Trang Chính

 

Những Ngôi Chùa

 
Trang Truyen Ngan


Chùa Miên Thượng

 

 

 


 

 



Ladakh - Vùng đất của đạo Phật Vajrayana

Minh Ty' sưu tầm và dịch thuật
Thiện Pháp tri`nh bày

 

Những Ngôi Chùa Phật Giáo trên Thế Giới

Trang Dieu Phap

 

 

2) Ladakh - Vùng đất của Đạo Phật Vajrayana

 

Viết bởi Rohan L. Jayetilleke, báo Lanka Daily News, Ngày 2 tháng 2 năm 2005

Minh Ty’ dịch

 

Leh, Ladah (India) - Sự việc một tu sĩ của Vaisli, được biết như Vajjaputtakas, được đắc cử vào ghế nghị viên thứ hai, quận hạt Maha Sangha đă đưa đến ti`nh trạng chia thành 12 vùng khác nhau. Ở lănh thổ Ladakh, đạo Vajrayana đă tồn tại được ngay cả sau thời hưng thịnh của Đạo Phật dưới triều vua Asoka.

 

Ladakh là một vùng đất không giống như những lănh thổ khác, huyền bí, kỳ lạ và xa vắng. Được bao bọc xung quanh bởi những đỉnh núi tuyết trắng xoá, những rặng núi chạy dài, những cơn gió lạnh buốt và những tảng băng có từ ngàn xưa. Những chướng ngại vật thiên nhiên này tuy nhiên đă có sực mạnh bảo tồn được vẻ đẹp hồn nhiên của Ladakh.

 

Cho đến hôm nay, chưa hề có một chút vẻ đẹp thiên nhiên của Ladakh bị thất thoát và mọi người đều cho rằng Ladakh chính la Dhangri-La cuối cùng của Ấn Độ. Dân chúng ở vùng này là con cháu của Mon (người Tàu).

 

Bất kể những địa thế hiểm trở, hàng thế kỷ trước, Ladakh đă là trạm giao liên của những tuyến đường buôn bán và trao đổi lớn.

 

Từng đoàn lạc đà của những người buôn bán (Vaisya Sresthins) di hành qua các đỉnh núi cao vút. Họ mang theo trà, thuốc lá và những khoáng chất, và những người này đă đổi chác lấy vải lụa, gia vị, safron, brocades và khăn quàng cổ.

 

Gia đ́nh của người lănh đạo vùng Ladakh ở trong một dinh thự, ở ngoại ô của thủ đô Keh. Dinh thự này có một bảo tàng viện nhỏ của gia đi`nh và sự bảo tồn này đă tri`nh bày cho mọi người thấy được những sinh hoạt của hàng thế hệ đă đi qua.

 

Trải dài theo đại lộ hướng về vùng Kargi, Shey, thủ đô của Ladakh, đă tạo ra một cảnh trí ngoại mục của Shindhu gịng sông và thung lũng Indus, nơi mà nền văn minh đă có hơn 5,000 trước tây lịch, trong thời Pre-Aryan.

 

Tu viện Phật học Vajrayana đă là nền tảng căn bản của người dân Ladakh. Có khoảng 30 tu viện tại đây. Những tu viện này đă nói lên niềm tin tưởng và sự kiên tri` của những người dân ladakh trên hai phương diện tinh thần lẫn vật chất.

 

Sự liên hệ giữa các tu viện và dân cư tại đây được thông qua bởi Lama, người chủ tri` các nghi lễ Đạo Phật , và những người đă cúng dường thực phẩm cho các tu viện. Hemis là một tu viện lớn và trù phú nhất trong những tu viện tại Ladakh.

 

Vào mùa hè tu viện Hemis tri`nh diễn vở kịch dựa trên câu chuyện Jataka. Cuộc lễ hội này với tinh thần kỷ niệm và tưởng nhớ đến Guru Padma Sambhava, người đă mang Đạo Phật vào Ladakh.

 

Tiếng gọi "Gompa" đă làm tan biến sự cô quạnh thầm lặng của cái thiền định và trung tâm thiền định như Thikse Gompa đă vươn mi`nh nổi bật trên những ngôi làng phụ cận, đă làm cho toàn thể dân làng có được sự kính phục và lo`ng hướng thượng mỗi khi nhi`n thấy.

 

Môn thiền Thikse Gompa đă được phổ biến cách đây 500 năm và vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay.

 

Đạo Phật đă chi phối sinh hoạt hàng ngày của người dân và họ không bị giới hạn tụng niệm trong giờ làm việc trong những ngày lễ tôn giáo. Mọi người dân đều tham dự các nghi lễ tôn giáo hay các ngày lễ hội một cách hăng say.

 

Ngày quan trọng nhất của lịch Ladakh là ngày tết Phật Đản, được gọi là lễ Losa. Gia đi`nh và bạn bè ăn mừng lễ hội với "Tampa", một loại bánh nướng bằng bột barley, và "chang", một loại barley lên men hoà với nước.

 

Một món cổ truyền "Thịt ngọt", có tên là Mok-Moks, là những món ăn được làm từ những mùa màng do chính họ thu hoạch được.

 

Một ngày lễ quan trọng nữa là ngày mà "so viet" được mang ra từ đền chùa trong một đoàn rước kiễu đầy màu sắc.

 

Dân làng tỏ ḷng ngưỡng phục đoàn kiệu đang diễn hành và đoàn kiệu sẽ dừng lại trước nhà dân làng, và họ sẽ mang các món giải khát đến cho các thành viên của đoàn kiệu.

 

Dân làng nhảy múa theo điệu vũ cổ truyền và họ luôn luôn trang phục với quần áo đầy màu sắc rực rỡ. Học tro` của các trường học xếp hàng chỉnh tề theo hàng lối và chờ đợi vị Lama chúc phúc. Ladakha là một xă hội ngoại lệ đối với thế giới bên ngoài.

 

Ladakha là một vùng cao nguyên lạnh lẽo với tỷ lệ mưa thật giới hạn và vấn đề trồng rau quả thật là yếu ớt dọc theo ṿng đai của thung lũng Sindhu hay ven sông Indus. Ở một vài nơi, nước tan ra từ những tảng băng trong mùa hè đă cung cấp nước uống cho mọi người nên việc xử dụng nước trong việc trồng tỉa lại càng bị hạn chế.

 

Với lo`ng can đảm và sự chịu đừng bền bỉ để chống trả với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người dân ở đây đă biết tận dụng những ngày ngắn ngủi của mùa hè để trồngbarely hay lúa mạch dùng cho lương thực.

 

Những luống cày được xới lên bởi dụng cụ tên "Dzo", một lưỡi cày bằng gỗ hi`nh chữ thập và con bo`, đây là dụng cụ duy nhất của nhà nông tại vùng này.

 

Súc vật chăn nuôi tại đây thi` loại dê là con vật qúi giá nhất, giống dê này đă cung cấp sửa cho họ. Dân cư ở đây đều ăn chay. Ngoài loại dê ra, cừu cũng là loại cung cấp len để làm khăn quàng cổ trong mùa đông.

 

Mùa đông ở đây thật dài và khắc nghiệt, nhà cửa được xây dựng theo cách thức có thể giữ được hơi nóng lâu hơn, saú tháng lạnh lẽo này người và vật phải sinh sống ở trong nhà.

 

Trong sáu tháng lạnh dài của mùa đông, những người phụ nữ của Ladakh đan quần áo lạnh và dệt những tấm thảm dầy. Công việc này không những đă mang lại sự cần thiết cho gia đi`nh họ mà co`n tạo cho họ có được những thú vui trong mái ấm gia đi`nh.

 

Tuy là một vùng đất đầy sa mạc tuyết và núi non hiểm trở, Phật Giáo đă có ảnh hưởng lớn và được tin tưởng bởi dân địa phương, những người đă có sự can đảm cùng niềm tin vào đạo Phật, đang chế ngự thiên nhiên hiểm nghèo ngỏ hầu tạo dựng cho họ một môi trường sống ngày một thoải mái hơn.