vô minh đến giác ngộ.

Tara Tulku: Vâng, bạn đang nhắc nhở tôi lần nữa (Cười.) Đầu tiên tôi nói về mức bình thường của người hành hương. Thí dụ, chúng ta có Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), một nơi để mọi người có thể đến, nhưng là một nơi đặc biệt thiêng liêng. Và nếu ai có một đức tin nơi Đức Phật, và thực tập thiền định và tiếp tục trên con đường từ vô minh đến giác ngộ, Bồ Đề Đạo Tràng truyền năng lực lớn hơn và lớn hơn cho người đó. Đây là điều chúng tôi nói ý nghĩa của người hành hương bình thường.

Cho người hành hương đặc biệt, chúng ta tin tưởng rằng đó là một nơi, thực hiện bởi những phước đức của Đức Phật, sự nhận thức rõ, và những lời nguyện và cầu nguyện cho tất cả chúng sanh có tri giác, những loài hữu hình trên cấp độ tinh tế. Ngài đã tạo thành nơi này từ sự thành tựu của Ngài của sự vượt thời gian trong quá khứ, hiện tại và tương lai có thể truy cập bằng nhau. Tại nơi này, Ngài tiếp độ những chúng sanh những người đến đó. Tuy nhiên, vị trí của Ngài thì không thiết thực thích hợp cho chúng ta gặp Ngài từ mức độ bình thường của chúng ta.

Đức Phật để lại một thân thể phi thường, là một người đặc biệt đã không qua đời như là một người bình thường. Đây là hai cơ bản nổi bậc của người hành hương trên mức độ đặc biệt. Điều đó là tại sao? Bởi vì Đức Phật dạy rằng nếu ai đạt được hợp với luân thường đạo lý, thiền định, và thành tựu trí tuệ của một số loại nào đó, sau đó người đó có thể có một sự nương trú, như thân và tâm. Người đó đạt được quả vị Phật. Nếu thực hành theo những lời dạy đó, người ta có thể chuyển đổi thế giới của người ta, thân của người ta, và tâm của người ta. Đó là thực chất của sự hành hương--đạt được sự giác ngộ; để thay đổi thân và thế giới cũng như tâm.

Phra Viriyang Sirintharo

 

Parabola: Cái gì là liên hệ hay điểm gặp gỡ giữa người hành hương bình thường và người hành hương đặc biệt?

Tara Tulku: Bạn có thể thấy người hành hương bình thường như là một loại chuẩn bị, như là một sự sáng tạo của một luận thuyết trong tâm, và như là một sự tích lũy của phước đức cho người đó sau đó sẽ đi trên con đường của người hành hương đặc biệt khi người đó có khả năng thích hợp. Càng đến gần lãnh vực hoạt động của Đức Phật, và những thực chất lịch sử của hoạt động này, người ta càng phát sinh ra niềm tin, sự khâm phục, và qúi trọng sự thành tựu của Ngài, và người ta lại càng đặt giá trị hoạt động của mình lên cao. Cái gì mà người ta càng thích thì rất có thể trong tương lai người ta sẽ đạt được nó.

Một điều được hiểu rằng chính đức Phật đã cho lời khuyên để bảo đảm đến những cuộc hành hương bình thường, trong bài giảng đạo của Ngài, đã cho lời khuyên nhủ bảo đảm tới người hành hương bình thường. Nó không phải là cái gì mà những người khác nói thêm sau khi Ngài viên tịch. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-Parinirvana Sutra), khi Đức Phật sắp viên tịch, Đức Phật nói với Ngài Ananda rằng những Chư Phật luôn luôn viên tịch theo cách này, và rằng sau khi Chư Phật viên tịch, những xá lợi thì được đặt trong một cái tháp phải lớn hơn vua. Về sau, có bốn thánh tích người hành hương cần đến chiêm ngưỡng; nơi Đức Phật đản sanh, nơi Đức Phật chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Giác, nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân Vô Thượng đầu tiên, và nơi Đức Phật diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn. Như vậy bạn diễn tả toàn bộ chu kỳ cuộc sống của Đức Phật bằng cách đi quanh bốn nơi đó. Đức Phật dường như là người đầu tiên tạo ra mô hình như vậy--điều đó là, người hành hương không phải chỉ là một hành trình đến một địa phương, do tổ tiên truyền lại, hay nơi linh thiêng của bộ lạc.


