HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

*** Câu Thảo Luận ngày 18 tháng 1, 2004

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Trong Phật giáo, trong kinh điển chúng ta có nghe qua dùng từ gọi là Đầu Đà (Dhutanga) có đến 13 chi phần, trong 13 chi phần đó đều là những hạnh tu có tính cách khắc khổ khó làm, và những hạnh tu như vậy ít có những vị Tỳ kheo nào thực hành một cách trọn vẹn đầy đủ cả.  Trong thời Đức Phật chỉ có một vài vị Tỳ kheo Tăng và một vài vị Ty` kheo Ni mới thực hành được tro`n đủ cả 13 pháp, điển hi`nh như Đại Đức Maha Kasyapa-Đại Ca Diếp, Ngài được Đức Phật tuyên dương là một vị Tỳ kheo đệ nhất tri` hạnh đầu đà.

 

Nói chung những danh từ để gọi cho các chi phần đầu đà, danh từ đó chúng ta chỉ có nghĩa phiên âm đầu đà từ chữ Dhutanga. Chữ dhutanga ở đây có nghĩa bứng nhổ lên, hay phủi sạch dẹp bỏ.  Khi vị Ty` kheo thực hành hạnh đầu đà, tức là bứng nhổ những gốc bất thiện pháp, dẹp bỏ những ác bất thiện pháp.  Nhưng khi vị Ty` kheo thực hành như vậy, thi` phải nói là đối với một vị hành đầu đà thi` cũng không khác gi` là hành khổ hạnh.  Chẳng hạn như có hành đầu đà thứ 13 là không nằm, nghĩa là trong thời gian thực hành pháp đầu đà này thi` vị Tỳ kheo đó chỉ giữ ba oai nghi: đi, đứng, và ngồi thôi chứ không nằm ngủ, không nằm xuống.

 

Bây giờ chúng ta đặt một vấn đề việc tri` hạnh đầu đà ở trong Phật giáo, cái hạnh đầu đà đó nó có đồng nghĩa với khổ hạnh mà Đức Phật Ngài đă tuyên bố trong bài kinh Chuyển Pháp Luân: "Này các Ty` kheo, có hai cực đoan mà bậc xuất gia không nên đi theo, đó là khổ hạnh và lợi dưỡng".  Như vậy thi` vấn đề đầu đà và khổ hạnh có khác nhau hay không, hay nó đồng nghĩa, vấn đề này nếu không có gi` trở ngại, thi` chúng tôi xin cung thỉnh TT Giác Đẳng hoan hỷ trả lời cho câu hỏi này.

 

TT Giác Đẳng trả lời: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, trước hết con xin đảnh lễ Sư Trưởng và các Chư Tăng đang có mặt ở trong room.  Kính Bạch quí Ngài và thưa quí vị đối với chúng ta khi mà ngồi bàn chữ đầu đà khổ hạnh ở trong room Diệu Pháp này, đặc biệt ở trong thời điểm ngày hôm nay, hầu như việc đó không phải đề tài quan trọng lắm. Bởi vi` cả hai hi`nh thức này đều là những gi` mà chúng ta đọc lại ở trong sách vở nhiều hơn ti`m thấy ở trong đời sống hàng ngày.  Tuy nhiên đây là một trong những câu hỏi hết sức tế nhị và đặc biệt phổ thông thời Đức Phật co`n tại thế.  Chúng ta hăy hỏi trước hết thế nào là khổ hạnh, chữ khổ hạnh chúng ta đề cập ở tại đây được dùng để chỉ cho một hi`nh thức khắc kỷ, nhưng đặc nặng lên về thân trong đó kể cả sự hành tri` của Đức Đạo Sư của chúng ta tức là Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi Ngài thành đạo.

 

Thưa quí vị, phương pháp đầu đà được dựa trên một quan niệm thân xác này, nó có rất nhiều điều kiện để dẫn chúng ta đến chỗ hệ lụy, và theo quan niệm của Bà La Môn Giáo, quan niệm của Ấn Giáo thi` xưa Bà La Môn Giáo tức là con người muốn thể nhập với Thượng Đế, con người muốn trở về với Thượng Đế, muốn thể nhập với đại ngă. Trước nhất con người phải từ bỏ  cái gi` mà thuộc về phàm tục, cái gi` thuộc về thường ti`nh, cái gi` thuộc về xác thịt, tức là muốn nói thân xác của chúng ta đây. Như vậy một trong những cái căn bản hướng đến đầu tiên của khổ hạnh, đó là con đường trở về để hội thông với Thượng đế.  Trong lúc đó thi` một số những vị khác ảnh hưởng một quan niệm hết sức phổ cập thời đó, giống như Tiên đạo, Du Già hay Yoga của Ấn Giáo, của Bà La Môn Giáo quan niệm rằng, sự giải thoát có thể ti`m thấy được ở trên xác thân này.

 

Ngày hôm nay nếu chúng ta nhi`n thật kỹ một số các thực hành của Tiên đạo, của Khí công, của Yoga, và thậm trí của tổ chức đang phát triển rộng ở tại Thái Lan, tức là dhamakai, thi` họ vẫn nghĩ rằng con đường dẫn đến cứu cánh giải thoát, nó vẫn có thể xuyên qua khai mở của những luân xa. Luân xa này nằm dọc theo cột xương sống của mi`nh, chảy dọc theo trung khu thần kinh cho đến trên bộ năo.  Với các vị Du già và các vị Tiên đạo cho rằng một số các huyệt đạo, một số các cơ phận ở trong cơ thể con người, nếu được khai thông giống như chúng ta đọc ở trong truyện chưởng nói đến bát mạch ky` kinh, hay ở trong những luân xa được đề cập đến chắc tác ở trong truyền thống Du già.  Thi` tất cả những quan niệm này, đều dựa trên một cơ sở cho rằng qua xác thân này, nếu chúng ta tập trú đúng chỗ, khai thông đúng chỗ, mở được những huyệt đạo, mở được những luân xa thi` con người có thể giải thoát.  Quan niệm này là quan niệm rất xa lạ với quan niệm của Đạo Phật.

 

Sau cùng người ta cũng có quan niệm thứ ba về khổ hạnh là một phương pháp tự chế, qua sự tự chế khắc kỷ, ở mức độ lớn này người ta có thể khắc chế được nội tại của mi`nh, tức là dùng sự khắc kỷ khổ hạnh của thân để chế ngự nội tâm.  Thi` trên cả ba phương diện này, đều không phải là ba phương diện được chấp nhận ở trong giáo pháp của Đức Phật. 

 

Trước nhất không có một cơ sở nào ở trên kinh điển của Phật Giáo, để đặt ra quan niệm rằng con người trong sự trở về với Thượng Đế, hay sự có mặt của Thượng Đế, được đề cập đến trong kinh điển của Đạo Phật. Hay sự trở về với Thượng Đế, sự hiệp thông với Thượng Đế phải dựa lên trên cái cơ sở của sự hành xác.  Sự hành xác không phải con đường hệ thông với Thượng Đế, cả hai đường đó dầu là thượng đế hay là hệ thông, không ti`m thấy có một căn bản ở trong lời dạy của Đức Phật.

 

Việc thứ hai Đạo Phật dạy rằng con người có thể khai mở trí giác qua sự tu tập của nội tại, chúng ta nói đến trí văn, trí tư và trí tu.  Thi` dầu văn huệ, tư huệ hay tu huệ thi` cả ba điều đó đều không nói rằng xác thân tứ đại mà ở trong đó nó có những trọng điểm, ở trong đó có bát mạch kỳ kinh, ở trong đó có những luân xa, ở trong đó có những cái gi` mà quá quan trọng để khai mở.  Và khi khai mở thi` có thể thành đạt một số thần thông hay là trí giác. 

 

Ngày hôm nay, ngay cả tổ chức Thông Thiên Học cũng có quan niệm rằng, nếu chúng ta dùng nhân điện khai thông được một số chắc tác ở trong người, thi` con người thậm chí có thể đắc đến những cái như thiên nhăn thông, thiên nhĩ thông v.v...Cũng như bên Tiên đạo đề cập đến thân kim cương bất toại, một thân trường sinh bất tử, và trong đạo tu tiên khi đề cập đến luyện khí công thi` người ta có những môn như luyện hỏa hầu, hay có những phương pháp tập luyện để làm cho cơ thể đạt đến trạng thái ảo diệu, quan niệm đó không được ti`m thấy ở trong đạo Phật.

 

Và điều thứ ba hồi năy chúng tôi có nói rằng qua sự khắc kỷ, qua sự hành xác mà người ta nghĩ sẽ chế ngự được tâm, thi` thưa quí vị: Đức Phật Ngài quan niệm rất rơ, cái thân này là một  phương tiện, nếu lợi dưỡng cho nó quá sung sướng nó cũng sanh ra phiền năo, nhưng nếu đặt nó trong ti`nh trạng khổ ải quá, thi` thân của chúng ta sẽ không có phát huy được cái vai tṛ của nó là cái phương tiện, thân là một phương tiện rất tốt để cho một đời sống phát triển về mặt tâm linh. Lấy ví dụ một người ngồi xuống trong một nơi vắng để tập trú vào hơi thở trong thiền định, và người đó phải có được một số điều kiện tương đối dễ chịu, dễ chịu về chỗ ở, dễ chịu về thức ăn, dễ chịu về những người xung quanh, đặc biệt là cơ thể phải ít bịnh, phải thiểu tật.  Nên chi Đạo Phật thường dạy rằng vô bịnh là một tối thắng, bởi vi` sức khẻo mà tương đối tốt thi` người ta có thể làm được rất nhiều việc, chứ không phải sự hành xác nó là một con đường dẫn đến giác ngộ và giải thoát, như ở trong quan niệm hết sức phổ thông tại Ấn Độ.

 

Bây giờ chúng ta trở lại với pháp tu đầu đà, đầu đà là dùng một sự hạn chế ở trong nhu cầu của đời sống, để qua đó chúng ta hiểu và chúng ta gầy dựng được lo`ng tự tin chính mi`nh.  Ví dụ một vị phát nguyện đầu đà có thể trọn một trong 13 pháp hay nhiều pháp nữa, là nguyện một ngày chỉ ăn một bữa thôi, khi tay đă rời bát, khi đă đứng dạy rồi, thi` cho dù giờ đó có thể ăn được nữa, nghĩa là không ăn trái giờ, cho dù thực phẩm co`n cúng dường nữa, nhưng một khi đă rời bát thi` ngày hôm đó không ăn cái gi` nữa hết, ăn một ngày chỉ một bữa. 

 

Hoặc giả  vị này cũng có thể phát nguyện là mặc chỉ bộ tam y mà thôi, cũng mặc y như những vị khác, nhưng khi cần giặt thi` vị này sẽ dùng y vai trái, y quốc đà la Tăng để mặc vào, để giặt y an đà hội, hoặc y Tăng già lê, hoặc giả là dùng ba y đó thay đổi với nhau, nhưng chỉ có tam y là: an đà hội, y quốc đà la tăng, và y Tăng già lê là y phục của chính mi`nh. Không có thêm hai ba bộ nữa như một phương tiện để thay đổi, chính v́ vậy điều đó không phải là hành xác mà là sự tiết chế, một sự tiết chế tương đối nó giúp cho vị này có được nghị lực, tức là có niềm tin.  Tại sao chúng ta không có được niềm tin mạnh mẽ  trong sự tu tập, bởi vi` chúng ta không tập trú vào một số các hạnh tương đối là khả thi, cái gi` có thể làm được, nếu mà chúng ta có thể làm được một số điều, thi` từ đó chúng ta thấy có lo`ng tự tin, và lo`ng tự tin rất lớn ở các vị đầu đà .

 

Chúng tôi có sống hai năm ở vùng đông bắc Thái lan, trong thời gian này chúng tôi đi đầu đà bốn, lần do các vị có kinh nghiệm về đầu đà hướng dẫn đi trong rừng. Chúng tôi thấy điểm lợi nhất của phương pháp đầu đà, là khi nói đến đạo quả cao xa thi` đối với chúng ta chỉ dùng tới sự phát nguyện của mi`nh, dùng đến y' muốn của mi`nh, dùng tới sự tưởng tượng của mi`nh. Nhưng có những pháp tu như ở trong rừng dưới cội cây, ở trong lều, hay đi khuất thực ăn một ngày một bữa, mặc ba y, những điều đó làm cho chúng ta có được một niềm tin là  mi`nh có thể làm được, điều này ảnh hưởng tới y' trí rất lớn, và nó tạo cho một vị hành giả, một người tu tập thấy rằng mi`nh có thực chất nội tại, chứ không phải là rỗng không.

 

Chúng ta ngồi trước máy điện toán, hay ở trong một pháp hội khi bàn Phật pháp, mi`nh có cảm tưởng như mi`nh có rất nhiều kiến thức, có nhiều tri kiến v.v..., nhưng thưa quí vị, một khi mi`nh bước vào một am tranh, ở trong một tịnh thất đơn giản không có gi` hết, lúc bấy giờ mi`nh phải sống với chính mi`nh, sống với những giờ phút rất dài, một ngày 24 giờ, ăn chỉ có một giờ, ngủ chỉ được 4 giờ, những giờ co`n lại tắm rửa, giặt giũ v.v.. thi` tối thiểu chúng ta có 10 cho đến 15 giờ cho việc tu tập thiền định, thi` ngay lúc đó mi`nh sẽ trả mi`nh về với một trạng thái rất trống rỗng, lúc đó nội hàm của chúng ta nằm ở chỗ chúng ta có thể sự dụng thi` giờ đó như thế nào, chúng ta có tu tập  được hay không. 

 

Thi` thưa quí vị lúc đó những tri kiến nó không có giá trị gi` hết, đúng như câu thơ của Triều Tâm Ảnh viết "kinh sách đốt không ti`m ra xá lợi, chân lữ xưa vùi dưới lớp tro tàn, ngón tay hồng nguyên tính co`n nhiễu giọt, đầy hai bờ tri kiến chịu trơ gan".  Thi` lúc đó chúng ta mới thấy rằng những gi` thu thập được ở trong trí tưởng, ở trong kiến thức của chúng ta rất vô nghĩa, mi`nh lúc đó phải sống với chính mi`nh, phải nói rằng đó là cái đối diện hết sức to lớn về điểm này, thi` các vị hành hạnh đầu đà, các vị đáp ứng được nhu cầu tâm linh chúng ta không thể chối căi được. 

 

Chúng tôi xin thưa rằng quan niệm khổ hạnh dựa trên ba cơ sở như vậy, và đầu đà là một sự tiết chế, sự tiết giảm những nhu cầu nó có lợi như vậy, nhưng phải nhi`n rất kỹ lưỡng rằng đầu đà nó không phải là một phương pháp khổ hạnh, và sự khổ hạnh không phải là con đường của đạo Phật.  Đạo Phật quan điểm rằng xác thân của chúng ta là phương tiện rất tốt, phương tiện tối cần do đó chúng ta nên có sự đối sử với nó một cách hợp ti`nh hợp lư, chứ không phải chỉ hủy hoại nó, hay đặt nó ở trong một điều kiện gây ra cái khổ cho mi`nh.  Chúng ta không thể nào hành xác, và rồi chúng ta bỏ xác ở đó để chúng ta không màng đến nó, tại vi` thân này, xác này, danh này, sắc này, thân tâm này nó vốn đi liền với nhau, và bất cứ cái khổ lụy gi` mà mi`nh dành cho thân của mi`nh, nó cũng giống như tâm của chúng ta, nó sẽ là một phần của đời sống, và thế gian đă khổ nhiều rồi, bản thân của chúng ta đă khổ nhiều rồi, tạo thêm sự thống khổ, không phải là việc cần thiết phải làm, đạo Phật khuyên chúng ta nên sử dụng xác thân một cách hợp ti`nh hợp ly'.  đó là vài điều chia sẻ trong câu thảo luận số một về sự so sánh giữa pháp khổ hạnh và pháp thọ tri` hạnh đầu đà. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm