HÂN HOAN ĐÓN CHÀO
Ngày 30 tháng 12, 2003
TT Giác Đẳng: Kính bạch TT Trí Siêu, kính thưa
đại chúng, chúng ta có câu thảo luận số ba câu
thảo luận cần nêu lên ở tại đây, tuy nhiên
chúng ta cần trở lại với một ít lời tri`nh
bày của Sư Uyên Minh và cũng xin thỉnh TT Trí Siêu cho
biết y' kiến.
Bạch TT Trí Siêu, Sư Uyên Minh có
nói rằng, cái dĩ văng về duyên sự, tức là tích
truyện của bản kinh này
mà sư đă đọc ở đâu đó, nhưng
mà theo chỗ Sư đệ đă đọc ở trong
bốn bản sớ giải ở trong đó thi` một
bản do đại học Howard ấn hành mà tu viện
Thường Chiếu đă chuyển dịch sang tiếng
Việt, trong bản dịch của tu viện
Thường Chiếu thi` vẫn dịch y theo nguyên bản
về trường hợp Đức Phật Ngài đến
nhà của hai vị Bà La Môn này, khi ông Bà La Môn muốn cúng
dường thực phẩm đến Đức Phật và
ông đă nói rằng : Đây là
thức ăn co`n lại sau khi ông đă ăn rồi và ông
muốn cúng dường Đức Phật, không biết
Đức Phật có thọ nhận hay không.
Thi` Đức Phật Ngài nói rằng : "đối với một người đă đi khuất thực thi` tất cả thực phẩm đều giống nhau, dù là phần đầu, phần giữa và phần cuối". Và Đức Phật Ngài đă hoan hỷ nhận phần thực phẩm co`n lại ở trong dĩa của ông Bà La Môn, và điều này đă khiến cho hai ông bà đă phát tâm hết sức là trong sạch về chữ Bikkhu, chữ Tỳ Khưu hay Khất sĩ mà sau đó hai ông bà đă hỏi Ngài.
Bây giờ chúng ta đi vào câu thảo luận số
ba. Bạch TT Trí Siêu là ở
trong chùa, có nhiều khi Phật tử họ đến
chùa, họ mang trái cây hay mang thực phẩm để cúng
vong, thi` Chư Tăng thường nói rằng thực
phẩm đó Chư Tăng không thọ dụng. Xin TT Trí
Siêu hoan hỷ giải thích cho Phật tử biết là theo
luật, và cũng như theo tinh thần chung, tại sao có
những thứ tàn thực, tức là thực phẩm
dư thừa mà có thể cúng dường được,
và trong trường hợp nào không nên cúng dường. Bởi vi` chúng ta cũng nghe
những câu chuyện là có những người họ
đến chùa, họ không dám nêm nếm thức ăn,
bởi vi` họ sợ ăn trước Chư Tăng
bị tội, và đồng thời cũng có những
người họ hay mang đồ cũ đến chùa,
cái nào đồ dư đồ thừa họ đem
đến chùa họ cúng dường, thi` đây là một
điểm chẳng những liên quan đến giới
luật mà co`n liên qua đến tinh thần nhân quả, liên
quan đến luật cư sĩ. Xin TT Trí Siêu làm sáng
tỏ cho điễm này.
TT Trí Siêu trả lời: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật, kính bạch TT Giác Đẳng, xin được
trả lời câu thảo luận số ba do TT Giác Đẳng
đă hỏi. Ở đây
như chúng ta đă biết rằng vấn đề tàn
thực có nên cúng dường, hay không nên cúng dường,
chúng ta có hai sự kiện: là trên phương diện khách
quan và trên phương diện chủ quan.
Nếu trên phương diện chủ quan, có nghiă
người thí chủ họ cố ti`nh đem tàn thực
để cúng dường, cố ti`nh dùng thực phẩm
đă dùng trước, co`n dư lại mới đem cúng
dường, thi` điều đó không nên, là bởi vi`
nếu họ làm như vậy đă tạo một
điều phi công đức, nếu như họ có
sự khinh thường đối với đối
tượng xuất gia, đối với Đức Phật
hay là các vị Tỳ kheo Tăng.
Co`n trường hợp thứ hai, dù cũng gọi
là tàn thực, nhưng trong trường hợp đó thí
chủ không phải là có sự cố y' dùng trước
để dành phần tàn thực cúng dường cho Chư
Tăng, mà vi` họ đă lỡ dùng một phần
trước đó, rồi họ mới gặp
được Đức Phật hay gặp được
Chư Tăng, họ mới nhịn miệng để
lấy phần co`n lại mà cúng dường đến
Đức Phật và Chư Tăng, nếu trường
hợp họ không co`n vật thực nữa. Lúc bấy giờ tàn thực này
được xem như là vật thí hợp pháp, bởi
vi` tàn thực phát sanh sau tư tưởng, sau sự
cố y' hướng đến sự bố thí.
Co`n nếu như một trường hợp khác,
đó là trường hợp như Tôn Giả Racdhabala, Khi
Ngài trở về quê nhà để thăm cha mẹ, lúc
bấy giờ Ngài đi gần đến nhà, Ngài cũng
ôm bát đi khuất thực, một người tớ gái
ở trong gia đi`nh quyến thuộc của Ngài, mang
một thứ cháo đă thiu tính đem đi bỏ, lúc
bấy giờ Ngài Racdhabala đang đi khuất thực,
và Ngài cũng muốn nhân dịp này tạo cơ hội
thân báu nhân khi Ngài trở về nhà. Ngài đă hỏi
rằng: "Này chị, nếu như cháo mà chị đang
bưng trên tay, cháo đó cần phải đổ bỏ,
xin hăy đổ vào trong bát ".
Lúc bấy giờ người tớ gái liền
đem tô cháo nguội đó sớt qua bát cho Tôn Giả Racdhabala . Trong trường
hợp này chúng ta cũng biết là không phải
người tớ gái của gia đi`nh Ngài Racdhabala,
cố ti`nh đem loại tàn thực đó để mà
sớt bát bố thí cho Ngài Rachdhabala với sự khinh
bỉ, mà tại do Ngài gợi y' như vậy, yêu cầu
như vậy cho nên nàng làm theo lời yêu cầu đó. Trong trường hợp này chúng
ta thấy hoàn toàn không lỗi lầm gi` cho người
tớ gái khi họ cúng dường tàn thực.
Như trường hợp trong duyên sự khi ông Bà la
Môn đó biết rằng mi`nh co`n thứ tàn thực, ông ta
mới đi đến bạch hỏi Đức Phật
về việc nếu như tàn thực này Ngài có nhận
được không?, thi` lúc bấy giờ Đức Thế
Tôn Ngài đă gợi y' rằng đời sống của
vị Sa Môn, của một vị Tỳ kheo đi khuất
thực thi` vật thực nào cũng là vật thực, dù
đó là tàn thực cũng có thể thọ dụng
được, Đức Thế Tôn đă gợi y' như
vậy cho nên hai ông bà hết sức là hoan hỷ, phát lo`ng
tịnh tín và đem vật thực đó đến cúng
dường Đức Phật, trong trường hợp
đó cả hai ông bà đều không có lỗi lầm,
bởi vi` hai ông bà đă lên tiếng trước, đă
hỏi trước, và được sự chấp
của Đức Phật, thi` hai ông bà mới đến cúng
dường cho Đức Phật.
Khi một người bố thí cúng dường
nếu như họ biết đó là tàn thực, và họ
cố ti`nh ăn trước để làm những
thực phẩm đó trở thành tàn thực rồi
mới đem bố thí sau, thi` như vậy đối
với sự kiện này không nên cúng dường, bởi
vi` làm như vậy họ sẽ mang hậu quả xấu
về sau này khi họ được phát sanh lên quả
vật thực phát sanh thi` chỉ là đồ vật
thực cơm thừa canh cặn mà thôi.
Co`n ở đây nếu như gọi là tàn thực,
nhưng thực sự người này hoàn toàn không có sự
cố y' mà chỉ vi` đang lỡ dịp, và trông thấy
một vị Tỳ kheo thi` người đó phát tâm hoan
hỷ cúng dường phần co`n lại nếu như
họ không có một thức ăn nào khác nữa, thi` trong
trường hợp đó vẫn là có phước,
điều đó chúng tôi cũng xin được góp y'
trong câu hỏi này là như vậy. Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên soạn