HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Câu hỏi 214, ngày 26 tháng 12, 2003

 

TT Giác Đẳng hỏi: kính bạch TT Trí Siêu, TT có lời khuyên nào để người Phật tử giữ được quân bi`nh với niềm tin của mi`nh, nghĩa là an trú trong pháp, hoan hỷ trong pháp, suy tư pháp, tâm tư thường niệm tưởng pháp, nhưng người đó không rơi vào thái độ cuồng tín, cuồng tín là một thái độ cực đoan, một thái độ fanatic mà nó đă tạo nên bao nhiêu cái phiền lụy cho nhân loại, bởi vi` thái độ của những người tin vào tôn giáo mà không có giữ được thái độ cận nhân ti`nh thi` xin được thỉnh TT Trí Siêu.

 

TT Trí Siêu trả lời: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ở đây thưa quí vị nếu chúng tôi có một lời góp y' trong vấn đề này thi` chúng tôi sẽ khuyên các Phật tử, trong việc chúng ta hoan hỷ an trú trong pháp, hành tri` theo pháp mà chúng ta tránh được sự cực đoan, hay là tránh được cuồng tín, thi` ở đây chúng tôi xin gợi y' với quí vị ba điểm.

 

Thứ nhất khi người Phật tử chúng ta gọi là sống theo pháp, thi` chúng ta phải hiểu thế nào là sống theo pháp. 

 

Điểm thứ hai là chúng ta phải chuẩn bị cho mi`nh một trạng thái tâm ly', chúng ta nhi`n cái sự vật ở đời với tâm ly tham và nhàm chán, thật sự chúng ta không bị dính mắc, không bị thần tượng một cái gi` đó, thậm trí đối với Đức Phật, chúng ta cũng không nên có sự dính mắc quá đáng, chúng ta không nên thần tượng một cách quá đáng mà chúng ta không dùng trí tuệ để chúng ta suy tư về đức tánh của Ngài.

 

Điểm thứ ba, khi người Phật tử chúng ta thực hành theo pháp, chúng ta chỉ nhắm đến mục đích giải thoát.  Chúng ta biết rơ chính tự mi`nh mới là vị cứu tinh của mi`nh, tự mi`nh mới giúp mi`nh thoát khỏi cái sự khổ đau luân hồi này, chúng ta không nương tựa bất cứ một tha lực nào khác.

 

Thường thường một người cuồng tín là một người họ dựa vào một đối tượng siêu nhiên, và đối tượng đó họ khất phục một cách vô điều kiện, và với niềm tin họ đặt nơi đối tượng đó, họ tùy thuộc đối tượng đó, họ không cần dùng trí để suy tư, và chính họ cũng không biết gi` về thảm trạng của cuộc đời này, thực trạng của cuộc đời này, chính vi` vậy cho nên họ mới rơi vào ti`nh trạng gọi là cuồng tín.

 

Người Phật tử chúng ta thi` khác, khi chúng ta hiểu về giáo pháp, chúng ta phải dùng trí tuệ  khách quan. Chúng ta tin nơi Đức Phật, chúng ta cũng phải dùng trí tuệ khách quan, chúng ta nhắm đến mục đích tu tập, mục đích giải thoát là chúng ta cũng phải dùng vào trí tuệ khách quan, có như vậy thi` đời sống của chúng ta trong việc tu tập, chúng ta mới thấy giá trị của giáo pháp, mà đồng thời chúng ta có thể ngăn ngừa được trạng thái cuồng tín.

 

Có ba khuynh hướng tu tập, tức là một người nặng về đức tin, người này nếu như không khéo tu tập, coi chừng rơi vào ti`nh trạng cuồng tín, mặc dù có khuynh hướng tinh tấn, họ cũng có thể đi đến một sự tu tập, một sự thực hành thái quá bất cập.

 

Co`n một người nặng về trí tuệ nếu như họ không phối hợp với niềm tin và tinh tấn, thi` như vậy chính họ đă sanh khởi sự hoài nghi như tự họ phản bác lại lời dạy của Đức Phật, trong khi với trí tuệ của kẻ phàm phu, họ càng suy xét, nhưng vi` họ không có niềm tin cho nên họ không hiểu về giáo lư bằng sự thán phục, do đó họ rơi vào ti`nh trạng hoài nghi. 

 

Như vậy với ba khuynh hướng tu tập này chúng ta phải thận trọng: nếu mi`nh là một người nặng về đức tin thi` chúng ta phải bổ khuyết về đức tính chuyên cần tinh tấn, cố gắng bất thối chuyển, nếu như chúng ta là người nặng về đức tin thi` chúng ta phải có trí tuệ, chúng ta mới có thể dàn xếp được, mới có thể củng cố được và chuyển hướng niềm tin của chúng ta đi vào nẻo chánh, đó là thứ nhất.

 

Người nặng về tinh tấn, trong sự tinh tấn tu tập, sự tinh tấn đó là một sự cần thiết, nhưng vi` không có niềm tin nơi đức Phật cho nên chúng ta có sự tinh tấn nỗ lực quá đáng, cái gi` chúng ta cũng thực hành, cái gi` chúng ta cũng đeo đuổi, cái gi` chúng ta cũng thọ tri` mà chúng ta không có được niềm tin vững chắc, không có được trí tuệ để phân tích, thi` như vậy nó cũng sẽ tai hại cho chúng ta. 

 

Co`n nếu chúng ta nặng về trí tuệ, thi` chúng ta phải bổ khuyết về niềm tin và sự tinh tấn, trong trường hợp này mới có thể giúp cho chúng ta có được sự tiến hóa, để chúng ta có được sự an trú trong pháp, hoan hỷ trong pháp mà chúng ta không bị ti`nh trạng gọi là cuồng tín.

 

Ở đây một điều mà chúng tôi cũng xin nhắc nhở với quí vị là đối với thiện pháp, sự khéo tác y', là nhân, là duyên để phát sanh lên thiện pháp, phát sanh lên chánh kiến, và một người có thiện pháp, một người với chánh kiến thi` người này sẽ không bao giờ khởi lên cuồng tín được.

 

Bởi vi` cuồng tín ở đây nó có khuynh hướng thiên về tà kiến, khi một người có sự khéo tác y', là nhân, là duyên phát sanh lên chánh kiến, thi` như vậy người này sẽ không cuồng tín được. Do đó ở đây Phật tử chúng ta cần biết rơ như vậy, cho nên sự tu tập của chúng ta an trú trong pháp, chúng ta phải có niềm tin an lập trên trí tuệ đối với chánh pháp, phải biết rơ về đức Phật bằng trí tuệ và chúng ta phải tự quyết định sự giải thoát, sự tu tập của mi`nh mà chúng ta không cầu cạnh một tha lực nào khác, đó là điều chúng ta cần thiết để chúng ta vừa an trú trong pháp, mà chúng ta cũng vừa tránh khỏi ti`nh trạng gọi là cuồng tín.

 

Ở đây chúng tôi xin được đóng góp một vài y' kiến trong câu thảo luận này.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

TT Giác Đẳng: xin tri ân TT Trí Siêu, thưa qúi vị chúng ta nghe TT Trí Siêu đề cập đến sự việc một người tu tập phải tác y' và suy nghĩ như thế nào.  Đặc biệt là phải có sự quân bi`nh của các căn, như chúng ta thấy trong đạo Phật, chúng ta nói đến tín, tấn, niệm, định, huệ.  Chúng ta nói đến niềm tin thi` chúng ta cũng nói đến trí huệ, rồi chúng ta cũng có sự tu tập, để chúng ta có thể quân bi`nh được cái niềm tin của mi`nh, chúng ta không có y cứ đơn thuần vào chỉ có niềm tin ở chánh pháp mà thôi.

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm