HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Câu hỏi ngày 05 tháng 01, 2004

 

 

TT Giác Đẳng hỏi:  Kính bạch TT Trí Siêu chúng ta thường nói đến chữ quy y Tam Bảo,chúng ta thờ phượng Tam Bảo và đồng thời, chúng ta cũng nói đến vai tṛ hoằng pháp của hàng Tăng bảo.  có một số vị đă nói rằng hàng Tăng bảo được đề cập đến trong Tam Bảo bao gồm tất cả các vị Thánh Tăng đệ tử Phật, điều đó có đúng không?.  Bởi vi` chúng ta vẫn có hai khuynh hướng khác biệt:  một là chúng ta vẫn kính trọng Tăng bảo, thờ phượng Tăng Bảo, nhưng một đằng khác thi` chúng ta quan niệm rằng các vị Thanh Văn, không phải là những vị sống cho tha nhân, mà chỉ sống cho mi`nh.  Như vậy phải chăng Tăng bảo gồm tất cả các vị Thanh Văn đệ tử Phật, thi` xin thỉnh TT Trí Siêu hoan hỷ làm sáng tỏ chữ Tăng bảo ở đây là gồm những ai, xin thỉnh TT.

 

TT Trí Siêu trả lời: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa quí vị, danh từ Tăng Bảo (Sangharatana), một trong ba ngôi báu, mà người Phật tử chúng ta quy y, danh từ Tăng bảo đó gồm chung tất cả các vị Thanh Văn, đệ tử của Phật, các vị Thánh Thanh Văn, hay Thanh Văn phàm phu cũng đều là đối tượng Tăng bảo cả. Thậm trí khi chúng ta gọi là Tăng, thường thường nếu mà chúng ta sài trên phương diện luật, thi` tăng sự ở đây là chúng ta chỉ cho các vị Tỳ kheo, từ bốn vị Tỳ kheo trở lên mới gọi là Tăng. 

 

Nhưng ở đây khi chúng ta đề cập đến vấn đề ngôi Tăng bảo, để người Phật tử quy y, hay là sự cúng dường đến Tăng, thi` trong trường hợp đó, bất luận là một vị Thánh Tăng, hay là một vị phàm Tăng, hay là một vị Tỳ kheo, hay là một vị Sa di cũng đều có thể đại diện cho Tăng bảo được.  Cho nên trong trường hợp đó người Phật tử chúng ta cũng nên hiểu là chữ Tăng bảo bao gồm như thế đó, chứ không phải chỉ riêng cho bậc Thanh Văn Thánh quả, một bậc Thánh Thanh Văn, không phải chỉ riêng như vậy. 

 

Bởi vi` nếu như mà chúng ta chỉ riêng cho quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, Tăng ở đây, nếu Tăng bảo ở đây chỉ riêng cho bậc Thánh Tăng, thi` trong trường hợp đó chúng ta có thể bị cục bộ, khi mà chúng ta trong thời buổi nay rất ít gặp các vị Thánh Tăng, và bây giờ chúng ta chỉ sống và tu tập theo sự hướng dẫn của phàm Tăng thôi, thi` lúc bấy giờ những vị phàm Tăng đó, đa văn những vị có thể thấu hiểu được giáo pháp, và những vị này có thể truyền thừa giáo pháp được, cho nên khi mà chúng ta quy y Tăng bảo là quy y chung các vị đó.

 

Và khi người Phật tử chúng ta đến chùa, và chúng ta xin thọ quy giới, xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng dưới sự chứng minh của ai?. Chúng ta có thể bằng sự chứng minh của một vị Tỳ kheo hay là của một vị Sa di, đại diện cho Tăng để chứng minh cho sự thọ quy y và một sự giữ giới. Vi` vậy chữ Tăng bảo ở đây chúng ta nên hiểu một cách rộng răi như thế, theo y' kiến của chúng tôi là như vậy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm