Phật Giáo Anh

Ky' giả Diana St. Ruth- BBC Religion News August 18, 2005

Minh Hạnh dịch thuật , ngày 4 tháng 8 năm 2007

 


Có bao nhiêu Phật tử tại Anh quốc?

Dựa theo thống kê năm 2001 tại Anh quốc có 151,816 người theo đạo Phật. Tuy vậy, đó là không kể những người tự nhận mình là Phật tử tương tự như những người tự nhận mình là đạo Tin Lành, hoặc đạo Do Thái, hay đạo Tào, hay những đạo khác. Sự thống kê theo thể thức chính thức không ghi nhận những người này. Họ cũng từ chối nhãn hiệu mình là "Phật tử" bởi vì nó đi ngược lại nguồn gốc của sự vị tha hay vô ngã. Họ đưa ra lý tưởng của họ là tự do tôn giáo. Tuy nhiên, không kể là có bao nhiêu Phật tử tại Anh quốc ngày hôm nay, nhưng mà tại đó thì không thể nghi ngờ được rằng đang có sự phát triển đáng quan tâm.

 

 

Phật giáo phát triển tại Anh quốc như thế nào?

 


Đầu tiên hết Phật giáo được tìm thấy tại Anh vào thế kỷ thứ 19 qua những bản dịch lưu truyền lại của những bài thuyết giảng từ nhiều trường học trong nhiều địa phận khác nhau tại miền đông. Năm 1879 Sir Edwin Arnod biên soạn một thiên sử ca "The Light of Asia - Ánh Sáng của Châu Á" mô tả đời sống của Đức Phật. Cuốn sách này đã trở thành một tác phẩm cổ điển và cho đến ngày hôm nay vẫn được in ấn.
Số lượng sách giới hạn có thể mua được trong những năm đầu tiên thì đủ để một vài linh cảm tới những người mới bắt đầu thực tập đời sống Phật giáo. Một trong những người đó là, Allan Bennett, đã tới Miến Điện vào năm 1898 và trở thành Ananda Metteyya, người Anh đầu tiên người xuất gia trở thành người sống không gia đình như vị tu sĩ Phật giáo của phái Phật Giáo Nguyên Thủy.
Vào năm 1907 một số người họp lại và thành lập Hội Phật Giáo Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan. Vào năm 1924 một thành công kế tiếp đó là hội The London Buddhist Society, do Christmas Humphreys thành lập. Là hội đầu tiên thật sự thành công trong cách tổ chức tại Anh Quốc cho việc cung cấp nền tảng cho tất cả hệ phái và truyền thống của Phật giáo. Hội đã đứng vững một mình trong vòng 50 năm như là trọng tâm của Phật giáo tại Anh quốc.

 

Sáu mươi người Anh đã mang tôn giáo Đông Phương vào làm khuôn mẫu cho Tây Phương đầu tiên, trong đó bao gồm cả Phật giáo. Người Trung Hoa xâm chiếm Tây Tạng vào năm 1950 cuối cùng đã tạo nên một cuộc ra đi của hàng ngàn người Tây Tạng cùng với Dalai Lama vào năm 1959. Chuyến đi này đã mang những Tăng sĩ Tây Tạng vào Tây phương. Hai dữ kiện này đặc biệt đã dẫn tới việc phát triển của những nhóm Phật tử mới. Do kết quả này, ngày hôm nay hầu hết mọi truyền thống Phật giáo thì được hiện diện tại Anh Quốc.


 

Phật giáo tại Anh có khác với Phật giáo tại các nước Đông phương không?
Điểm khác biệt chính đó là văn hoá. Một vài ngôi chùa và tu viện tại Anh quốc phần lớn tái tạo tổ chức hoàn toàn giống hệt với tổ chức của họ tại phương đông. Nếu ai đã đến ngôi chùa Wat Buddhapadipa tại Wimbledon, thành phố London, là một điển hình, ở đó có rất ít sự khác biệt từ các chùa tại Thái Lan. Mặc dù vậy, vẫn có sự khác biệt.
Các Tăng sĩ tại Tây Phương cũng giống như các vị Tăng sĩ Phật Giáo Nguyên Thủy từ Đông Nam Á hay Miến Điện, thí dụ, họ cũng đi bộ dọc theo các con đường trong nước Anh với y cà sa và trên tay ôm bình bát, đã không làm ngạc nhiên khách bộ hành đi ngang qua. Và không hề nghĩ đến rằng có ai đã thực sự đặt thực phẩm vào trong bình bát cho bữa ăn của mình không, như là phong tục tại đông phương. Tại Anh, thật vậy, thực phẩm thì được mang tới chùa bởi những tín chủ, hoặc đã được nấu tại một nơi nào rồi.

 

Dù gì đó cũng là truyền thống Phật giáo tại Anh quốc, tuy nhiên, sự giảng dạy nói chung vẫn trung thực với nguồn gốc. Có thể nói như vậy, cho nên, tính chất của Phật Giáo như, sự tu tập, và sự giảng dạy, tại Anh quốc thì cũng giống như tại phương đông, nhưng không cần thiết nó là tập quán văn hoá.
Những sự cải đạo qua Phật Giáo.
Một số Phật tử thì do sự cải đạo, chẳng hạn như, họ không thừa nhận hoặc từ chối tôn giáo mà đã mang từ lúc mới sanh, và đổi sang Phật giáo. Tuy nhiên, có những người cải đạo khác không ý thức sự từ bỏ tôn giáo cũ của mình, họ vẫn giữ đạo nguyên thủy của họ và đạo Phật.


 

Phật Giáo không đòi hỏi Phật tử chỉ tin tưởng vào tôn giáo mình, mà không được tin vào bất cứ tôn giáo nào khác. Có nhiều người có niềm tin trong nhiều tôn giáo, họ vẫn thật sự hạnh phúc hài hòa trong cuộc sống của chính họ. Thí dụ, những người tây phương theo truyền thống đạo Judaeo-Christian (Tin Lành) họ vẫn giữ niềm tin của họ nhưng song song đó họ thực hành thiền định của Phật Giáo.
Cũng có một số người mặc dù trên danh nghĩa là đạo Hindus hay Tin Lành hoặc gì khác, nhưng họ đã dấn thân vào niềm tin tôn giáo khi mới được tiếp xúc lần đầu tiên với Phật Giáo. Những người này, cũng vậy, họ không có ý muốn chuyển đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.

 

Những buổi lễ tổ chức như thế nào tại Anh Quốc?


Có rất nhiều sự chuẩn bị và nhộn nhịp náo động cho những buổi lễ hội của Phật Giáo tại các ngôi chùa và các tu viện nhiều lần trong một năm. Thực phẩm được chuẩn bị tại chùa hay đã được nấu sẵn ở một nơi nào đó và được mang đến chùa, và những tặng phẩm hiện nay được các cư sĩ chuẩn bị dâng cúng lên chư tăng là tiền bạc, đôi khi là y cà sa, những vật dụng, và những thực phẩm dự trữ trong kho của nhà bếp.
Không phải chỉ là ngày linh thiêng đặc biệt cho sự cầu kinh và giảng giáo pháp, nhưng cũng thật là hạnh phúc vui vẻ vì là cơ hội để họp mặt thích thú giống như những buổi lễ Christmas hay Easter của những người đạo Tin Lành.

 

Truyền thống những lễ hội và những buổi nghi lễ long trọng thì không phải luôn luôn là dành cho những người có địa vị cao trong xã hội, dù cách gì thì cũng có một số Phật tử tây phương tham dự. Không phải những người tây phương không chú trọng hay tham dự, nhưng thông thường thì các lễ hội chỉ thuần tùy truyền thống Phật giáo mà không có liên quan đến văn hoá. Dù thế nào đi nữa thì trường hợp này là cơ hội để cúng dường giúp đỡ những ngôi chùa và các tăng sĩ trong cuộc sống của họ.


 

Thứ hạng của các trung tâm Phật Giáo tại Anh Quốc.
Những kiểu cách tu tập của Phật Giáo trên toàn thế giới có thể khác biệt vô cùng. Cuối cùng, rồi cũng lấy ra tinh túy và phát triển trên 25 thế kỷ trong nhiều văn hoá khác nhau. Cho nên, có nhiều ngôi chùa, nhiều tu viện và nhiều trung tâm của nhiều hạng thứ lớp được dựng lên trên toàn xứ sở của Anh Quốc trên trăm năm. Một vài ngôi chùa nguồn gốc từ Miến Điện, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, miền Đông Nam Á Châu, và Tây Tạng.
Một vài trung tâm được thiết lập riêng biệt để phục vụ cộng đồng dân tộc họ, dù vậy họ vẫn mở cởi để đón nhận mọi người. Những vị Tăng sĩ và Ni làm phận sự của họ hầu như chắc chắn được tiến hành mỗi ngày một cách tận tâm kể cả tu tập, cũng như giảng dạy, cầu nguyện hay nghi thức lễ long trọng cho những người thế tục.

 

Cũng có một vài trung tâm phối hợp sự đặc thù riêng biệt của sự tu tập Phật giáo và truyền thống với văn hoá của tây phương. Thí dụ như những người Tây Phương mà đã xuất gia tại Nhật Bản hay Thái Lan, khi họ trở về Tây Phương họ đã xây dựng tu viện giảng dạy tại Anh Quốc. Những trung tâm này tự coi như thừa kế của
truyền thống xác thực, chắc chắn, tuy nhiên, văn hoá đã được điều chỉnh. Bằng chứng là một số kinh tụng có thể tụng bằng Anh ngữ, và giới tính thì được đối xử công bằng.
Hãy còn một nhóm khác tại Anh quốc thì chủ yếu quan tâm đến thực hành thiền định, trong khi đó họ chỉ để ý một chút về giáo lý hay văn hoá. Thí dụ như họ không tụng kinh, không lễ lạy, hay có nhiều tượng Phật, cũng không chú trọng đến học kinh điển. Họ chú trọng đến phương pháp hành thiền căn bản của chánh niệm và tỉnh thức trong đời sống hàng ngày.
Trái lại với điều này, có một vài tổ chức đã thuyết giảng tại các trường học và những truyền thống Phật giáo trên thế giới. Không nhằm mục đích làm thích nghi hay chỉnh sửa bất cứ thứ gì, và họ cũng có thể mở rộng và phát triển những tổ chức để trở thành hình thái Phật Giáo Anh.


Phật giáo được tổ chức như thế nào tại Anh?


Không có hội Phật giáo chính thức nào hay một nhóm nào tại Anh quốc, cũng không có đoàn thể nào có thể là đại diện cho toàn thể Phật giáo tại Anh, mặc dù đã có những sự cố gắng tạo một Phật giáo thống nhất tại Anh quốc.