Ngày 16 tháng 1, 2004
TT Giác Đẳng hỏi ngày 14 tháng 1, 2004: Kính bạch quí Ngài và thưa quí vị, chúng ta đi vào câu thảo luận ngày hôm nay, ở trong câu thảo luận số một chúng ta lại trở lại với y' nghĩa đă được tri`nh bày đó là những lúc, cơ hồ như những qui luật, những nghi lễ rất quan trọng và có đôi lúc nó lại không quan trọng, chúng ta thấy rơ ràng trong sự việc tại các quốc gia như Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện, kể cả hai truyền thống Nam Tông và Mật Tông đang có một tranh luận lớn: là có thể nào cho tu lại các vị Tỳ khưu ni. Thật ra đă từ lâu ở tại các quốc gia này không co`n có các vị Tỳ khưu ni, không co`n có các vị trưởng lăo ni để có thể làm Hoà Thượng đàn đầu, có thể trao truyền giới pháp cho một giới đàn Tỳ khưu ni nữa. Thi` nếu mà chúng ta lấy tinh thần của bài kệ này, thi` Đức Phật Ngài chú trọng vào hành vi của thân khẩu y', nói một cách khác sự trong sạch của một cá nhân hơn là chỉ nhấn mạnh đến hi`nh thức ở bên ngoài.
Xin thỉnh TT Giác Trí với tư cách vị giảng sư của buổi giảng ngày hôm nay, xin thỉnh TT cho biết y' kiến của TT là, nếu mà với tinh thần của bài kệ này, thi` chỉ cần những người có tâm tu được trong sạch, và chịu thọ tri`, nghĩa là chịu tuân hành và thọ tri` giới bổn Ty` khưu ni một cách nghiêm túc, thi` như vậy đă đủ. Chúng ta có cần phải đ̣i hỏi đến sự phải có mặt của vị trưởng lăo ni, có đ̣i hỏi đến một qui luật truyền thống là phải có một giới đàn hội đủ những điều kiện như vậy mới được tái lập giới đoàn Tỳ khưu ni hay không?. Xin thỉnh y' kiến của TT Giác Trí.
TT Giác Trí trả lời: kính thưa quí vị, qua câu hỏi của TT Giác Đẳng cũng là câu thảo luận số một ngày hôm nay là: Phải chăng kệ ngôn này hàm y' rằng những qui luật về giớt luật không quan trọng?
Xin thưa rằng những qui luật và giới luật khi mà Đức Phật tri`nh bày, nhằm mục đích để trang nghiêm và trong sạch hóa người tu hành ở trong bước đầu tiên, và qui luật này trở thành một qui luật căn bản ở trong giáo ly' của Đức Phật. Nhưng mà chúng ta nhi`n về trong quá tri`nh hoạt động suốt 45 năm của Đức Phật, thi` Đức Phật cũng đă gặp nhiều những trường hợp giống như nữ bá hộ Visakha , hoặc một vài vị sau khi nghe một câu kệ ngôn của Đức Phật, các vị đó là hoàn toàn giác ngộ thi` Đức Phật cho vị đó thọ giới bằng phương pháp ahebhikkhu tức là hăy đến đây này các Tỳ kheo. Thi` bằng những phương pháp thọ giới đặc biệt như vậy để tương xứng với phẩm hạnh và tư cách của bậc thánh sau khi đă nghe và giác ngộ lời dạy của Đức Phật.
Cho nên trong câu kệ ngôn này Đức Phật đề cập về một trường hợp, đó là những người sau khi đă nghe và hiểu biết được giáo ly' của Đức Phật đă đắc chứng được thánh quả, thi` những qui luật và giới luật nó không co`n cần thiết nữa đối với những thánh tăng ALaHán, đối với Thánh Ni ALaHán. Bởi vi` những vị này đă hoàn toàn giác ngộ.
Cho nên những qui luật và giới luật để áp dụng cho những bậc phàm phu, những người đang trong quá tri`nh thanh toàn nhân cách của mi`nh, thi` họ cần những giới luật mà Đức Phật đă ban hành, co`n đối với những chúng sanh mà có phẩm cách cao, và có ba la mật đă tạo từ trong quá khứ, cho nên trong kiếp này vị đó chỉ cần nghe một câu kệ, hoặc chỉ bằng một lời giáo huấn ngắn của Đức Thế Tôn, người đó đắc chứng được Thánh quả ALaHán, thi` những qui luật thông thường không cần thiết nữa, những giới luật để tư thọ giới cho những vị đó tu tập thi` không cần thiết nữa, và trong cuộc đời Đức Phật đă xảy ra rất nhiều trường hợp ahebhikkhu như thế này.
Cho nên trong câu kệ ngôn này là muốn ám chỉ trường hợp đặc biệt của bà Gotame, cũng như trường hợp của những vị Thánh Tăng khác đă được tu tập, co`n ngoài những qui luật đặc biệt như thế này thi` mấy người khác được áp dụng những giới luật theo đường lối thông thường mà Đức Phật đă ban hành.
Trong câu kệ này không có y' nghỉa, không bao hàm rằng những qui luật về giới luật không quan trọng, mà được đặt nặng ở trong hệ thống giáo ly' của Đức Phật, nhưng trong những trường hợp đặt biệt, đối với những Thánh Tăng hoặc những bậc Thánh Ni thi` những giới luật đó không co`n cần thiết nữa. Xin trả lời câu hỏi thứ nhất do sự khởi y' của TT Giác Đẳng là như vậy, nếu có Chư Tôn Đức Tăng nào có thể bổ túc thêm thi` xin kính mời. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.