HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Câu hỏi 213, ngày 26 tháng 12, 2003

 

TramAnh4 hỏi:

 

Con có nghe nhiều Thầy giảng rằng trong khi làm việc có thể niệm Phật, tâm niệm và tai nghe tiếng niệm của mi`nh, như vậy có phải chúng ta sẽ bị chia trí, xao lăng việc làm và có ảnh hưởng xấu không? kính Thầy.

 

TT Trí Siêu trả lời:

 

kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa qúi vị, ở đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi này rằng, trong việc chúng ta tu tập thiền định trong đời sống hàng ngày, điều đó là một điều hết sức cần thiết, tuy nhiên phải tùy theo đề mục tu thiền, chứ không phải nói đến thiền định rồi lúc đó chúng ta nói niệm Phật cũng là phương pháp thiền định, rồi chúng ta đem áp dụng trong mọi trường hợp, trong mọi lúc, trong mọi nơi được, trường hợp này sẽ không hiệu quả mà trái lại làm phản tác dụng nữa là khác.

 

Vấn đề niệm Phật thôi, chúng tôi chỉ nói riêng về niệm Phật thôi, chỉ khi nào chúng ta rảnh rỗi, không bị chi phối công việc làm nào khác, nhứt là công việc ở sở hay công việc lái xe chẳng hạn, thi` việc mà chúng ta niệm Phật, chúng ta có thể áp dụng trong những lúc chúng ta rổi rănh, những lúc chúng ta có thể ngồi yên lặng lại để chúng ta tập trung, thi` lúc đó chúng ta mới hành pháp môn niệm Phật được, bởi vi` tiếng niệm Phật ở đây không có nghĩa là chúng ta phải đọc lớn tiếng để chúng ta có thể vừa tâm niệm, mà vừa tai nghe miệng của mi`nh. 

 

Pháp môn niệm Phật ở trong hệ tạng Pali kinh điển, thi` ở đây pháp môn niệm Phật không phải  nghĩa đó, mà chữ niệm ở đây có nghĩa ghi nhớ, "niệm Phật giả, cảm Phật tri ân, lễ Phật giả, cảm Phật tri đức", lạy Phật có nghĩa là chúng ta nhớ đến đức của bậc Đạo Sư, co`n niệm Phật là chúng ta nhớ đến hồng danh, y' nghĩa hồng danh của bậc Đạo Sư, như là bậc Ứng Cúng Chánh Biến Tri, Araham Sammàsambuddho chẳng hạn, thi` như vậy phải có thời gian chúng ta ngồi, chúng ta tập trung vào danh hiệu và chúng ta suy nghĩ về danh hiệu đó, y' nghĩ như thế nào và vi` sao mà Đức Thế Tôn có danh hiệu này, chúng ta khởi nên lo`ng tịnh tín với Ngài, bởi nhờ danh hiệu đó v.v...

 

Với bao nhiêu công phu này là chúng ta đă tập trung rồi, và sự tập trung đó sẽ không cho phép chúng ta vừa tập trung đề tài niệm Phật, và chúng ta vừa phải làm công việc khác, nhất là công việc mà chúng ta phải gắn liền với sự tác y', với trí suy nghĩ, với bàn tay chúng ta phải hoạt động thao tác, vi` làm như vậy nó sẽ mất đi hiệu quả của việc làm của chúng, nó cũng sẽ đem đến sự nguy hiểm khi mà chúng ta bị phân tâm.

 

Co`n trường hợp chúng ta thiền ở trong cuộc sống, chúng ta cũng nói thêm rằng, chúng ta thiền trong cuộc sống, nhất là thiền quán thi` điều đó rất cần thiết, bởi vi` thiền quán ở đây chỉ có nghĩa vừa có chánh niệm, vừa có tỉnh giác, gọi là sati , sati là chúng ta phải chú ư đến những gi` đang sảy ra, là biết những gi` đang xảy ra, thao tát bàn tay của mi`nh trong lúc chúng ta làm việc, những cái thao tát đó chúng ta cũng phải ghi nhận. 

 

Và tỉnh giác ở đây có nghĩa là một trong bốn sự tỉnh giác, sự tỉnh giác mà chúng ta dùng trí để chúng ta nhận biệt được việc làm này, làm như thế nào nó có lợi, làm như thế nào đem lại hữu ích thi` đó là tỉnh giác thứ nhất. Tỉnh giác thứ hai là khi mà chúng ta làm công việc, nếu chúng ta không có được trí tuệ tỉnh giác, để nhận biết được cái hành động như vậy nó có lợi hay bất lợi, nó có thích hợp hay không thích hợp, thi` trong trường hợp đó khi chúng ta dùng trí tuệ tỉnh giác, như vậy nó cũng vừa có tác dụng để chúng ta rèn luyện tâm, và cũng vừa có tác dụng cho chúng ta làm công việc có hiệu quả được thành tựu một cách tốt đẹp.

 

Có đôi khi nếu tâm của chúng ta lơ đễnh, tâm của chúng ta bị phóng túng, chúng ta ngồi làm việc mà chúng ta thiếu chánh niệm, thiếu tỉnh giác, chúng ta làm việc mà tâm niệm đâu đâu đó, thi` như vậy chúng ta quên trước quên sau, hoặc có những hành động, những thao tát, những cử chỉ dư thừa, nó không đáp ứng lại việc làm của chúng ta, thi` như vậy chính khi tập trung tư tưởng lại ở trong công việc làm, ngay trong lúc chúng ta có chánh niệm tỉnh giác như vậy, cũng vừa để chúng ta làm việc hữu hiệu, và cũng vừa để chúng ta ngăn chặng những ác bất thiện pháp, như tham, tham muốn, hoặc là sân hận sanh khởi ngay trong lúc đó, thi` chỉ có trạng thái thiền này mới phù hợp cho chúng ta ở mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoàn cảnh.

 

Co`n như thiền với đề mục niệm Phật, thi` chỉ ngay khi những lúc nào chúng ta rỗi rảnh, lúc nào chúng ta có được thời gian yên tĩnh, để chúng ta lắng tâm và suy nghĩ về Đức Phật, thi` lúc đó chúng ta mới nên. Trường hợp đó là như vậy, cho nên chúng tôi xin được có ư kiến để trả lời câu hỏi, trong trường hợp này chúng ta nên xét suy thật kỹ càng, khi chúng ta chấp nhận thọ tri` pháp môn niệm Phật, thi` chúng ta phải biết tùy theo thời, tùy theo lúc, chớ không phải lúc nào chúng ta cũng áp dụng được.

 

Nhất là trong lúc chúng ta đang làm việc, hay trong lúc chúng ta đang lái xe, chúng ta chỉ nên thiền trong tư cách thiền quán, chánh niệm tỉnh giác thôi, co`n thiền niệm Phật thi` trong lúc đó chúng ta không nên. Và ở đây chúng tôi xin được có một vài y' kiến để đóng góp trong câu hỏi này như thế.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm