Lịch sử Phật
giáo tại Cửu Hoa Sơn
Cửu Hoa Sơn (Jiuhua Shan là một trong bốn cảnh
núi lới tại Trung Quốc tại đó có rất nhiều
cảnh chùa đẹp mà người ta gọi là Tứ
Đại Phật Sơn.
Phật
giáo bắt đầu có tại Cửu Hoa Sơn vào thời
Nam Bắc Triều (420-589 TL) - Theo sử ghi lại th́ vào
đời Lương Vũ Đế năm Thiên Giám thứ
2, đă có vị sư tên là Phục Hổ (Fuhu) đă tới
núi này lập Chùa Phục Hổ. Vào cuối đời Đông
Hán, Cửu Hoa Sơn bắt đầu xây dựng chùa chiền
và truyền bá Phật Giáo. Vào năm Vĩnh Huy thứ 4 nhà
Đuờng (tức năm 653 tây lịch) Ngài Kim Kiều Giác
(Jin Qiao Jue), thuộc vương tộc Triều Tiên, vượt
biển tới Cửu Hoa Sơn, thấy phong cảnh
nơi đây mỹ lệ, bèn ẩn cư tu hành suốt 76
năm. Vào đời Đường, năm Khai Nguyên 16 (tức
năm 728 Tây Lịch) Ngài viên tịch. Theo sử liệu,
khi Ngài Kim Kiều Giác qua đời, dung mạo vẫn
tươi tỉnh như lúc c̣n sống. Núi vang những tiếng
âm u, khỉ và chim đều ai oán khóc thương. Dưới
đất phát ra ánh sáng rực rỡ. Nhục thân Ngài
được giữ nguyên trong ba năm rồi chúng
tăng thiếp vàng nhục thân của Ngài. Chúng tăng cho
rằng Ngài là hóa thân của Địa Tạng Vương Bồ
Tát, bèn chuyển Ngài vào Nhục Thân Bảo Điện. Từ
đó, Cửu Hoa Sơn được coi như là nơi
cho Phật Tử tới chiêm bái đức Địa Tạng
Vương Bồ Tát. Vía Ngài vào ngày 30 tháng 7. âm lịch.
Từ cuối đời Đường
sang thời Ngũ Đại, rồi qua đời Tống,
đời Nguyên th́ tại đây, Phật Giáo phát triển
rất chậm tại Cửu Hoa Sơn. Nhưng sang đời
nhà Minh và Thanh th́ Phật Giáo phồn thịnh trở lại
rất mạnh. Dưới thời nhà Minh, ba lần triều
đ́nh đă cho tiền để trùng tu lại Chùa Hóa
Thành. Hai vị vua nhà Minh đă đến đây chiêm bái.
Sang đến năm Vạn Lịch thứ
1 (năm 1573 TL) dưới thời vua Minh Thần Tông, có Vô
Hà Đại Sư (Wu Xia) tới lập một cái am tại
đỉnh Đông Nhai để tu hành. Trong 28 năm, Ngài
đă viết 81 phẩm Kinh Hoa Nghiêm bằng máu ở lưỡi
và bột vàng. Ngài thọ126 tuổi. Trong ba năm nhục
thân của Ngài c̣n nguyên vẹn. Các đệ tử cho Ngài
là hóa thân Bồ Tát nên thiếp vàng nhục thân của Ngài,
và truy thụy Ngài là "Bách Tuế Công." Sang niên hiệu
Sùng Trinh ( 1630 TL), vua Minh Tư Tông sắc phong Ngài là "Ẩn
Thân Bồ Tát". Ngày nay, nhục thân của Ngài vẫn c̣n
được thờ tại Bách Tuế Cung.
Tiếp đó, cũng c̣n có các vị cao
tăng khác như : Hải Ngọc Đại Sư thọ 110
tuổi, tu tại Bách Tuế Cung nhục thân cũng
được thiếp vàng và giữ cho tới ngày nay.
Khoan Thành Đại Sư tu tại Hoa Thiên Tự, cũng thọ
tới 95 tuổi.