Parabola: Điều này thiết lập mối quan hệ theo quy luật khoa học tự nhiên với Đức Phật

Tara Tulku: Chính xác.


Parabola: Có phải đi hành hương, rồi sau đó, nảy sinh một vai trò lớn trong cuộc đời của người Tây Tạng không?

Tara Tulku: Oh, đúng vậy. Người Tây Tạng tin rằng đó là một điều tuyệt vời và linh thiêng cho người hành hương. Một số biết những gì họ đang làm, và bối cảnh trong đó họ làm điều đó, và thái độ mà họ sẽ mang đến cho nó. Những người khác đi mà không cần hiểu biết. Tại Bồ Đề Đạo Tràng họ đã lấy một ít đất và để vào túi bùa hoặc cái hộp bùa phép đem theo với họ. Đây là tục lệ của người Tây Tạng.

Phra Viriyang Sirintharo


Parabola: Sự khó khăn gian khổ của người hành hương có làm tăng thêm giá trị không?

Tara Tulku: Có, càng đau khổ đó là sự cung cấp-được chuẩn bị đầy đủ rằng đau khổ là trong ý nghĩa tích cực--càng có nhiều phước báu tích lũy. Tất nhiên, nếu bạn giận dữ và tức tối với khó khăn gian khổ của bạn, điều đó sẽ làm giảm giá trị. (Cười lớn)


Parabola: Đi hành hương có đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của Ngài, Rinpoche?

Tara Tulku: Vâng, nó đã tác động đến cuộc sống của tôi, đặc biệt là trong quan hệ kinh nghiệm của tôi tại Bồ Đề Đạo Tràng. Rất là mạnh mẽ--cầu nguyện, thiền định, tham dự những nghi lễ. Các luồng không khí rất yên bình tại Bồ Đề Đạo Tràng đã có ảnh hưởng lớn trong tôi. Nó tạo điều kiện của riêng tôi đạt được cảm giác thanh thản yên tịnh.


Parabola: Sự luyện tập bình thường giữa giáo dục Phương Tây để đi khắp nơi trên thế giới, thăm viếng những địa điểm hành hương trong truyền thống không phải là của riêng họ. Ngài nghĩ gì, thí dụ, một người đạo Tin Lành đi đến một địa điểm Phật giáo?


Tara Tulku: Ai theo đạo gì cũng không thành vấn đề, nếu họ đến với cái tâm mở rộng, nếu họ đang tìm kiếm chân lý. Trong trường hợp này, thì vô cùng xứng đáng để đến nơi thánh địa của bất kỳ tôn giáo nào.

 

Parabola: Nhưng có phải là không cần thiết để có được sự huấn luyện tỉ mỉ trong truyền thống của một thánh địa để nhận được những ảnh hưởng đầy đủ có quan hệ tới nó?

