3) Một quyển kinh lớn
nhất thế giới tại Miến Điện.
Phật giáo quốc gia
Miến Điện thi` giàu có và văn hoá truyền thống
rực rỡ, vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của thiên nhiên,
phối hợp với lối kiến trúc nguy nga lộng
lẫy của chùa chiền. Giống như nước
Nepal, ngành du lịch tại Miến Điện dựa trên
văn hoá, lịch sử và tôn giáo cũng như tấm
lo`ng hiếu khách của người dân Miến Điện.
Văn hoá Miến Điện có thể được xem như sự
kết hợp giữa nền văn minh của Trung Hoa và
Ấn Độ, và tạo nên cho Miến Điện một
nền văn hoá riêng biệt. Miến Điện có một tài
sản văn hoá giàu có, phong cách sống và nghệ thuật
là một sự hoà
hợp giữa
văn hóa cổ truyền và tính chất đặc thù
của Miến Điện.
Nghệ
thuật hội hoạ và thủ công của người
Miến Điện có vào thời Pyu trong thế kỷ thứ
5. Trong nghệ thuật thi` người ta có tính cách
truyền thống riêng biệt về tạc tượng,
về hội hoạ, về sơn mài và nhiều nghệ
thuật khác.
Giáo ly'
Phật Pháp có một ảnh hưởng lớn
đối với đời sống của dân tộc
Miến Điện. Vi` vậy chúng ta
biết tới đất nước Miến Điện
đă theo đúng truyền thống Phật Giáo cổ
xưa. Dân chúng rất
kính trọng những người có tuổi và
kính trọng các vị Tăng sĩ. Người
dân ở đây cũng giữ được truyền
thống liên hệ mật thiết với những
người trong thân tộc. Lễ
hội được tổ chức thành những
truyền thống xă hội mà người dân rất ưa
thích.
Thành
phố Mandalay là kinh đô của vị vua cuối cùng trong
triều đại hoàng gia Miến Điện, đó là
một đô thị rất đẹp, được xây
dựng vào thời đại gio`ng tộc hoàng gia cuối
cùng của đất nước này. Một trong
những tài sản do triều đại vua cuối cùng
để lại mà đất nước Miến Điện
hănh diện đó là cuốn kinh sách lớn nhất thế
giới
Cuốn kinh sách đó,
hiếm hoi và có giá trị lớn, nó là một bộ kinh tạng
duy nhất được
giữ tại một nơi không phải khoá giống
như hầu hết những cuốn sách khác, tất
cả mọi người kể cả sinh viên, học sinh
cho tới những người ti`nh cờ thấy nó
cũng có thể đọc được. Quá lớn
để mà để tàng trữ trong một thư viện, nên cuốn sách
được trưng bày ở trong khu vực của chùa
Kuthodaw (Pagoda) gần ngọn đồi Myanmar. Bộ kinh sách này bao gồm 729 tảng đá hoa
cương vuông vức đẹp đẽ được
chuyên chở từ ngọn đồi Sagyin cách miền
bắc Manday vài cây số.
Mỗi tảng đá hoa cương được
để trong một ngôi đền thờ, cuốn sách
được coi như là vật thiêng liêng, được
khắc chữ cả mặt trước lẫn mặt
sau của tảng đá hoa cương, nó là một bô
Tipitaka, ba tạng kinh Phật bằng chữ Pali nguyên
thủy. Kinh Vinaya thi` 11 tảng, kinh Sutta thi` 410 và Abhidhamma
là 208 tảng.
Kinh tạng Tipitaka là
một kinh căn bản của Phật pháp giữ
vững được trên tất cả thời gian, vua
Anwrahta (1044-1077), với Tăng sĩ Shin Arahan, người
đầu tiên sáng lập ra hệ phái Phật giáo Theravada
tại vương quốc Miến Điện, đă mang
từ Thaton tới thành phố Bagan, 30 bộ kinh Tipitaka
được chuyên chở bằng 32 con voi trắng
để xây dựng và duy tri` một nền giáo ly'
Phật pháp tại nơi đây.
Vị vua Miến Điện sau cùng cũng khuyến khích
Phật Giáo bằng cách chép lại những tạng kinh
đó trên những lá palm và được cất giữ
trong những tu viện.
Ngày hôm nay,
tài sản của vua Mindon đă trở thành bộ kinh tạng
lớn nhất thế giới và có một giá trị
như là một món quà cho tất cả mọi người
chứ không phải chỉ riêng cho dân Miến Điện.
|