HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn ngày 04 tháng 1, 2004

   

Câu thảo luận số 2, ngày 02 tháng 01, 2004:  Câu "tướng tùy tâm sinh" có đúng theo tinh thần của Phật Pháp chăng?

 

TT Giác Đẳng giảng: kính thưa quí vị, đây là câu mà chúng ta thường nghe quí Thầy, đặc biệt là quí Thầy ở các ngôi chùa miền Trung nói rất nhiều.  Khi người ta đề cập đến câu " tướng tùy tâm sinh", thi` thưa quí vị, đa phần chúng ta nói đến sự liên hệ mật thiết giữa cái gi` mà gọi là tánh hạnh ở bên ngoài và đời sống nội tại ở bên trong của chúng ta, hai điều đó nó ảnh hưởng trực tiếp với nhau. 

 

Như người ta nói ở ngoài đời có câu nói là "văn tức là người", cái gi` để trên giấy mực, mà chúng ta diễn đạt bằng ngôn ngữ, thi` ngôn ngữ đó, gio`ng chữ đó, văn chương đó nói lên cá tính của con người, do vậy người ta dùng điều này như một luận cứ để nói rằng tánh hạnh ở bên ngoài là biểu chưng cho trong lo`ng.  Nếu ở bên ngoài mà chúng ta trong cái uy nghi, tế hạnh, cách đi, cách đứng, cách ăn, cách nói hết sức tế nhị tốt đẹp, thi` ở trong đời sống nội tại của chúng ta cũng tốt đẹp như vậy, tuy nhiên đây là vấn đề chúng ta phải đặc câu hỏi, bởi vi` hi`nh thức ở bên ngoài đôi khi chúng ta không có đủ để lượng đựng hết cái gi` ẩn y' ở trong lo`ng.

 

Có những người rất khéo, và họ rất khéo đóng kịch, chúng ta lấy ví dụ những diễn viên điện ảnh chẳng hạn, có thể ở bên ngoài hay một cách nào đó thi` họ cho chúng ta những ấn tượng rất đẹp, nhưng rồi cuộc sống nội tại của họ, nó có bao nhiêu thứ hết sức là nhiêu khê, hết sức là rắc rối, hết sức là phiền toái chứ nó không như ở bên ngoài. Và chúng tôi cũng được biết rằng, có nhiều người viết văn rất hay, văn rất trong sáng, nhưng đời sống nội tại của họ đầy răy những gúc mắc.  Một số các vị thi sĩ khi họ viết những gio`ng chữ liên quan đến thi ca, họ viết cái gi` đẹp, cái gi` tác kiệt, nhưng đời sống của họ rất ích kỷ, ích kỷ đến độ tàn nhẫn và chúng ta được biết như vậy. 

 

Hăy nói đến Victor Hugo là một thi hào của Pháp, ông có những vần thơ bất hủ dành cho không phải những người đương thời, mà cả bao nhiêu thế hệ về sau này.  Nhưng phải nói rằng đời sống của ông có nhiều khuyết điểm rất lớn, ví dụ ông là người rất bủn xỉn, và tính toán từng xu từng cắc  với một người ti`nh mà đem trọn vẹn ti`nh cảm dành cho ông, hay hoặc giả Victor Hugo là một người mà đă có lúc ông mơ ước rằng người ta dùng tên của ông để đặt cho thành phố Paris, dùng tên của ông đặt cho con đường Saint Elysée. Và phải nói rằng khi chúng ta nói như vậy, thi` Victor Hugo không phải là một người có thể thể hiện được hoàn toàn cái đẹp của văn thơ của ông, mặc dầu lời văn của ông rất chau chuốt, rất diễm lệ, rất đẹp.

 

Và rồi nếu có vị nào có dịp đọc tiểu sử của ông Leo Tolstoy một văn hào khác của Nga, mà chúng ta được biết qua những tác phẩm như "Chiến Tranh và Hoà Bi`nh" chẳng hạn, phải nói rằng đời sống của ông có nhiều đầy dăy những sự mâu thuẫm, mâu thuẫn giữa trong và bên ngoài, ông hô hào băi bỏ nô lệ, nhưng những điền trang mênh mông của ông thường muớn rất nhiều những người nô dịch làm việc, ông là người chống đối rất là mạnh về sự có mặt của người đàn bà trong cuộc đời, nhưng người ta nói rằng ông Leo Tolstoy không thể sống một ngày mà không có đàn bà.  Ông cũng nói rất nhiều về bao nhiêu thứ mà người ta tôn sùng ông như bậc thánh, tuy nhiên đời sống của ông có rất nhiều cái phức tạp, và phải nói rằng ông Leo Tolstoy là người sống với muôn ngàn cái mâu thuẫn.

 

Thi` bây giờ câu người ta nói "tướng tự tâm sinh" nó chỉ có đúng ở một phương diện là như vầy, là thường thường nó chiêu cảm đời sống bằng cách này hay cách khác, nhưng chúng ta đừng quên rằng có đôi lúc, nội tâm một con người nó hoàn toàn không giống như ngoại hi`nh của họ.  Ngoại hi`nh của họ vốn là do nghiệp ở quá khứ, một cái nghiệp nào đó nó chi phối, như Bucatara bị lưng gù là do cái nghiệp ở quá khứ có một lời nói khinh xuất, phạm thượng, tuy nhiên Bucatara có một nội tâm rất trong sáng, và là một người trí tuệ phi thường, đă được Đức Phật Ngài khen ngợi, và đă để cho chúng ta những tác phẩm rất có giá trị .

 

Phải nói rằng trong cách nói đại loại thi` ngoại hi`nh nói nên rất nhiều về tánh chất của nội tại, tuy nhiên chúng ta không lấy điều đó để làm một điều câu chấp, nghĩa là đặt tuyệt đối quá.  Có những con người tuy rằng ở bên ngoài, mới nhi`n thi` chúng ta không có thiện cảm, không thấy họ có cái đẹp khả ái, nhưng họ có một tâm hồn rất dễ mến, có những con người thi` ngược lại ở bên ngoài của họ thi` hết sức là đáng cho chúng ta để y', nhưng trong lo`ng họ thi` trống rỗng thôi, việc đó chúng ta gặp rất thường. 

 

Và y' tưởng gọi là vơ đoán, hay y' tưởng chúng ta nhận định một cách vội vă thi` nó rất dễ dẫn cho chúng ta đến cái nhi`n tai hại. Câu giảng nghĩa của câu thảo luận số ba là như vậy.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm