HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

Câu hỏi 233, ngày 24 tháng 01, 2004

 

Yellowbird91 hỏi: Kính thưa Thầy, có nên nhẫn nại và tiếp tục tha thứ cho một người ích kỷ, ghen tuông một cách mù quáng và luôn gây ra những khổ đau trong đời sống gia đi`nh ?, kính Thầy.

 

ĐĐ Pháp Đăng giảng: Nếu chúng là một người Phật tử, hay nếu chúng ta không phải  người Phật tử, nhưng chúng ta đọc kinh sách nhiều và chúng ta có nhẫn nại để cho người này hiểu được sự thật, thi` họ sẽ bớt đi sự mù quáng, bởi quí vị biết là nếu chúng ta không hiểu Phật pháp thi` chúng ta có nhiều cái lầm lẩn, khi chúng ta hiểu Phật pháp rồi thi` tâm hồn của chúng ta tương đối cởi mở rất nhiều.

 

Khi chúng ta muốn một người nào họ bớt đi mù quáng này.  Vi` họ thương nhiều nên họ cớ sự lo lắng nhiều, hoặc họ có tánh cách là ôm ấp nhiều nên họ gây sự trở ngại cho mi`nh, chứ không phải họ không thương mi`nh mà họ làm ra như vậy, nên nhiều khi họ thương chồng nhiều quá, sợ người chồng bỏ mi`nh thi` họ có tính cách mà chúng ta gọi là hơi mù quáng "thương nhau lắm đắng nhau đau" thường thường người đời họ  nói như vậy.  Nhưng khi mi`nh muốn cho người đó hiểu, ít nhất làm sao mi`nh phải có những câu truyện, những mẫu chuyện hoặc mi`nh nói theo tinh thần Phật pháp cho họ hiểu được, để cho hiểu được mi`nh.

 

Thí dụ như quí vị thấy câu chuyện của thiện nam Visakha và tín nữ Dhammadinna, ông là người thường thường vào chùa học Phật pháp, như những lần trước vợ đưa tay để ông dẫn vào và ăn cơm chung với người vợ.  Nhưng hôm sau, ông không làm như vậy, vi` ông là vị Thánh A Na Hàm rồi, nên khi vào chùa, ông vẫn vào bi`nh thường , vợ đưa tay cho ông nắm,  ông không nắm, khi ăn cơm, ông cứ nói vợ ăn cơm đi, chứ không co`n có ti`nh thương nam nữ như xưa nữa.  Lúc bấy giờ bà mới nghĩ : không biết mi`nh có làm gi` cho chồng buồn không, thi` hoàn toa`n không thấy gi` hết. 

 

Bà mới hỏi chồng, lúc bấy giờ người chồng mới khuyên : "Anh đă hoàn toàn hiểu được pháp của Đức Phật là tất cả khổ đau từ đâu có, mi`nh thương người nào thi` mi`nh làm cho người đó dứt sự khổ đau do sự luyến ái" và lúc bấy giờ người chồng nói :" thôi bây giờ em hăy lấy hết động sản và bất động sản này". 

 

Người vợ mới nói với người chồng : "Tất cả những gi` anh bỏ được thi` em cũng sẽ bỏ được, anh nói rằng pháp của Đức Phật thuyết giảng cho anh chứng đắc, vậy người phụ nữ có chứng đắc không?". 

 

Thiện nam Visakha nói rằng: " người nữ cũng có thể chứng đắc được".

 

Khi người chồng nói như vậy, người vợ nghĩ rằng, chồng mi`nh không co`n luyến ái nữa thi` mi`nh cũng làm cho mi`nh không luyến ái, sau đó người vợ đi xuất gia và chỉ ba tháng sau thôi, bà cũng đắc quả A La Hán là từng thánh trên tầng thánh chồng bà đắc một bậc. 

 

Thi` đây là câu chuyện mà chúng ta nói rằng nếu người nào thương mi`nh, họ lo lắng cho mi`nh, thi` làm sao mi`nh đáp lại tấm thạnh ti`nh lo lắng của họ, bằng cách mi`nh nói cho họ nghe, để họ có việc làm mà họ hiểu được mi`nh, họ hiểu được mi`nh rồi thi` họ không hờn giận mi`nh. Nếu mi`nh cứ nhẫn nhịn làm thinh chịu với người vợ hoặc chồng của mi`nh thi` Sư thấy rằng đây là mi`nh phải áp dụng thêm một cách nữa có nghĩa là mi`nh nhẫn nại, mi`nh có thể kể những câu chuyện trong Phật giáo rất nhiều, mi`nh có thể kể cho họ nghe và từ đó tâm họ có cởi mở hơn.

 

 Bởi vi` pháp bảo có công năng tẩy trừ những phiền năo ô uế trong tâm của chúng ta, và chúng ta biết người ích kỷ, ghen tuông như vậy là người đó tâm của họ có điều mà chúng ta gọi là tâm ly', nên mi`nh có thể làm sao chohọ nghe những câu chuyện về Phật pháp, mi`nh có thể nói cho họ  câu chuyện nào đó mà có thể áp dụng được. V́ Pháp cuả Đức Phật có công năng tẩy trừ ô nhiễm trong tâm.

 

Nhiều khi mi`nh đi chùa chiền, làm những chuyện công đức, mà vợ hoặc chồng ghen bóng, ghen gió thi` vấn đề này có chứ không phải là không có, thi` vấn đề là không phải nín thinh chịu hoài, có thể lúc nào nên nói thi` cứ nên nói.  Ngài Xá Lợi Phất, là vị Thánh, Ngài có tầm nhi`n bằng khẩu giáo, Ngài không có sự bực bội, mà Ngài có thể Ngài làm như vậy với thân giáo, khẩu giáo, Ngài có đủ khả năng như vậy, co`n nhiều khi mi`nh có thể làm thinh một chút. có thể nói một chút làm sao cho người vợ, hoặc chồng mi`nh hiểu được, khi họ hiểu được mi`nh rồi họ sẽ tri ân của mi`nh.

 

Cũng như câu chuyện của nàng Dhammadinna va` thiện nam Visakha, khi người chồng bày tỏ hết nỗi niềm của mi`nh rồi, thi` người vợ không co`n nghĩ người chồng không co`n thương mi`nh nữa và nghĩ người chồng đă đắc tầng thánh rồi, người chồng thân tâm đă trong sạch rồi, nên bà cũng đi tu luôn và đắc tầng thánh trên chồng mi`nh một bực tầng thánh.  Đó là người chồng tiếp độ vợ bằng nhiều cách tiếp độ, chứ không phải mi`nh cứ mù quáng làm thinh hoài, để gây ra sự khổ đau cho mi`nh rồi sào sáo trong gia đi`nh, va` làm cho con cái hiểu lầm về mi`nh. 

 

Mi`nh có thể nói ra để cho mọi người họ nhờ Phật pháp, nhờ chánh pháp cải sửa tâm tánh, hoán đổi tư tưởng của họ.  Nên Đức Phật nói rằng chánh pháp có công năng tẩy trừ những ô nhiễm trong tâm của chúng ta, nếu chúng ta áp dụng đúng thi` sẽ đưa đến rất nhiều những lợi ích.  Co`n nếu mi`nh cứ nhẫn nại để chồng hoặc vợ nghĩ đông, nghĩ tây thi` cũng không nên, mà mi`nh nên phân tách cho họ nghe, biết đâu trong ti`nh thương đó và cũng có thể có một duyên lành để giác ngộ.  Do người chồng hay vợ có sự hướng tâm, mi`nh hướng tâm làm sao cho họ hiểu nội dung lành mạnh, những nội dung có thể vượt qua những khổ đau được.

 

Thi` theo chúng tôi nghĩ là như vậy, chứ không thể làm thinh hoài, vi` nhiều khi có thể gây rắc rối cho mi`nh.  Chúng tôi chỉ xin góp y' cho người Phật tử này là như vậy, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm