HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Câu hỏi 211, ngày 20 tháng 12, 2003

 

TT Giác Đẳng: kính bạch TT Trí Siêu, xin TT hoan hỷ trả lời câu hỏi rất quan trọng ở tại đây, là ngày hôm nay có nhiều học giả họ cho rằng Đức Phật Ngài là một nhà Ấn Giáo cải cách, có nghĩa Đạo Phật là một phiên bản khác của Bà La Môn giáo, chỉ có thêm thắc và cải cách đôi chút thôi.  Bây giờ nếu được hỏi TT có thể nào phiên dẫn ba thí dụ cụ thể, để cho thấy rằng giữa Đạo Phật và Bà La Môn giáo có sự khác biệt rất lớn và hoàn toàn khác biệt mà Đức Phật Ngài là một bậc chánh đẳng chánh giác, tự mi`nh giác ngộ không Thầy chỉ dạy, ba ví dụ điển hi`nh đó là gi`, xin thỉnh TT Trí Siêu.

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, theo chỗ chúng tôi hiểu biết thi` đạo Bà La Môn và Đạo Phật có những điểm rất khác biệt, và chính vi` những điểm rất khác biệt đó.  Khi Đức Thế Tôn Ngài tuyên thuyết về giáo ly' do Ngài tự giác ngộ, thi` điều này chúng ta không nghĩ Đức Phật là một vị đạo Bà La Môn chỉ có cải cách đôi chút, và Ngài cũng không phải là người được thừa kế giáo ly' của Bà La Môn.

 

Ở đây theo chỗ chúng tôi được biết thi` đạo Bà La Môn trước nhất họ chủ trương mục tiêu cứu cánh của họ là Phạm Thiên, co`n đối với Đạo Phật thi` Ngài xem cảnh giới Phạm Thiên là một cảnh giới  của những vị tu chứng thiền sắc và vô sắc rồi họ sanh vào các cơi Phạm Thiên, làm thần Phạm Thiên.

 

Theo quan điểm của Đạo Phật thi` cho dù rằng Phạm Thiên đi nữa, các vị này vẫn có sự sanh tử, không vượt khỏi sự luân hồi, chỉ trừ khi những vị đă chứng quả A La Hán.  Nếu những vị Phạm Thiên đó là những vị A la Hán, hoặc là những Phạm Thiên như Phạm Thiên Tịnh Cư v.v.. những vị đó là những bậc A La Hàm, thi` những vị thánh này sau khi đắc được đạo quả A La Hàm, A La Hán tại cơi Phạm Thiên, thi` vị thánh Phạm Thiên đó không co`n luân hồi, không co`n trở lại cơi dục giới nữa.  Co`n đối với các Phạm Thiên phàm phu và một số hữu học Tu Đà Hườn, Tu Đà Hàm các vị Phạm Thiên đó vẫn phải trở lại cơi dục giới một vài lần nếu như vị đó chưa được tri`nh độ khả năng để chứng quả A La Hán.  Thi` như vậy nói tóm lại là cảnh giới Phạm Thiên theo chủ trương của Bà La Môn giáo là đỉnh tối cao, nhưng đối vớI Phật Giáo thi` đây chỉ là những cảnh giới của các vị tu thiền chứng đắc rồi sanh lên đó chớ không thể thoát khỏi luân hồi sanh tử, chưa thoát khỏi luân hồi sanh tử, đó là vấn đề thứ nhất chúng ta thấy rằng giữa Đạo Phật và Đạo Bà La Môn có sự khác biệt nhau.

 

Điểm thứ hai nữa thưa quí vị, đối với Bà La Môn giáo thi` họ lại có một quan niệm, họ chủ trương về giai cấp Bà La Môn là giai cấp tối tôn ở trong xă hội này, và chỉ có Bà La Môn mới được quyền sống và cộng trú với Phạm Thiên sau này mà thôi, co`n đối với những giai cấp khác thi` không phải do sanh từ miệng Phạm Thiên, do vậy các giai cấp khác được xem như là giai cấp tầm thường, giai cấp Sát Đế Lỵ, giai cấp vua chúa thi` họ vẫn tôn trọng vi` là những người cai trị quốc độ, nhưng đối với giai cấp thương gia, gia chủ và giai cấp nô lệ xem như là hạ đẳng trong giới xă hội. Chủ trương của Bà La Môn họ rất cố chấp về giai cấp của xă hội, trong Phật Giáo Đức Phật Ngài đă xoá bỏ giai cấp đó, đối với Đạo Phật thi` chủ trương rằng cho dù chúng sanh ở giai cấp nào đi nữa, chúng sanh đó nếu mà có thân hành ác, khẩu hành ác, y' hành ác như vậy thi` những chúng sanh đó vẫn được xem là hạ liệt trong pháp luật bậc thánh, dù rằng đó là những người Bà La Môn nhưng mà hành các ác pháp, sau khi mệnh chung vẫn sanh vào những cảnh giới khổ đau như địa ngục ngă quỉ súc sanh a tu la như thường.  Đó là điểm thứ hai mà chúng ta có thể nhận thấy được sự khác biệt giữa Đạo Phật với đạo Bà La Môn.

 

Điểm thứ ba, chúng ta thấy rơ trong Bà la Môn giáo họ chủ trương sự cúng tế, và khi một người có niềm tin và tôn thờ Phạm Thiên cho dù rằng họ không có tu tập, họ không rèn luyện cái gi` đi nữa, nhưng với niềm tin đó, với sự tôn thờ đó, chẳng hạn như thờ thần lửa v.v...trong trường hợp này họ cho rằng vẫn được cộng trú với Phạm Thiên vẫn sanh về cảnh giới Phạm Thiên, vẫn là một người có  vai tṛ quan trọng tốt đẹp quí cao trong xă hội.  Đối với Đạo Phật thi` việc đó hoàn toàn trái ngược lại, nghĩa là nếu như một người không tự mi`nh nỗ lực, không tự mi`nh tu tập, không tự mi`nh rèn luyện, thân thị nghiệp, khẩu thị nghiệp, y' thị nghiệp, thi` như vậy những chúng sanh này sau khi mệnh chung vẫn măi mẫi ở cảnh giới khổ đau, chứ không bao giờ được sanh vào cơi Phạm Thiên.  Nếu như họ có những hạnh tu, những chúng sanh nào có những hạnh tu mà xen lẫn với y' niệm tà kiến chấp sai, thi` Đức Phật tuyên bố rằng họ sẽ có hai cảnh giới tái sanh là địa ngục và bàng sanh, chớ không phải là một người được xem như gio`ng dơi Bà La Môn. Rồi tự nhiên sau khi mệnh chung sẽ sanh cộng trú với Phạm Thiên, không phải như vậy, mà Đạo Phật chủ trương con người phải thực hành, phải tự rèn luyện bản thân, và điều này có một việc chúng ta phải nói nữa, đó là đối với một người có khả năng tu tập để sanh về cảnh giới Phạm Thiên, như là tu tập các tầng thiền sắc giới và thiền vô sắc giới bằng những đề mục chẳng hạn như tứ vô lượng tâm v.v...Thi` điều này không phải chỉ có Bà La Môn mới thực hành được, không phải chỉ có Bà La Môn mới đi vào con đường đó, mà ngay tất cả mọi người mọi giai cấp, mọi tầng lớp, đều có thể do sự nỗ lực nhiệt tâm họ an trú trên một đề mục và chứng đắc được các thiền và sau khi mệnh chung sẽ cộng trú với Phạm Thiên.

 

Điều đó Đức Phật Ngài đă khẳng định chắc chắn như vậy. cho nên ở đây theo chúng tôi thi` có nhiều trường hợp khác nữa, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nói đến ba vấn đề, ba sự kiện khác biệt giữa chủ trương Bà La Môn giáo và chủ trương của Đạo Phật là như vậy thôi, và nếu như câu trả lời này c̣n điểm gi` khác, xin TT Giác Đẳng hoan hỷ bổ túc thêm, đóng góp y' kiến thêm để cho vấn đề này được sáng tỏ.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm