ĐẠO PHẬT VÀ SINH THÁI HỌC TÔN GIÁO
By Karnjariya Sukrung, The Bangkok Post, Originally published, July 10, 2005
Để nghiên cứu Phật giáo gắng liền với thiên nhiên như thế nào, sự bảo tồn và sự phát triển hiện thực, một nhóm giáo sư của Hoa Kỳ gần đây đã du hành tới phương bắc để học hỏi kinh nghiệm trong 'tôn giáo sinh thái học'
Nguyễn Văn Hòa Việt dịch
Chiang Mai, Thailand -- Chương trình chỉ một tuần nhưng đây là môn học với tài nguyên phong phú cho lớp học tròn một năm. Đôi khi có những ngày sinh hoạt ở trong vùng đất cao nơi có các con suối trong rừng, đôi khi ở trên đỉnh của vách đá vôi dốc đứng, đôi khi ở nơi một làng trên đỉnh đồi hẻo lánh xa xôi.
Doi Chiang Dao, một ngọn núi người dân Chiang Mai kính trọng như là vùng ling thiêng, thì thích hợp nhất làm cơ sở nền tảng cho chương trình khác thường gọi là "Sự bảo tồn Phật giáo và nền tảng xã hội". Một dự án canh tân hỗn hợp giữa những nhà giáo dục Mỹ và Thái, nó là một sự cố gắng làm cái cầu nối Đông phương và Tây phương, mà ở nơi đó cơ bản của nhà giáo đã không ai khác hơn chính là bà mẹ thiên nhiên.
Trong bảy ngày đó, 20 vị thầy giáo trung học từ Mỹ trở lại cuộc sống của đời sống học trò. Họ đã có một chuyến đi vất vả, đã hành thiền và tọa thiền, lắng tâm nghe pháp thoại do vị tu sĩ Phật giáo thuyết giảng, đã thu hút được sự chú tâm từ dân làng thiểu số Karen, hay chỉ là ngồi yên và ngắm mây đang trôi lơ lửng trên nền trời. Và, phán xét từ những sự kiện nhận được, mỗi người trong nhóm dường như đã khám phá ra một trí tuệ thông thái từ những bài học đã rừng xanh cung ứng.
"Tôi thật sự thích cái ngày chúng tôi đi vào rừng nơi mà chúng tôi được yêu cầu chiêm nghiệm thiên nhiên," Maria Schwartz, người sống tại thành phố Ohio, Hoa Kỳ nói. "Tôi nhận thức rõ rằng để cho sống tốt, chúng tôi cần giống như cây cổ thụ trong rừng thẳm. Để cho chúng được lớn mạnh, rễ của chúng phải đâm thật sâu xuống nền đất để hút nước trong lòng đất, do vậy, bất cứ chuyện gì xảy ra ở bên ngoài chúng, chúng luôn luôn có nguồn nước cho sự sống từ bên dưới. Tôi đã nhìn lại tôi. Tôi cần một nền tảng tốt và mạnh cho đời sống và nó thì ở sâu kín trong tâm tôi."
Với tôi, đó là ngày chúng tôi đã đi trèo lên tảng đá, ngọn đồi xám xịt để tới làng Karen," Page Prescott người sống tại thành phố New Mexico, Hoa Kỳ nói. "Nó quả thật là một sự xúc động sâu sắc và tôi vẫn cảm thấy có sự cảm thông với dân làng Karen và đời sống đồng ruộng của họ.
Randy Merker, sống tại thành phố Nevada, Hoa Kỳ, vui vẻ nói: Là một sự trớ trêu to lớn là người Mỹ hiếm khi có cảm giác đặc biệt với phần còn lại của thế giới bất chấp tất cả kỹ thuật cao. Hầu hết chúng ta không đi du lịch bên ngoài quốc gia của chúng ta và chúng tôi có khuynh hướng tin tưởng vào những gì truyền thông diễn đạt, điều đó đôi khi dẫn chúng ta tới định kiến và mâu thuẫn.
"Nhưng ở đây tôi đã nảy sanh ra ấn tượng cá nhân tốt đẹp với người Thái và người Karen và tôi chắc chắn là không ai có thể thuyết phục tôi nghĩ cách khác." Đây là lời phát biểu cuối cùng của ông ta với nụ cười hiền hoà.
Sự hiểu thấu trung thực và sắc sảo như vậy dường như làm hài lòng Chris Myers, vị giám đốc của chương trình Earth Expedition (thám hiểm trái đất), một thành phần Hoa Kỳ trong khóa học này.
"Thái Lan là một nước dồi dào và thuần nhất về nguồn tài nguyên thiên nhiên, dã thú và dân tộc," ông ta nói. "Tôi rất ngưỡng mộ về những sinh hoạt cộng đồng tại đây, đặc biệt trong lãnh vực duy trì truyền thống và giáo dục. Tôi nghĩ rằng những công việc này tạo ra những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo để phát triển những công việc tương tự.
Triết học và giá trị của Phật giáo không những chỉ tạo ra tấm gương sáng cho sự phát triển của cá nhân, và còn là một thí dụ điển hình để làm cách nào có thể ứng dụng được một cách lợi lạc cho công việc giáo dục cộng đồng và duy trì truyền thống."
Hàng năm, một nhóm sinh viên cao học tại trường đại học Miami Universitys's Project Dragonfly có cơ hội ra nước ngoài. Và năm nay thì tới phiên Thái Lan.
Để hoàn thành trách nhiệm khảo sát về sự sùng bái của vương quốc, Ông Myers dành được sự giúp đỡ của những người bạn Thái của ông ta. Họ bao gồm các trường đại học và các nhà hoạt động xã hội từ Green World Foundation tại Bangkok và học viện Chiang Rai-based Kwan Muang.
Mọi người đồng ý rằng cái ngày nổi bậc nhất của tuần lễ đó là một ngày đi bộ xuyên qua rừng với Ngài Phra Phaisan Visalo, vị tu sĩ bảo tồn thiên nhiên. Nhưng tại sao lại chọn khu rừng và Phật giáo làm điểm?
Cái điểm duy nhất vô nhị về Thái Lan là Phật giáo và người dân," Myers giải thích. "Sự hiểu biết của việc bảo vệ thiên nhiên ở Thái Lan sẽ không hoàn thành nếu thiếu sự hiểu biết về Phật giáo gắng liền với thiên nhiên như thế nào. Phật giáo cung cấp cách tiếp cận để đẩy mạnh sự tự phản chiếu và mối quan hệ lành mạnh giữa mình với người khác, bao gồm cả thiên nhiên."
Những người bạn đồng nghiệp Thái của ông đồng ý rằng: Nguyên tố loài người là cần thiết.
"Để những ý kiến của công việc bảo tồn, có thể được xác nhận, chúng ta cần có một sự hiểu biết của con người. Để tự nó, sự hiểu biết về khoa học và sự phát triển về kỹ thuật không thể giúp chúng ta bảo tồn thiên nhiên," Sorrayut Ratanapojnard đã nói như vậy, Sorrayut là vị giám đốc của Chương Trình Sức Khỏe Tâm Linh Thái (Thái Sprirtual Health programme), đó là chương trình thóat thai từ`Van Phòng Phát Triển Sừc Khỏe.
"Sự học hỏi tại trình độ trí óc, đó là đọc sách, suy nghĩ và nhớ, thì vẫn còn giới hạn và thiếu hụt. Chúng ta cần tạo nên một sự hiểu biết mới, người ta có thể có học thức từ trong thâm tâm hay học hỏi từ tôn giáo."
Sorryaut tiếp tục "Trong ý nghĩa bao la rộng lớn, cụm từ "Sinh Thái Tôn Giáo Học" bao gồm cách thức làm thế nào để con người tìm kiếm ý nghĩa và giá trị trong môi trường của họ. Thật vậy, một trong những hình thức học hỏi xa xưa trong một số nền văn hóa vẫn là việc truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Hãy dùng làng Karen, làm thí dụ. mọi đứa trẻ phải học đủ 32 kwan ( thần linh ) cư trú trong rừng, một số thì sống ở trên cây, họ tin tưởng, một số trong loài thú và một số trong đá. Và những đứa trẻ được dạy rằng sự tiêu diệt của nơi ở của những kwan sẽ dẫn đến cái chết của kẻ phá hoại.
"Sinh thái tôn giáo là sự học dựa trên kinh nghiệm, trên sự quán chiếu và sự tham dự," Sorrayut nói. "Nó phải là giáo dục đầu tiên bởi con người, mà qua đó người ta dùng thân và tâm làm công cụ học hỏi về vũ trụ và chân lý.
Mỗi cá nhân phải có kinh nghiệm trực tiếp hoặc tiếp xúc với đối tượng của sự học hỏi, phải quán chiếu sâu vào đối tượng và có thể nhìn ra mối tương quan với cá nhân đó. Từ đó, chúng ta sẽ phát triển sự hiểu biết sâu rộng hơn, về ý thức chinh xac của phuong cach thuc chúng ta nên tận dụng và bảo tồn thiên nhiên."
Khi sự quan hệ giữa trí tuê tinh thần và vùng hoang dã là sự tranh luận đầu tiên, rất nhiều học giả cẩn thận tham khảo ý kiến của đống nghiệp, Henry Thoreau, người tin theo thuyết tiên nghiệm đã hướng dẫn cuộc sống ẩn dật hai năm trong rừng Walden và sau đó đã viết về sự thấu hiểu sâu rộng mà ông ta đạt được từ kinh nghiệm ở đó.
Và mặc dù cuộc hành trình chỉ là một ngày, xuyên qua khu rừng bao bọc Chiang Dao chắc chắn đã cho các du khách người Mỹ một hương vị năng lực biến đổi của thiên nhiên.
“Chân lý tự nó hiển hiện cho chúng ta trong mọi thời gian và ở mọi nơi. Chúng ta cần phải thanh tịnh tâm để có thể nhìn thấy chân lý”, Phra Phaisan Visalo, một tăng sĩ, nhà văn và nhà bảo tồn thiên nhiên đã dẫn đầu phái đoàn lên đỉnh núi để thăm ngôi chùa Wat Pa Pang Ma-o. “Ở đó có nhiều trường hợp các tăng sĩ thoát nhiên giác ngộ ngay trong chính giây phút mà họ thấy lá cây đang rơi, hoặc những đám mây trên trời”.
Theo Ngài Phra Phaisan, những chiếc lá rơi biểu lộ sự vô thường của vạn vật. Cũng như thế, mây không ngớt di chuyển, mỗi ngày sự biểu hiện không dứt biến đổi và liên tục của chúng sanh.
Để đạt tới trình độ hiểu biết này dĩ nhiên cần phải được huấn luyện. Nhưng sự huấn luyện này không tùy thuộc tất cả trên niềm tin tôn giáo mà người ta tin theo. Cũng không phai là sự bí truyền riêng biệt . Bất cứ người mới nào tới với triết học Phật giáo đều có thể học theo đường lối dễ hiểu để tu dưỡng sự tỉnh thức.
Là một phần của bài học “Chánh niệm trong Thiên nhiên”, các giáo sư được yêu cầu đi chậm chậm phía sau Ngài Phra Phaisan và cố gắng giữ chánh niệm trong từng bước chân của họ.
"Dành thời gian trong môi trường thiên nhiên trong một lúc và tâm của bạn sẽ hấp thụ được sự an ổn thiên nhiên ở chung quanh bạn và bạn sẽ cảm thấy thanh thản," Ngài Phra Phaisan nói. "Để nhận thức rõ tính từ thiện của thiên nhiên, chúng ta cần lắng nghe âm thanh của nó và ngưỡng mộ nó. Rất nhiều du khách đi vào trong rừng nhưng đáng tiếc họ mang theo tất cả những dụng cụ điện tử làm họ bận tâm. Hoặc là họ mải mê nói chuyện hay ca hát hay chơi âm nhạc."
Một lúc sau, vi tu sĩ kêu mọi người tìm chổ để ngồi một mình. “Giữ im lặng trong một lúc, sau đó quán chiếu về tình trạng hiện thời của bạn hay tâm trạng của bạn”.
Ngoại trừ những tiếng rì rào của lá và tiếng kêo o o của côn trùng chung quanh, còn tất cả thì im lặng. Và rồi Ngài Phra Phaisan nói: "Hãy chọn lấy một vật thiên nhiên ở chung quanh bạn; cái gì thu hút bạn nhất. Quán chiếu nó. Cố gắng coi xem nó có một vài chân lý hoặc một thông điệp cho bạn.
Tại phần kết thúc của chuyến đi bộ, phái đoàn khám phá được những gì vừa đa dạng vừa đáng kể.
“Tôi thường nghĩ mình là một tảng đá không lay động, mạnh mẽ và làm chủ." Một người nói. "Bây giờ không còn như vậy, tôi nhận ra rằng đá có thể vỡ vụn thành từng mảnh. Chúng có thể bị lay chuyển bởi gió và nước. Tôi không còn nghĩ tôi làm chủ tình thế được nữa. Thật vậy, tôi phải tuân theo sự thay đổi và vô thường”.
“Trong khi tôi ngồi trong im lặng," một người khác trong nhóm nói "tôi nghe lá cây di động. Và rồi tôi cảm nhận rằng đó là tác động của gió. Gió có thể làm lay động lá cây, cành cây, và cây mà không ai thấy. Đôi lúc, nhiều thứ có thể làm được mà không ai thấy”.
Vài người khác trong nhóm đã hình dung họ với những dây leo, ghi nhận rằng để cho đời sống có sự phát triển, cả loài người lẫn loại dây leo cần sự uốn nắn, từ từ nhưng tác động vững chắc và tùy thuộc vào nền tảng gốc rễ kiên cố hoặc xã hội để mà lớn lên và một ngày nào đó sẽ đạt đến ánh sáng mặt trời trên đỉnh của khu rừng.
Tại điểm này, Phra Phaisan bắt đầu nói về các lợi ích thiên nhiên cho chúng ta. “Thiên nhiên là nguồn trí tuệ và luân lý. Thí dụ khi bạn tuyệt vọng, nhìn vào những con ong. Những sinh vật nhỏ bé này không bao giờ nản chí. Khi có ai cướp đi tổ của chúng, chúng không chết hay ngừng di động. Chúng làm gì ? Chúng tiếp tục sống và xây một tổ mới”,
"Nếu một người ra ngoài để tìm kiếm khả năng hoặc yểm trợ tinh thần từ thiên nhiên thì việc này luôn luôn có kết quả," ông ta nói thêm. “Những gì chúng ta phải làm là mở rộng tâm của mình để nhìn thấy trí tuệ và các bài học. Rừng được coi là nơi thiêng liêng. Nhiều tăng sĩ Phật giáo, từ thời của Đức Phật cho đến ngày nay, chứng giác ngộ trong lúc hành hương trong rừng”. Ông ta nói.
Một ví dụ gương mẫu là Ngài Phra Ajaan Mun Bhuridatta Mahathera (1870 - 1949), một vị lâm tăng đáng kính, đã được tin tưởng là Ngài đã giác ngộ trong thời gian ẩn tu ngay ở ngọn núi này.
Nhưng rồi, Ngài Phra Phaisan nhắc nhở, Phật giáo là tất cả những gì về thiên nhiên. “Cuộc đời của Đức Phật, từ lúc sinh cho đến ngày nhập Niết bàn, đều gần gũi với thiên nhiên. Ngài sinh ra ở dưới cây, đạt giác ngộ dưới cây bồ đề và xuốt 45 năm hoằng pháp, Ngài sống và thuyết pháp trong rừng. Và ngay cả khi Ngài sắp viên tịch, Ngài nằm dưới cây.
Đức Phật khuyên chúng đệ tử phải tu hành và học hỏi từ thiên nhiên. Ngài thường nói rằng pháp là thiên nhiên”.
Do vậy, việc bảo tồn thiên nhiên có thể được coi là trách nhiệm vừa của các tăng sĩ Phật giáo và người thế tục, sự thực hiện trách nhiệm của họ để nuôi dưỡng nguồn trí tuệ. Đó là tại sao có truyền thống Phật giáo lâu dài của các tăng sĩ hành hương vào trong rừng và thiết lập các tự viện ở đó.
“Thiên nhiên có một trí tuệ lớn mạnh hơn bất cứ lâu đài hay vật chất nhân tạo nào có thể cống hiến,” Phra Phaisan nói.
Hơn nữa ở cõi trần thế, Ngài tiếp tục, thiên nhiên cung cấp cho chúng ta căn bản cần thiết cho sự tồn tại, từ thực phẩm, quần áo, nơi cư trú, thuốc men và, điều quan trọng nhất đó là dưỡng khí và nước. "Năng lực của thiên nhiên định rõ năng lực của đời sống chúng ta."