Sang đời nhà Thanh, hai vị vua là
Khang Hy (Kangxi) và Càn Long (Qian Long) đă tới Cửu Hoa
Sơn chiêm bái và ban cho 4 chữ cùng với bút tự "Cửu
Hoa Thánh Cảnh" .
Vào thời nhà Thanh, Cửu Hoa Sơn có
trên 150 ngôi chùa và từ 3 đến 4 ngàn tăng ni tu tập
tại đây. Đa số các chùa tại đây đă bị
phá hủy toàn diện hay một phần trong thời kỳ
Cách Mạng Văn Hóa, nhất là các tượng Phật cổ
đă bị phá. Gần đây, từ năm 1987, người
ta mới trùng tu lại các chùa. Ngày nay vùng Cửu Hoa Sơn
có cả thẩy 79 ngôi chùa lớn nhỏ. Những ngôi chùa
lớn ở đây ta phải kể: Hóa Thành Tự, Kỳ
Viên Tự, Bách Tuế Cung, Đông Nhai Tựï, Nhục Thân Bảo
Điện, Cam Lộ Tự, Thiên Đài Tự, Thiên Thai tự,
Thiên Kiều Tự, Cổ Bái Kinh Đài Tự.
Ngày nay các Chùa vẫn c̣n giữ
được nhiều di vật Phật Giáo quư giá như
chiếu dụ viết tay của các vua nhà Thanh như Khang
Hy, Càn Long, cũng như bản "Aán Độ bối diện
chân kinh" viết bằng tiếng Phạn. Các ấn ngọc
do các Vua thời nhà Minh và Thanh ban cho.
Gần nơi bến cable car có một
cây tùng rất cổ (1400 năm), có h́nh thù giống con phụng
hoàng vẫy cánh , nên nó được mang tên là Phụng
Hoàng Cổ Tùng.
Chùa Thiên Đài
c̣n được gọi là Địa Tạng Thiền Lâm Tự
được xây từ đời nhà Minh (thế kỷ
thứ 14) và trùng tu lại vào thời Quang Tự nhà Thanh.
Chánh Điện bề ngang chừng 30m sâu cỡ 8m xây trên
sườn núi, trước mặt có sân rộng với 3
cái đỉnh lớn để thắp hương. Từ
sân này, ta có thể nh́n ra cảnh bao quát chung quanh, núi non rất
hùng vĩ. Những từng dưới, người ta c̣n
đang xây cất lại. Sau đó , chúng tôi sang gian bên để
chiêm ngưỡng vết chân của vị Bồ Tát,
đây chỉ là vết chân c̣n trên khung bằng xi măng mà
thôi.
Lên thăm Bách Tuế Cung, phải đi bộ và leo hơn
2000 bậc đá (hết 1 tiếng đồng hồ), có
hơn một chục người phu tự động
mang theo cáng, họ chỉ chờ chúng tôi ai mệt quá th́
dùng cáng và trả chừng 30 đô một chuyến (cả
lên lẫn xuống). các vị cao niên khác đều phải
dùng cáng mà đi lên. Các bậc đá cũng khá rộng răi cỡ
trên 1m , cứ vài chục bậc th́ lại có một chỗ
phẳng để ngồi nghỉ chân, hai bên bậc đá
họ trồng rất nhiều trúc hoặc tùng, gây cho khách
bộ hành những cảm giác tĩnh mịch và đầy
thi vị.
. Gần tới chùa bậc đá nhỏ
lại và hai bên có hàng tay vịn. Cuốn theo tay vịn là một
giây xích sắt lớn, trên đó có móc nhiều ổ khóa.
Theo người hướng dẫn
viên cho biết mới rơ, tại
địa phuơng này các thanh niên nam nữ sắp lấy
nhau, họ tới đây cầu nguyện cho lứa đôi
được bền vững, và họ mang theo một ổ
khóa rồi móc khóa vào xích sắt như một hành động
khóa chặt mối luơng duyên với nhau lại. Đây là một
phong tục phổ thông ở Trung Hoa.
Lên hết bậc đá tới đỉnh
núi có một cái sân rộng, rẽ sang bên trái ta sẽ thấy
Bách Tuế Cung. Ngay ở cửa treo một cái bức hoành
nền xanh chữ thiếp vàng ghi hai hàng chữ :
Ân tứ Bách Tuế Cung
Hộ Quốc Vạn
Niên Tự,
Phần lạc khoản ghi là của Lê
Nguyên Hồng, Tổng Thống Trung Hoa một thời gian
ngắn , vào lúc sau cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, kế
vị Viên Thế Khải.
Chánh điện ở đây rất cổ
kính và đơn sơ, chứng tỏ nơi đây là ngôi
chùa nguyên thủy không bị hủy hoại nhiều trong cuộc
Cách Mạng Văn Hóá. Chính giữa có bàn thờ đức
Phật, bên trái người ta thờ nhục thân sơn son
thiếp vàng của vị tổ sư là Vô Hà Đại
Sư, đặt trong một cái tủ kính.
Phía bên kia sân rộng, sau khi lên mấy bậc
đá là một kiến trúc mới, đó là Ngũ Bách La Hán
Cung . Trong kinh Phật thường đề cập đến
500 La Hán theo hộ tŕ Phật. Sau khi Phật nhập Niết
Bàn, cũng có chuyện 500 La Hán kết tập Tam Tạng
Kinh. Sau này căn cứ theo chuyện đó mà một số
tự viện lập Ngũ Bách La Hán Cung.
Ngôi Ngũ Bách La Hán Cung hai tầng khá lớn
này mới xây cách đây hai năm, vừa được
khánh thành tháng trước (tháng 9/1998). trên cao hăy c̣n biểu
ngữ nói về lễ khánh thành này. Ngoài sân hăy c̣n có những
bia đá ghi công đức những người cúng tiền
xây kiến trúc này (tất cả ghi là năm 1997). Tầng
dưới là chánh điện rất rộng, với những
tượng Phật lớn; tầng trên là bốn dăy tượng
các vị La Hán, tượng nào cũng cao gần 1m dựng
trong khung kính. Tượng và kiến trúc hoàn toàn là mới và
rất đẹp. Đặc biệt hành lang sau chánh điện
khá rộng với những cột chùa sơn đỏ rất
trang nhă và trông bao quát phía đàng sau là một phong cảnh
dăy Cửu Hoa Sơn rất hùng vĩ.
Rời Bách Tuế Cung, men theo những bậc
đá tới thăm Đông Nhai Thiền Tự. Đây cũng là một
kiến trúc mới làm gần đây. Phía trước chùa là
một bậc thang khá rộng, trông lên một đài lục
giác có mái cong, trên cao có treo bức hoành phi với bốn chữ
đại tự "Đông Nhai Thiền Tự", từ
căn nhà cao này nh́n ra bao quát cảnh trí chung quanh Cửu Hoa
Sơn rất đẹp. Sau căn nhà nghỉ có thêm bậc
đá nữa tiến lên chánh điện, bên phải chánh
điệïn cũng có hành lang rộng trông ra phía dăy núi Cửu
Hoa Sơn (giống như là hành lang của Ngũ Bách La Hán
Cung). Phía đàng sau chánh điện có điện thờ Địa
Tạng Vương Bồ Tát.
Đi xuống núi qua môt cây cầu có ghi
ba chữ đại tự " Phi Long Kiều", một
lát sau th́ đi qua Chùa Hoa Nghiêm. Ngôi chánh điện của
Chùa này đang được trùng tu toàn diện, vật liệu
xây cất ngổn ngang. Cột gỗ, xà, kèo đă
được dựng lên nhưng chưa xây tường.
Chúng tôi lại có cơ duyên, sư trụ tŕ mời toàn thể
phái đoàn vào pḥng khách dùng trà. Tại đây, vị trụ
tŕ tặng chúng tôi mỗi người một cái đẫy
vải mầu vàng trên có thêu hàng chữ "Cửu Hoa
Sơn Hoa Nghiêm Tự" để làm kỷ niệm. Phái
đoàn chúng tôi đă góp tiền để cúng vào việc tạo
tác ngôi chùa. Sau đó, vị trụ tŕ ra ngoài chụp h́nh
lưu niệm cùng phái đoàn và tiễn đưa.
Tiếp tục đi xuống th́ tới
Nhục Thân Bảo Điện, hay Nhục Thân Tự. Ngôi chùa
này được xây từ năm Trinh Nguyên thứ 13 đời
nhà Đuờng (797 TL) và được trùng tu vào thời vua Đồng
Trị nhà Thanh (1862-1874). Chùa được xây cất ở
ngay nơi mộ của đức Kim Bồ Tát (Kim Kiều
Giác) . Truớc cửa chùa là một cái cổng lớn trên
có bức hoành với bốn chữ "Phật Quang Dị
Thải" (thải là tia sáng, c̣n đọc là thể) rồi
tới hàng bậc đá rộng (cở 3m bề ngang) gồm
81 bậc, tiến lên một cái sân rộng trước
chánh điện, trong sân có rải rác 4 đỉnh đồng
lớn để thắp hương và đốt vàng mă. Từ
sân này chúng ta có một cái nh́n bao quát xuống chân núi nhấp
nhô những mái chùa rất đẹp. Phía trên cao nhất
chánh điện có treo bức hoành phi nền đen chữ
vàng ghi hàng chữ : "Hộ quốc nhục thân bảo
điện", phía dưới là bức hoành phi nền
vàng chữ đen ghi hàng chữ " Đông Nam Đệ Nhất
Sơn" là bốn chữ vua nhà Thanh ban cho Cửu Hoa
Sơn. Chúng ta không rơ trong lịch sử Trung Hoa, nhục
thân đức Kim Bồ Tát đă giúp nhà vua những ǵ mà
được phong hai chữ hộ quốc.
Trong chánh điện, ngay chính giữa là
một cái bệ đá hoa, mà người ta nói là duới
đó là nơi có nhục thân Kim Bồ Tát, phía trên bệ
đá thờ tượng đức Địa Tạng
Vương Bồ Tát. phía sau tượng là một bảo
tháp bằng gỗ tám cạnh cao lên sát tới trần cao cỡ
5m, mỗi cạnh mỗi từng đều có những
tượng đức Địa Tạng Vương Bồ
Tát (có gần 100 pho như vậy). Giáp tường hai bên là
hai hàng tượng của Thập Điện Diêm Vương
đứng cao cỡ 2m.
Xuống qua 81 bậc đá trước
cửa chùa, ra khỏi cổng chính và đi tiếp tới
Địa Tạng Thiền Tự . Đây là một ngôi chùa mới
xây từ năm 1991, kiến trúc rất mới và giản dị,
không nhiều mầu sắc như các chùa khác. Trong chánh
điện có trần rất cao cỡ 10m, chính giữa có
thờ Đức Địa Tạng, hai bên là tượng hai vị
thị giả. Thị giả bên tay trái là tượng vị
tỳ kheo c̣n trẻ tên là Đạo Minh tay cầm tích trượng,
thị giả bên tay phải là tượng vị tôn giả
có râu, đầu mang măo viên ngoại là Mẫn Công, cha của
tỳ kheo Đạo Minh. Ngài Mẫn Công nhờ con mà thành đạo
và hai cha con trở thành hiệp thị của Bồ Tát Địa
Tạng. Cả ba pho tương cao ngoài 2m, để trong một
khung kính lớn. Hai bên giáp tường lại có thờ hai
hàng Thập Điện Diêm Vương. Ngoài ra bên trái c̣n có thờ
nhục thân của vị tổ thứ 9, chúng tôi chỉ
được giới thiệu là quê quán ngài ở Giang Tô
(không rơ có phải đây là nhục thân của Hải Ngọc
Đại Sư như đă nói ở trên không). Nhục thân
được sơn đen, và đặt trong khung kính.
Ṿng ra phía đàng sau là một bức
tường cao trên có gắn những tượng nổi,
chính giữa là tượng Đức Địa Tạng, chung
quanh là những tượng liên quan đến cảnh cửa
tử như cảnh quỷ sứ nơi địa ngục,
cảnh thuyền bát nhă, tượng đức Mục Kiền
Liên v..v..
Vùng núi Cửu Hoa Sơn c̣n có hai ngôi Chùa
cổ rất lớn nữa đó là Kỳ Viên Tự và Hóa
Thành Tự. Hai chùa cổ này có rất nhiều di tích lịch
sử.
Minh Hạnh sưu tầm
|