Tara Tulku: Có, có một câu hỏi về mức độ phước báu, nhưng luôn luôn có một số phước báu xứng đáng. Có một câu chuyện nổi tiếng về một tu sĩ, người đã không được nhận vào học, do lệnh của vị tu sĩ trưởng lão, bởi vì vị tu sĩ này là một người cáu kỉnh với hồ sơ xấu. Vị tu sĩ phàn nàn về việc này, nói rằng, "các ông những nhà sư thì vô dụng, con muốn trở thành tu sĩ! Nếu con giận dữ thì sao." Ông ta trắch mắng họ, trong cách của mình thường làm, về cách họ không nên ngăn chặn ông, và ít nhất họ phải trình với Đức Phật trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Do vậy vị trưởng lão đi đến gặp và hỏi Đức Phật, "Thưa Đức Thế Tôn, Vị này có bất kỳ đặc điểm gì để chuộc lỗi, để cho anh ta có thể đem lại lợi ích cho chính anh ta. Và những người khác trở thành một tu sĩ trong trật tự của chúng ta không?" Đức Phật nhìn vị tu sĩ hồi lâu và sau đó Ngài nói, "Đúng, quả thực, anh ta có đặc điểm để chuộc lỗi." Rồi khi vị trưởng lão hỏi, "Bạch Đức Thế Tôn, đó là gì?" Đức Phật kể câu chuyện như vầy: Trong nhiều kiếp sống trướcđây, người tu sĩ này là một con kiến. Như loài kiến, anh ta đã có mặt khi một vài người hành hương đã tổ chức cắm trại tại Bồ Đề Đạo Tràng, gần nơi tháp thờ của Đức Phật trước. Con kiến đã trốn gần đó, cố gắng ăn cắp những mẩu vụn từ thực phẩm của những người hành hương. Thình lình, một người trong nhóm hành hương đứng dậy và bắt đầu đi chung quanh tháp--với con kiến dính trên chân của người này, bám chặt để giữ mạng sống! (Cười lớn.) Người đó đi nhiều vòng chung quanh tháp với con kiến ở chân. Và bởi tác dụng của điều đó, Đức Phật kết luận, anh ta bây giờ đáng được trở thành một vị tu sĩ trong đạo tràng.


Parabola: Rinpoche có thể trình bày sơ qua cho chúng tôi biết đặc tính gì cho một người cần phải trình bày trên nội tâm hay người hành hương đặc biệt?

Tara Tulku: Một người phải có lòng tin trong các mục tiêu--niềm tin rằng có một biến đổi trong nơi chốn; rằng có thể có sự thay đổi tiến hóa của chính con người, của thân và tâm: niềm tin rằng chúng sanh đã làm như vậy; và rằng họ để lại sự ghi chú chính xác như thế nào để làm như vậy. Tiếp theo, cần phải nỗ lực. Càng có nhiều niềm tin, và càng có nhiều khát vọng do kết quả của niềm tin đó, thì sự cố gắng của một người sẽ gia tăng càng nhiều. Và để tạo ra đức tin mạnh mẽ hơn, người ta phải có sự tưởng nhớ, sự chú ý, của mục tiêu xuất sắc. Càng tưởng nhớ đến Đức Phật, càng khát vọng được trở thành Phật, thì sự cố gắng của con người sẽ càng gia tăng. Một người càng nhận thức rõ lợi ích của sự thành tựu, càng nhận thức rõ lợi lạc của sự thành công tuyệt đỉnh, thì người đó càng cố công hành xử những cách thức dẫn đến mức thành công đó. Tương tự, nếu một người có ý thức của một bữa ăn thật ngon trong một nhà hàng đặc biệt hay trong một quốc gia, nỗ lực của người đó sẽ được hơn để có được cho rằng nơi đó có sự hứng thú.


Parabola: Nhưng chúng ta không biết sự kết quả của người hành hương--rõ ràng như khi chúng ta biết được hương vị của thức ăn. Đó là cái gì định nghĩa không rõ.

Tara Tulku: Như thế nào mà chúng ta biết về nó? Bằng cách tùy thuộc vào thành quả lớn nhất của Đức Phật--Lời dạy của Ngài. Có thể đem trao truyền lại khía cạnh của Đức Phật là Ngài giảng dạy và mô tả bản chất rộng rãi thiên nhiên của tất cả những chặng đường và những con đường khác nhau. Đó là dựa vào những mô tả mà chúng ta có thể tìm hiểu.

Hai khía cạnh của lời Phật dạy đặc biệt quan trọng trong bối cảnh. Một là Đức Phật luôn luôn nói có sự hợp lý, cung cấp rõ ràng lý do tại sao người ta phải hiểu thế này hoặc hiểu thế kia. Bạn có thể gọi nó về mặt khoa học của Ngài. Và mặt kia là khía cạnh nghệ thuật của Ngài. Ngài cũng nói có chất thơ phú và sống động. Trong những bài thuyết giảng của Ngài, được mô tả rất là sống động--gợi lên, bạn có thể nói-- nhiều loại của trạng thái, của chúng sanh, thiên giới và v.v..Vì vậy theo trí tưởng tượng và trí tuệ phê phán, Ngài đã có phương pháp cho cả hai mặt của con người để phát triển đồng thời. Lúc đầu quan trọng, tất nhiên, sẽ được biết rằng thực tế bình thường là thực tế của khổ đau.

Và thứ hai, sự đau khổ đó có căn nguyên có thể diệt trừ. Một khi đã được nhận thức rõ, thì tình trạng khổ đau có triển vọng ra khỏi.

 

Parabola: Nhưng những gì phân biệt từ một người có sự hiểu biết này và một người không có sự hiểu biết? Thế nào là bản chất của những thời điểm quan trọng mà người ta đi theo con đường đạo?

Tara Tulku: Như chúng ta xác định đặc điểm, bước đầu tiên trong con đường đạo là xin quy y Tam Bảo. Sau đó đến tâm từ bỏ và tâm viễn ly, tinh thần của tình thương và lòng trắc ẩn. Thứ ba là trí tuệ của lòng vị tha luôn nghĩ đến người khác. Đó là ba điều cần thiết.


Parabola: Và những gì dẫn đến người ta quy y và người khác thì không?

Tara Tulku: Có hai nguyên nhân chính của việc quy y Tam Bảo hiện diện trong người đó. Những nguyên nhân này có thể nói sự sợ hãi và đức tin. Bằng vào đức tin, có nghĩa là đức tin trong Tam Bảo; Đức Phật, Pháp và Tăng--đó là một cộng đồng, giáo pháp và bậc giác ngộ.

Bằng vào sự sợ hãi, chúng tôi nói là sợ hãi nỗi đau khổ của thế gian, đặc biệt là, lúc ban đầu, sợ hãi những cảnh giới thấp của giới hữu tình--cảnh giới địa ngục, cảnh giới ngã qủy, cảnh giới đau khổ của loài thú, sợ hãi trong tương lai sống trong cảnh giới không mong muốn. Người có hai lý do đó--sợ hãi thế gian của một số mệnh không được cứu vớt, và tin tưởng rằng có người động lòng trắc ẩn, người đó có khả năng cho ta phương pháp tự cứu mình ra khỏi sự sợ hãi--sẽ tự động xin quy y. Đó là bắt đầu con đường đạo.


Parabola: Một khi người ta trên con đường đạo, chúng tôi nghe rằng người ta sẽ gặp nhiều chướng ngại. Thế nào là một thái độ tốt để đối diện với những chướng ngại đó--đặc biệt là nếu chướng ngại đó có thể là một người khác?

Tara Tulku: Chúng ta phải không được giận dữ với những chướng ngại. Khi chướng ngại nảy sinh, điều quan trọng là phải thực hành sự khoan dung, một trong những đức hạnh siêu việt nhất được giảng dạy trong đạo Phật. Người ta phải trau dồi sự kiên nhẫn và sự tha thứ. Dĩ nhiên, có các cấp độ mà, ngoài việc không được tức giận với những chướng ngại, chừng mức mà đã làm với thái độ chủ quan của người ta, có nhiều cách để đi xung quanh chúng. Ngay cả có những phương pháp, trong những lời Phật dạy có cho thí dụ, của sự diệt trừ chướng ngại.


Parabola: Có cách nào làm thay đổi chướng ngại, hay là luôn luôn phải gỡ bỏ hoặc đi xung quanh nó.

Tara Tulku: Sách của Santideva, Bodhicaryàvatára (Hướng dẫn con đường của lòng trắc ẩn của Bồ Tát) thì đầy đủ các phương pháp tiếp cận này, về cách kẻ thù của bạn là phương pháp người thầy tốt nhất cho bạn để chuyển toàn bộ xung quanh điều này. Có một cuộc thảo luận rất phức tạp trong cuốn sách của Santideva về lòng khoan dung như là một đức hạnh lớn. Từ lòng khoan dung phát sinh vẻ đẹp. Tất cả các vẻ đẹp của Đức Phật phát xuất từ sự thực hành lòng khoan dung của Ngài. Càng có sự kiên nhẫn, bạn càng có năng lực chịu đựng sự khổ đau, bạn càng trở nên đẹp. Để có được lòng khoan dung, tôi cần có kẻ thù. Tôi cần người nào đó làm phiền tôi, để tôi có thể rèn luyện lòng khoan dung của tôi. Do đó kẻ thù chính là thầy dạy tôi. Theo Ngài Santideva thì đầy đủ kỹ thuật cho loại này, một cách rất tinh vi, phức tạp, một hình thức đẹp.


Parabola: Vì vậy chướng ngại lớn nhất trên con đường đạo là không chướng ngại gì tất cả.

Tara Tulku: Ngài Santideva sẽ đi đến những thái cực như thực hiện lời tuyên bố như thế. Nhưng mặt khác, khi lòng khoan dung được hoàn thiện và người đó được quả vị Phật, thậm chí không có chướng ngại cho chính mình, chúng sanh khác khá đủ làm chướng ngại xoay quanh, để cung cấp phương tiện cho lòng khoan dung của bạn. Thí dụ, Đức Dalai Lama thì luôn luôn nói rằng những người cộng sản rất tốt với Ngài, có sự giúp đỡ rất lớn lao. Tuy nhiên, trong mặt khác, Ngài nói rằng sự tàn hại của những người cộng sản đối với dân Ngài thì rất tồi tệ. Khi một người lính đánh đập một ông già, hoặc giết chết một vị tu sĩ hay một đứa bé, điều này rất là tồi tệ. Nếu bạn biết thực hiện việc khoan dung, sau đó kẻ thù có thể giúp bạn. Nhưng nếu không, bạn đơn giản bị tổn hại bởi kẻ thù của bạn, và kinh nghiệm ngay cả bị tổn hại nhiều hơn từ sự giận dữ của bạn và sự gay gắt vào kẻ thù, do đó nó tồi tệ gấp đôi. Không ai hưởng lợi từ đó. Vì vậy không giận dữ với bất cứ ai, tất nhiên bạn nên cố gắng mạnh mẽ ngăn làm người xấu từ việc không làm việc xấu.

 

Parabola: Thiền trong bất kỳ hình thức nào thì giống như một người hành hương?

Tara Tulku: Hành thiền có nhiều cách. Nếu người nào chỉ tập trung vào một đối tượng, sau đó rất khó khăn để xem nó như là đi hành hương. Tuy nhiên, trong phạm vi các biện luận hay chủ đề hoặc phân tích các loại thiền, một số có thể cho rằng như một cuộc hành hương. Một lần nữa, trong đó, có những cấp độ bình thường và bất bình thường.


Parabola: Tuy nhiên, ngay cả trong khi thiền thư giãn, người ta cũng gặp phải những chướng ngại. Người ta sẽ hướng đến một nơi tự do hơn một chút so với tình trạng đang phải chịu đựng. Đó là một loại hành trình nội tâm, thậm chí cả đến một cấp độ rất đơn giản.

Tara Tulku: Đúng. Chúng ta nói về những việc này trong các hình thức của cách điều trị. Thí dụ, nếu tâm của một người đầy mối lo âu, sau đó người đó thiền quán sổ tức (thiền đếm hơi thở). Nếu một người bị dính mắc vào cái gì, người đó thiền quán chiếu về tánh khó thương thì được coi là một phương pháp chữa trị. Nếu một người sân hận, thì người đó thiền với lòng khoan dung. Mỗi tinh thần thiếu sự cân bằng đều có những biện pháp đặc biệt để khắc phục.


Parabola: Trong phạm vi nào mà cuộc hành hương cá nhân đơn độc, và trong phạm vi nào cuộc hành hương bao gồm bạn bè. Nếu là một nhóm gắng sức làm cuộc hành hương, điều gì trong thái độ của một người nên hướng tới bạn bè của người đó trong cuộc hành hương?

Tara Tulku. Có nhiều cấp độ của hành hương, liên quan đến việc khuyến khích tham gia. Trong hướng khách quan, dĩ nhiên, luôn luôn có một cá nhân và một tập thể hợp thành liên quan đến bất kỳ hành động nào. Nhưng mỗi hành động thì thay đổi mức độ của phước báu và năng lực phụ thuộc vào sự định hướng của người ta. Thí dụ, nếu một người được gọi là loại người "thấp hơn"--có nghĩa là về tinh thần, nhưng là người tinh thần "thấp hơn" --anh ta đi hành hương để được phước báu cho anh ta, để ngăn chặn khổ đau của mình trong tương lai và để đạt được cảnh trời và các sự tái sanh của anh ta trong tương lai. Điều này gọi là hẹp hòi, nhưng nó có đôi chút phước báu. Hạng người trung bình đi hành hương để nhận được phước báu không chỉ cho đời sống của người đó tốt hơn, nhưng để đạt được quả vị giải thoát và giác ngộ cho mình. Điều này có năng lực rộng lớn hơn. Cuối cùng, vị Bồ Tát đi hành hương cho chính mình, nhưng đồng thời mong muốn tất cả chúng sanh cùng đi với mình. Trong một cảm giác, Chư vị hình dung rằng mình đang dẫn dắt tất cả chúng sanh trên con đường hành hương. Chư vị mong muốn tất cả chúng sanh nhận được quả vị như mình nhận được. Điều đó trở thành một căn nguyên đức hạnh vĩ đại. Có ba loại người--thấp, thường, và cao cấp--trên cơ sở là làm thế nào họ có động cơ trong mọi hành động đức hạnh mà họ hành xử. Nếu người nào đi hành hương chỉ để nhận lợi ích cho chính mình trong cuộc sống này, thì nó không được coi là hành động tôn giáo, chỉ là một hành động bình thường, và tuy vậy người ta cũng có thể nhận được một số lợi ích từ nó


Parabola: Giống như con kiến trên chiếc giày!

Tara Tulku: Đúng vậy.


Parabola. Có khó khăn cho những người dân Tây Tạng để hiểu Phật giáo không?

Tara Tulku: Vâng, rất khó khăn cho bất cứ ai. Nó đòi hỏi phải là toàn bộ quá trình giáo dục

Phra Viriyang Sirintharo


Parabola: Tôi biết, tôi không có sự hiểu biết về tính chất rỗng không.

Tara Tulku: Bạn phải nỗ lực dùng phương pháp tiếp cận để hiểu nó. Hư không là tính chất của Pháp


Parabola: Điều này có liên quan gì với nó: Nhận thức của chúng ta luôn luôn hiện hữu; ý nghĩ đến rồi đi, nhưng nhận thức luôn luôn tồn tại. Bây giờ, có một loại nhận thức được hội nhập, được xác định, và có phản ứng với thực tế bên ngoài. Có phải loại nhận thức này, khi không được xác định, là một phần của cái gọi là hư không?
Tara Tulku: Để nghĩ về sự trống vắng, người ta phải nghiên cứu rằng, trong tâm của bạn, khi bạn để tâm lắng xuống một chút, cảm giác của cái "Tôi" sẽ trổi dạy. Bạn phải quan sát cái "Tôi" đó và hiểu được nó. Hiểu theo chiều hướng trống vắng--không chỉ là một sự thanh thản yên tĩnh. Sự hiểu biết sâu sắc về cái "Tôi" là gì. Ý nghĩ này của "Tôi," "Tôi," "Tôi" luôn luôn, tiếp tục nẩy sinh. Có một cái "Tôi" tương đối --Cái bản ngã quy ước thực sự là ở đó.

Nhưng chúng ta không hiểu nó là một cái "Tôi" tương đối và quy ước, bởi vì chúng ta có một đường hướng lạ thường là thổi phồng nó, và nhận thức nó là một việc độc lập, không phải là một phần của tính tương đối với sự trống vắng. Cố gắng giảm bớt sự thổi phồng đó là mục đích của sự quán chiếu trống vắng. Điều quan trọng phải tránh là coi sự trống vắng như là hư vô, việc này do từ sự suy nghĩ về sự trống vắng như là một loại không gian trống trải của thiền yên tịnh. Ý nghĩa thực sự của trống vắng là tính tương đối, sự tương quan, sự tùy thuộc lẫn nhau.


Parabola: Vì vậy, thật là quan trọng khi nhìn thấy cái "Tôi" này được nêu ra lần nữa và lần nữa.

Robert A. F. Thurman: Oh, đúng vậy, và biết làm như thế nào để phân biệt cái “tôi” tuyệt đối giả tạo được thổi phồng với cái “tôi” tương đối, và biết nhận ra được cái nào được thổi phồng, và làm thế nào để cảm giác về một thứ độc lập được phát sanh, cảm giác này dường như có vẻ là có nhưng cũng không có thể là có được. Việc chính cần được hiểu là quan điểm của Đức Phật, một quan điểm tương đối. Vì vậy, để trả lời cho một câu hỏi trứơc, cảm giác quan tâm chỉ là nhiều trống vắng như tình trạng thanh thản trong nội tâm. Mục tiêu và đối tượng--tất cả các mối quan hệ đều trống vắng. Không có nơi nào trống vắng hơn nơi nào khác.


Parabola: Có phải bản ngã có một mục đích?

Tara Tulku: Mục đích của nó là để tổ chức các hoạt động của bạn--thí dụ, để có những hình ảnh mà bạn đang dùng, đi bộ, ăn, suy nghĩ, để đạt được quả vị Phật. Để giúp những chúng sanh khác. Đức Phật đã có một "Tôi", một tự ngã. Bạn cần có sự cân xứng với bản ngã, bạn cần làm cho nó mạnh hơn, nhưng để làm cho nó tuyệt đối ít hơn. Điều này cho phép nó phát triển thêm.


Parabola: Bản ngã tương đối cần phải đặt đúng chỗ.

Tara Tulku: Nó rất thú vị. Bạn không bao giờ mất bản ngã, mặc dù chỉ là tạm thời, bởi vì liên quan của bản ngã, và bản ngã có tính cách giả thuyết chuyên chế là trộn lẫn không thể gỡ ra được, khi bạn bắt đầu với trí tuệ khó tính để tìm ra bản ngã tuyệt đối, bạn nhìn xuyên qua nó, bạn thấy rằng nó chỉ là một điều giả định. Và có vẻ lấy bản ngã tương đối với nó khi nó biến mất. Bạn cảm thấy như nếu bạn mất bản ngã của bạn. Nhưng đó là một ảo tưởng. Bạn có một cách nhìn hư vô, bạn xác định là mất đi cái "Tôi" tương đối như là một thành tựu lớn, và để bạn trở thành một người theo thuyết hư vô do kinh nghiệm cũng tốt--và sau đó bạn đang rất khó khăn để đối phó.
Parabola: Có bất cứ phương pháp phổ biến giáo pháp nào vào phương Tây có thể được xem như là một loại hành hương?

Tara Tulku: Từ khi Hoa Kỳ là một vùng mới cho Phật giáo, rất khó khăn để xem trong những cách có thể diễn đạt ý nghĩa hành hương theo tập quán của Phật giáo. Tuy nhiên, trong một quy ước độc đáo, trong phạm vi mà phép ẩn dụ của Phật Pháp là Sự Xoay Của Bánh Xe Giáo Pháp, và có chắc chắn là một sự tiến triển của Giáo Pháp khắp hành tinh--nó có vẻ tại Á Châu đã có một thời gian suy tàn, mặc dù vẫn còn rất nhiều, trong khi nó được phát triển ở phương Tây--Nó có thể được coi như là một cuộc hành hương. Sự biểu hiện cho cuộc hành hương trong Tây Tạng là "để đi chung quanh một nơi", đi chung quanh một nơi, và chúng ta có thể thấy rằng Pháp tự nó là tuần hoàn trên thế giới. Toàn bộ thế giới đang trở thành Bánh Xe Pháp.


Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Trong Tháng Tám

Đầu trang

 


 

dieuphap.com