HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

Câu thảo luận (234) Ngày 27 tháng 01, 2004

 

TT Giác Đẳng:  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch Chư Tôn Đức thưa quí Phật tử.  Có rất nhiều quan điểm tương đối là phổ thông giữa những người Phật tử. Thật ra thi` điều này cũng không hẳn là tiêu biểu cho truyền thống Nam truyền hay là Bắc truyền, nó chỉ là cái nhi`n chung: là một vị đă đạt đến tri`nh độ giải thoát hoàn toàn thi` vị đó không co`n có tâm phân biệt, không co`n trí phân biệt, thường thường chữ Hán gọi là trí bất nhị.  Ở trong trí bất nhị này thi` Niết bàn và sanh tử không khác nhau, và vô phân biệt trí là một trí vô ngại..

 

Chúng ta lại nghe rất nhiều đoạn ở trong kinh Phật đề cập đến một sự  phân định rơ ràng, và trong trường hợp thất tịnh thi` chúng ta nói đến giại đoạn, đạo, phi đạo, phi kiến tịnh v.v... Và rơ ràng trong bài kệ này một lần nữa chúng ta lại nói đến trí phân biệt của một bậc thánh Ni, một bậc đại trí và vị này có khả năng phân biệt rất  khúc chiếc.

 

Chữ phân biệt và chữ vô phân biệt là cái ám ảnh lớn đối với người học Phật, khi mà chúng ta nói đến chữ vô phân biệt chúng ta nói đến dung thông, và chữ phân biệt chúng ta nói đến trí tuệ, một trí tuệ vô ngại giải. 

 

Xin Sư Uyên Minh làm sáng tỏ về việc này, khi chúng ta nói đến trí tuệ phân biệt và vô ngại giải, chúng ta muốn nói về phương diện nào, và khi chúng ta nói về trí vô phân biệt thi` trí đó về phương diện nào, và hai điều này nó có gi` mâu thuẫn, hay là nó chỉ là cách dùng từ về hai chuyện hoàn toàn khác nhau.  Xin được thỉnh Sư Uyên Minh cho biết y' kiến Sư về điểm này.

 

ĐĐ Uyên Minh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, thưa qúi Phật tử, trước hết con xin góp lời cho câu thảo luận hai này bằng một câu ngắn gọn là:

 

"Chính vi` có trí phân biệt cho nên bậc thánh nhân mới đạt đến một tri`nh độ là vô phân biệt, co`n phàm phu chính vi` không có trí phân biệt, cho nên mới mắc víu, vướng vấp vào cái gọi là phân biệt". 

 

Câu này nghe qua thi` thấy có mâu thuẫn, gần giống như giỡn chơi, nhưng chính vi` có khả năng phân biệt được các pháp một cách chính chắn, cho nên các bậc thánh đạt đến tri`nh độ nhờ có trí phân biệt cho nên mới đạt đến tri`nh độ không phân biệt.  Co`n phàm phu vi` không có trí phân biệt cho nên mới có sự phân biệt.

 

Ở đây chúng ta chắc chắn rằng ở trong thất giác chi, có thấy giác chi thứ hai rất  quan trọng đó là dhammavicaya-sambojjhanga- các Ngài dịch là trạch pháp giác chi, chữ trạch ở đây là sự chọn lựa.

 

Chúng ta thấy ở trong các thiền tuệ của Tứ Niệm Xứ, có đạo, phi đạo, phi trí tuệ là mi`nh biết rơ rằng bây giờ tâm cảnh của mi`nh, chánh niệm tỉnh giác của mi`nh có đi đúng với pháp môn tứ niệm xứ hay không. 

 

Chẳng hạn như hành giả được những thành tựu những sở chứng nho nhỏ, như là thấy người mi`nh nhẹ bổng lên, người mi`nh mát lạnh, hoặc tự nhiên mi`nh thấy trí tuệ mi`nh bừng sáng, mi`nh thấy niềm tin của mi`nh đối với Phật Pháp tự nhiên mănh liệt , nó dơng mănh, nó mạnh mẽ hơn trước khi mi`nh tu thiền v.v... Đối với người có duyên lành ba la mật co`n non kém thi` có thể họ sẽ dừng lại ở đó, họ xem đó là cứu cánh chứng ngộ rồi.

 

 Nhưng đối với các vị đủ túc duyên, túc ở đây không có nghĩa là đầy đủ, mà túc có nghĩa là kiếp trước. Người có đủ túc duyên thi` họ sẽ thấy đây là giai đoạn cần phải vượt qua mà thôi, cho đến khi nào mà chưa trở thành thánh nhân thi` con đường trước mắt nó vẫn trải dài vô tận, mi`nh không  được quyền dừng lại ở giai đoạn nào nửa chừng hết.

 

Ở đây chúng ta thấy rằng mặt liễu nghĩa, thi` chữ phân biệt trước sau phân biệt gần như nó đồng nghĩa nhau, nhưng cái phân biệt ở trong trạch pháp giác chi của người tu, không giống như là sự phân biệt của thế giới tâm tưởng phàm phu. 

 

Chúng ta trong đời sống vật chất, trong đời sống thường ngày, chúng ta chỉ phân biệt bằng hai tâm trạng tham hoặc là ưu, chúng ta kiếm cái gi` mi`nh thích để mi`nh tham. Mi`nh thấy cái gi` mi`nh ghét, mi`nh sợ mi`nh tránh, mi`nh tống khứ, mi`nh giải trừ, mi`nh xua đuổi nó đi, mi`nh chọn lựa cái mi`nh thích để mi`nh giữ lại, và mi`nh chọn lựa cái mi`nh không thích để mi`nh xua đuổi, tống khứ, đó là cách phân biệt của phàm phu, đó là không phải là trí phân biệt. 

 

Bậc thánh hoặc người đang trên đường tu chứng, sự phân biệt đó không phải là do tác động từ tham,từ ưu, từ cái ghét, cái thương, mà sự  phân biệt ở đây là cái nào là thiện, cái nào là ác, mà do các Ngài phân biệt biết con đường nào cần phải đi và cái nào là con đường cần phải tránh. Thi` như vậy trên chữ nghĩa thi` chúng ta thấy hai chữ phân biệt giống nhau,nhưng trên nội dung thi` hoàn toàn khác nhau, một bên phân biệt bằng trạch pháp giác chi, bằng trí tuệ không hề có sự tham dự của tham, của ưu,  không có sự chọn lựa mang tánh cách trẻ con. 

 

Co`n phàm phu chúng ta, có thể chúng ta sống đến 90 tuổi, nhưng chúng ta vẫn sống ở trong sự chọn lựa của trẻ con, chúng ta chỉ có thể ăn được kẹo ngọt chứ chúng ta không uống được thuốc bắc.  Co`n đối với bậc thánh thi` các Ngài không phải như vậy, đối với bậc tu hành, nói chung thi` các bậc thánh và các người tu thiền định nói riêng thi` sự chọn lựa của các Ngài không phải chọn lựa, các Ngài không kiếm cái ngọt tránh cái đắng.  Mà sự chọn lựa ở đây là sự phân tích. Nói tóm tắt thi` trên chữ nghĩa, chữ phân biệt thi` nghĩa là phân biệt mà thôi.  Nhưng về nội dung, chính vi` phàm phu không được trí tuệ trạch pháp giác chi, không đủ trí phân biệt cho nên mới mắc vào phân biệt, co`n thánh nhân vi` Ngài có được trí phân biệt cho nên mới đạt cảnh giới vô phân biệt. 

 

Chúng ta có thể nói cái khả năng phân biệt của người lớn, và khả năng phân biệt của một đứa bé, vi` người lớn mi`nh chỉ chọn lựa cái gi` thấy cần, cái gi` có lợi ích, co`n đứa bé chỉ chọn lựa cái gi` nó thích và nó tránh cái gi` nó không thích, nó không màng đến cái đó cần thiết hay không cần thiết.  Người lớn họ chỉ chọn lựa cái gi` cần thiết và họ bỏ đi cái gi` không cần thiết.  Và sự chọn lựa của người tu hành bằng trí tuệ trạch pháp giác chi, không hề có sự can dự của tham, của ưu, không có sự chọn lựa nông nỗi như vậy.

 

Đó là chỗ hiểu của con trong câu thảo luận hai này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm