HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Câu hỏi 218, ngày 04 tháng 01, 2004

 

Một Phật tử hỏi ngày 16 tháng 5, 2003: Kính thưa Sư làm thế nào để ti`m người bạn lành.

 

TT Trí Siêu trả lời: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng tôi xin trả lời cho câu hỏi là sự kiện làm thế nào để ti`m người bạn lành. Trong kinh điển, Đức Thế Tôn đă giảng giải rất nhiều, và thưa quí vị ở đây chúng ta sẽ phân ra đại loại bạn lành đối với chúng ta có ba hạng: bạn lành trong đời sống hàng ngày để chúng ta giao du và đem lại sự an lạc, tránh khỏi sự phiền toái đó là bạn là chỉ cho hạng người mà chúng ta có thể ti`m được một sự an ổn, một sự giao du mà chúng ta không có sự tai hại.

 

Co`n điều khác về bạn lành, chúng ta nói trên phương diện một người giúp cho chúng ta có sự tiến hoá trong Phật Pháp, tiến tu trong đời sống phạm hạnh, và là một yếu tố cần thiết để giúp cho chúng ta nhanh chóng đắc được đạo quả, thi` đó là một người bạn lành nữa, cho nên mỗi một người bạn lành chúng ta sẽ ti`m thấy có những đức tánh khác nhau, thí dụ như đối với bạn lành trong đời sống hàng ngày. Chúng ta gọi là người bạn tốt trong đời sống thường ngày của chúng ta, người bạn nào không nịnh hót, không có môi miếng khen trước mặt và chê sau lưng, hay người bạn nào không tham lam, không ham của, nghĩa là không phải khi mi`nh có tiền họ mới đến chơi với mi`nh, co`n khi mi`nh hết tiền thi` họ không đến chơi với mi`nh, người bạn đó là người bạn xấu. 

 

Lại nữa đối với người bạn lành, chúng ta cần phải hiểu họ là người không có những thói xấu, không có sự rủ ren làm những cái hư cái bậy, chẳng hạn như hay rủ ren rượu chè, cờ bạc hoặc là đi đến chỗ hư viện đàn điếm v.v...thi` đó chúng ta xem như là những người bạn lành, ở trong đời sống thường của chúng ta cũng định đó là người bạn lành.

 

Co`n đối với người bạn lành thứ hai, chúng ta có những đặc điểm cần phải chú y' là họ có những cá tính khả ái, những đức độ khả kính, họ có sự kham nhẫn, họ nhẫn những điều khó nhẫn, họ cho những điều khó cho, họ hay khuyên nhắc những điều lợi, họ hay khuyến khích chúng ta làm điều tốt, có lợi ích thi` đó là những đặc tánh của người bạn lành.

 

Người bạn lành khi chúng ta thân cận trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ không có sự tai hại, chúng ta sẽ có sự an vui. Co`n người bạn mà thật sự để chúng ta nương tựa để tu tập, chúng ta nương tựa vào đó để làm nguyên nhân giúp cho chúng ta tiến hóa trong đời sống phạm hạnh và nhanh chóng đạt đến sự giải thoát.

 

Ở đây thưa quí vị trong bộ phân tích (Vibhanga), bộ thứ hai của tạng Vi Diệu Pháp, có đề cập đến vấn đề người bạn lành mà chúng ta thân cận, là những người có niềm tin vững chắc ở Tam Bảo.  Khi chúng ta thân cận người bạn lành như vậy, thi` niềm tin của chính mi`nh cũng sẽ được tăng trưởng, và nhờ như vậy cho nên việc tu tập của chúng ta sẽ được tốt đẹp.  Thứ hai, là người sống theo giới, người có giới trang nghiêm thanh tịnh đó là người bạn lành, khi chúng ta thân cận với họ thi` sẽ giúp cho chúng ta có sự tiến bộ về mặt nghiêm tri` giới hạnh, vi` họ sẽ là tấm gương cho chúng ta. Lại nữa người bạn lành trong việc tu tập của chúng ta đó là người có chánh niệm vững vàng, họ không có thái độ lơ đễnh, họ không bao giờ có một sự lẩn thẩn, có sự hay quên, thất niệm. Thi` khi thân cận với người bạn đó, việc tu thiền của chúng ta sẽ được tốt đẹp, khi chúng ta thân cận người bạn lành, có đầy đủ chánh niệm vững chắc như vậy thi` chúng ta sẽ được ảnh hưởng đặc tính đó, và chúng ta cũng sẽ có chánh niệm. Thành ra khi chúng ta tu tập, nhất là chúng ta tu tập về thiền định, thi` chúng ta phải lựa chọn một người bạn có đầy đủ sự chánh niệm như thế.  Rồi một đức tánh khác nữa, tức là đối với một người bạn lành, giúp cho chúng ta sự tiến hoá trong đời sống phạm hạnh tu tập đó là người bạn có sự chuyên nỗ lực. 

 

Đối với một người lười biếng, là một vị hành giả tu tập mà chúng ta ở gần người bạn biếng nhác không chuyên cần, thích ăn, thích ngủ, hoặc là buông lung chễnh măn trong việc tu tập, khi chúng ta thân cận với họ thi` sự tinh tấn của chúng ta sẽ bị lui sụt.  Co`n ngược lại chúng ta thân cận đúng nghĩa bạn lành đáng cho chúng ta thân cận để tiến hóa trên đường tu tập, thi` đó phải là người bạn có sự tinh tấn, tinh tấn bằng mi`nh hoặc tinh tấn hơn mi`nh , như vậy lâu ngày chúng ta sẽ được ảnh hưởng, chúng ta sẽ được học hỏi cái đức tánh tinh tấn siêng năng và chuyên cần đó.

 

rồi lại nữa thưa quí vị, một bạn lành để giúp cho chúng ta tiến hoá trong sự tu tập, đó là người bạn có trí tuệ, người bạn có trí tuệ tức là người bạn có chánh tri kiến, một người bạn có sự hiểu biết chu đáo, làm việc gi` có cân nhắc kỹ lưỡng, làm việc gi` họ cũng suy xét về nhân, về quả rồi họ mới làm, bất cứ trường hợp nào họ cũng dùng trí để họ suy quán, dùng trí để họ sắp xếp công chuyện, dùng trí để họ sử sự, ngay cả việc đi, việc đứng, việc ngồi họ cũng dùng trí để quán tưởng trong tứ oai nghi, lúc nào cũng có trí tuệ và có chánh tri kiến thật đáng kính.  Thi` lúc bấy giờ chúng ta thân cận hạng người có trí tuệ như vậy, thân cận người bạn lành như vậy, thi` chắc chắn chúng ta sẽ có được một tiến bộ rơ rệt và lúc đó sẽ giúp cho chúng ta nhanh chóng để thành tựu được mục đích tu tập.

 

Do đó nếu để chúng ta ti`m người bạn lành, bạn lành sơ giao để chúng ta sơ giao trong đời sống hàng ngày, thi` chúng ta phải chọn theo đức tánh mà chúng tôi mới nói trong phần thứ nhất. Co`n nếu chúng ta chọn bạn lành để chúng ta ti`m sự an vui trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc chúng ta cần phải tâm sự, hay là có những lúc chúng ta cần phải trao đổi, thi` chúng ta nên chọn người bạn lành có tánh mà chúng tôi đă tri`nh bày ở phần thứ hai.  Co`n nếu như chúng ta đang là vị hành giả tu tập, thi` chúng ta phải chọn người bạn lành có những đức tánh như là đức tin, giới hạnh, tinh tấn, chánh niệm, trí tuệ, mà chúng tôi mới tri`nh bày với quí vị ở phần thứ ba sau đó, phần này hết sức quan trọng.

 

Ở đây thưa quí vị, chúng tôi đă tri`nh bày như thế đó, thi` tùy theo mỗi người Phật tử chúng ta ở trường hợp nào mà chúng ta chọn bạn, thi` chúng ta lấy đức tánh đó.  co`n nếu như chúng ta nói bạn lành là người có chánh niệm, người có trí tuệ, thi` những người mà ở trong xă hội này, ở gần thân cận với chúng ta, như láng giềng chẳng hạn, thi` những người đó chúng ta ti`m không thấy niềm tin, không thấy ở họ một sự tinh tấn, không có chánh niệm, không có giới hạnh, thi` như vậy chẳng lẽ ta lại xem họ như một người bạn xấu?, không đâu thưa quí vị, họ vẫn là người bạn tốt chỉ ở một trường hợp khác, ở một khía cạnh khác, chúng ta vẫn có thể thân cận với họ được, nhưng không phải là người bạn lành để cho chúng ta có sự tiến hoá trên con đường tu tập.  Co`n khi chúng ta chọn bạn lành để giúp cho chúng ta có sự tiến hoá, thi` ta mới chọn người bạn khác.

 

Cho nên đối với chúng ta là người có trí tuệ, khi chúng ta chọn bạn mà chơi, chúng ta khéo chọn, chúng ta khéo suy nghĩ, chúng ta khéo tác y', lúc đó chúng ta mới không bị ti`nh trạng là con người quá xét nét. Quí vị có biết rằng khi chúng ta quá xét nét một người cho đúng theo tiêu chuẩn người bạn lành thi` chúng ta ti`m măi ở trên đời này, chắc có lẽ hiếm có, chỉ trừ ra có những bậc Thầy của chúng ta, những bậc đồng phạm hạnh, đồng tu với chúng ta, thi` chúng ta mới ti`m được. co`n những người bạn mà chúng ta chơi hàng ngày ở lối xóm, láng giềng, hay là chúng ta gặp ở trên đường, ở tại bến xe, thi` chúng ta xét nét đi ti`m người bạn cho có chánh niệm, có trí tuệ, v.v... thi` như vậy chắc không có, bởi vậy người ta nói "nước trong thi` không cá, mà xét quá thi` không có người". 

 

Chúng ta chỉ nên lấy phần tương đối thôi, và trong phần tương đối đó chúng ta đối sử với bạn lành, chúng ta đối sử với bạn tốt, chúng ta chơi với bạn cũng giống như người ta chọn gỗ, hễ tốt vừa thi` người ta làm món đồ vừa vừa, co`n những  loại gỗ tốt, gỗ danh mộc thi` để đóng tủ thờ hoặc đóng những bàn ghế trường kỷ chẳng hạn, co`n những loại cây thường mặc dầu nó là cây tạp, nhưng tương đối nó cũng cứng rắn, cũng tương đối sài được đôi ba năm .  Thi` như vậy nếu chúng ta muốn ti`m người bạn để giúp chúng ta trong đời sống tu tập thi` chúng ta hăy chọn người có những đức tánh như có giới hạnh, có đức tin, có chánh niệm, có sự tinh tấn, có trí tuệ.

 

Thưa quí vị, đó là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm