HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

*** Câu Thảo Luận ngày 23 tháng 1, 2004

 

Ngày 23 tháng 01, 2004

 

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch quí Ngài và thưa quí vị, chúng ta bắt đầu học kinh Pháp cú trong năm Giáp Thân với kệ ngôn số 399, bài kệ này đề cập đến nhẫn nại là tư cách của bậc thượng nhân như lời giảng của TT Trí Siêu, cuộc sống theo lời của Đức Phật dạy thi` không ai tránh khỏi những cảnh trái y' nghịch lo`ng "Thương xa, ghét phải được, muốn không được " chỉ trong ba thứ đó đă đo`i hỏi chúng ta bao nhiêu sự nhẫn nại trong cuộc sống này, nhưng điều đó cũng chưa đủ là những nghịch cảnh, đến đó chỉ là một nỗi khổ, nó là một phần của nỗi khổ chung của chúng ta.  Nhưng rồi phản ứng với những nghịch cảnh đó nó lại cho thấy một thái độ khác, nó lại từ đó dẫn đến sự khổ tăng trưởng, hoặc giả là cái khổ chừng đó hay là giảm thiểu.  Nhưng phần đông chúng ta thi` khi chúng ta gặp sự khổ, chúng ta làm cho nó khổ thêm, chuyện rắc rối thi` chúng ta làm cho rắc rối thêm, chuyện nó phiền rồi thi` giải pháp của chúng ta là làm sao cho nó phiền thêm, chúng ta nuôi dưỡng nỗi khổ trong lo`ng, nhưng ít khi nào chúng ta nghĩ rằng mi`nh có trách nhiệm về việc đó, và người khác chịu trách nhiệm về việc này. 

Qua bài giảng của TT Trí Siêu, chúng ta lại đặt trước một câu hỏi rất quan trọng, đó là hầu như để có khả năng nhẫn nại trước những nghịch cảnh, thi` chúng ta phải có được một cái nhi`n tích cực, sáng sủa chân chánh mà đạo Phật gọi là  yonisomanasikàra- khéo tác y' hay là chánh tư niệm hoặc là như ly' tác y', khi mà nói đến yonisomanasikàra thi` chúng ta nghĩ đến một trạng thái trí tuệ, một con người có y' trí.  Vậy thi` thỉnh TT Trí Siêu hoan hỷ làm sáng tỏ một việc, là có một kinh nghiệm người ta thường thấy rằng ở trong thế gian này, những người nào có học thức, những người nào có trí tuệ, có tài năng thường thiếu kiên nhẫn hơn những người bi`nh dân, những người không có tri`nh độ và những người lao động tay chân. Người ta cho thấy rằng, những người lao động tay chân tương đối quen với sự chịu đựng nhiều hơn là những người có học vị cao hoặc giả là có nhiều trí tuệ, và thậm trí ở trong một vài trường hợp, những vị có cá tánh thiên về trí thi` lại có nhiều sân tâm hơn là những người bi`nh thường.  Bạch TT Trí Siêu hai điều này gần như là tương phản với nhau, một bên là sự nhẫn nại cần đến trí tuệ nhiều, một bên là những người có trí tuệ nhiều tỏ ra thiếu nhẫn nại, xin được thỉnh TT Trí Siêu cho biết y' kiến về điểm này.  Nếu một người bi`nh thường họ không có học nhiều kinh điển, họ không có học vị cao, không có trí tuệ bén nhạy thi` liệu họ có khả năng sử dụng đến chánh tư niệm không, có sử dụng đến như ly' tác y' được hay không, xin cung thỉnh TT Trí Siêu.

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch TT Giác Đẳng , kính thưa quí vị, về vấn đề này thi` chúng ta cần phải làm sáng tỏ vấn đề gọi là trí tuệ, như ly' tác y' và trí tuệ của một người có học thức.  Một người có học vấn, trí tuệ đó chưa chắc gi` là một trí tuệ như ly' tác y'.  Một người mặc dầu không có học thức hay là học thức kém, nhưng người này biết suy tư và suy tư đúng mức, suy tư đúng cách thi` như vậy được gọi là trí tuệ như ly' tác y', hay là khéo tác y'.  Do vậy cho nên ở đây bất luận là một người có học vị hay  một người không có học vị, hễ những ai có được một sự suy tư chính xác về pháp, về những đặc tánh để có thể làm một sức mạnh thấu hiểu luật đạo ly' và giúp cho nhẫn năi chịu đựng được, thi` như vậy được xem như là có như ly' tác y', đó là điểm thứ nhất mà chúng tôi muốn tri`nh bày. 

 

Điểm thứ hai khi chúng tôi tri`nh bày ở đây, sự kiện mà TT Giác Đẳng đă đưa ra, là thường thường những người nông dân, những người sống chân lấm tay bùn, hay những người bi`nh dân ít có học thức, người ấy lại có sự kham nhẫn chịu đựng nhiều hơn là người có học thức.  Bây giờ chúng ta hăy nói đến sự nhẫn nại bằng sự chịu đựng, như một người nông phu mà họ phải dăi nắng dầm mưa, để cầy sâu cuốc bẩm, như vậy sự nhẫn nại đó có phải là sự nhẫn nại tác dụng trong thiện pháp hay không.  Điều này chúng ta thấy quá rơ ràng là không hẳn là như vậy, bởi vi`, họ vi` mục đích khác chớ không phải là mục đích để ngăn chặn ác bất thiện pháp, ngăn chặn những phiền năo.

 

Do vậy cho nên người này sự nhẫn nại đó không phải gọi là đức tánh nhẫn nại, đức tu tập nhẫn nại, họ chỉ vi` mục đích nếu họ không làm thi` họ đói, họ có ruộng mà họ không cày thi` họ không có thu hoặch, hay là họ muốn được sang năm bội thu, lúa đầy bồ, cho nên họ mới cố gắng họ làm.  Và khi họ làm như vậy thi` cho dù trời nắng hay trời mưa thi` họ cũng đă có thói quen chịu đựng, sự chịu đựng đó chúng ta không thể nào, chúng ta tán thưởng rằng người đó có tu tập một đức tánh nhẫn nại hết sức đặc biệt, đặc biệt hơn những người có học thức, chúng ta không nên nói như vậy.

 

Ở đây khi  chúng ta đặt về vấn đề nhẫn nại theo tinh thần của Phật Giáo, tinh thần tu tập, tinh thần cao quí của bậc Bà La Môn đúng nghĩa, Đức Phật Ngài đă minh định trong bài kệ này. Thi` ở đây đức tánh nhẫn nại chúng ta cần phải hiểu như là một thái độ chịu đựng tích cực, có nghĩa là sự chịu đựng có góp phần của tâm thiện tương ưng trí.  Và khi tâm thiện dục giới tương ưng trí tạo nên đức tánh nhẫn nại, thi` sự nhẫn nại đó lại là một vấn đề hết sức là quan trọng.

 

Bây giờ chúng ta lại thử ti`m nguồn gốc của pháp nhẫn nại trong 25 tâm sở tịnh hảo.  Trong 25 tâm sở tịnh hảo, trong đó tín, niệm, tàm, quư, vô tham, vô sân, hành xả, chánh thân, chánh tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, bi tùy hỷ và trí tuệ.  Trong đó chúng ta thấy đức tánh nhẫn nại hết sức quan trọng ở chỗ vừa có trí tuệ, và vừa có trạng thái tâm, có trạng thái vô sân (adosa) ở trong đó nó đồng nghĩa với adu.t.tho mà Đức Phật đă dậy ở trong bài kệ.  Co`n chúng ta thấy một người bi`nh dân khi họ kham nhẫn chịu đựng, khi họ muốn được làm ăn yên ổn họ phải chịu đựng sự hiếp đáp của người quyền thế hay là họ phải chịu dăi nắng dầm mưa để họ làm lụng cực nhọc vất vả v.v... thi` trong những trường hợp chúng ta thấy rằng khi họ làm là làm, họ chịu đựng là chịu đựng như vậy, nhưng trên thực tế thi` tâm sân của họ cũng không vơi được một chút nào, thi` trong trường hợp đó chúng ta đâu gọi là đức tánh nhẫn nại được, cho nên chúng tôi có một vài cảm nghĩ và xin được mạo muội phân tích như thế đó, nếu như có điểm nào cần nói thêm xin cung thỉnh TT Giác Đẳng 

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm