HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Ngày 9 tháng 12, 2003

 

TT Giác Đẳng hỏi ngày 02 tháng 12, 2003 : Xin Sư Uyên Minh hoan hỷ giải thích thêm một điều : ví dụ như chúng ta nói đến trí tuệ, trí tuệ ở trong Balamật, hay là trí tuệ ở trong tứ thần túc, hoặc giả là chúng ta nói đến trí tuệ khi chúng ta nói đến đa văn ở trong thất thánh sản chẳng hạn, thi` khi chúng ta nói như vậy thi` đó là tài hay đức. Tài năng hay là đức độ, bởi vi` nó có một vấn đề ở đây là chúng ta có rất nhiều danh sách các thiện pháp được Đức Phật đề cập đến mà dường như một người mà mới nhi`n bên ngoài thi` nó bao gồm cả tài năng và trí tuệ trộn lẫn trong một danh sách, thi` Sư có nghĩ rằng những thứ đó có một cái, bây giờ chúng ta thử nghĩ rằng trí tuệ, trí tuệ trong những thứ đó, chúng ta gọi đó là tài năng hay là đức độ, xin thỉnh Sư Uyên Minh nói rơ thêm về phần này cho quí Phật tử nghe.

 

ĐĐ Uyên Minh trả lời : Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, như vậy là con có sơ sót trong lúc con lắng nghe câu hỏi của TT Giác Đẳng, bây giờ thi` con hy vọng con hiểu trọn vẹn câu hỏi của TT.

 

Kính bạch Chư Tăng và thưa đại chúng, trong mạch chữ nghĩa mà nói, trong mạch giấy mà nói thi` rơ ràng chúng ta thấy những từ ngữ như là trí tuệ hay là từ bi hay là đạo hạnh hay là nhân cách hay là đạo đức.v.v... Thi` rơ ràng những vấn đề cơ hồ như nó có nội dung khác nhau. Nhưng trong kinh điển Nam Tông theo chỗ Uyên Minh được biết rơ, thi` trí tuệ thường xuyên được xem là chữ đồng nghĩa với vô số các pháp tánh khác, nếu không muốn nói là rằng không có thiện pháp nào tách rời ra được với cái gọi là trí tuệ cả, mặc dù chúng ta có thể bị bịnh nghề nghiệp khi chúng ta học về Vi Diệu Pháp, thi` chúng ta thấy rằng có những tâm thiện ly trí chẳng hạn, nhưng mà thực ra trí tuệ nếu mà phân tách một cách rốt ráo thi` cái gọi là trí tuệ theo tinh thần chánh pháp, trí tuệ là một tên gọi khác của đức hạnh.

 

Như ở đây con phải thưa rằng con rất là vô tư và là khách quan khi con nhắc lại chuyện này, chính là có một lần khi co`n ở Houston, chính TT Giác Đẳng đă gợi y' cho con một vấn đề rất là quan trọng, đó là TT đă gợi y' rằng chữ kusala là chữ thiện. Thường thi` người ta định nghĩa nó theo góc cạnh đạo đức học, nghĩa là lành, là tốt, là đẹp v.v...nhưng mà TT có gợi y' mà con giựt mi`nh, mặc dù điều đó có thể nói một cách chân thật, không phải vi` kiêu ngạo gi` cả, con không có gi` để mà kiêu ngạo, vi` trước đó con đă biết chuyện đó mà con không quan tâm, TT nói rằng chữ thiện mà tiếng Phạn gọi là kusala, nếu mà chỉ định nghĩa theo mức độ đạo đức học thi` hơi hẹp. Thi` đúng quả thật như vậy, khi TT nói, con về pho`ng con suy nghĩ thi` nó y chang như vậy, bởi vi` chúng ta cũng biết rằng trong chữ Phạn chữ kusala hay là chữ kosala nó có nghĩa rất là đơn giản, nghĩa là khéo léo, mà hay một chỗ nữa đó là ở trong tiếng Hán, chữ thiện cũng có nghĩa là khéo léo.

 

Đôi khi chúng ta vào tự điển Phật học bằng tiếng Anh, có chỗ dịch chữ kusala người ta không có dịch là good mà người ta dịch là chữ skill là khéo, tại sao gọi là khéo. Mi`nh muốn hạnh phúc thi` mi`nh phải sống bằng tâm không tham, không sân, không si, mi`nh muốn hạnh phúc thi` đừng làm ai đó bị đau khổ, mi`nh muốn hạnh phúc thi` mi`nh đừng làm điều gi` mà có nội dung trống trái lại với y' hướng mà hạnh phúc thi` cái đó gọi là khéo. Trời nóng mi`nh mở máy heat thi` cái đó là không khéo, trời nóng mi`nh mở máy lạnh thi` đó là khéo, trời lạnh mi`nh mở máy heat thi` khéo, mà trời lạnh mi`nh mở máy lạnh thi` không khéo, mi`nh muốn hạnh phúc mi`nh lại đi làm điều ác thi` lại không khéo, không khéo thi` gọi là bất thiện.

 

Cho nên ở đây gọi là trí tuệ, ở đây có phải là đức hạnh hay không và nó có quan hệ nào về ngữ nghĩa giữa chữ đức hạnh và trí tuệ thi` con xin thưa, nếu mà theo những gi` mà TT đă gợi y' đă khai thị, thi` cũng như theo những gi` chúng ta trong room từng người đă đọc, đă hiểu thi` chúng ta thấy rơ ràng rằng nếu mà phân tích như vậy thi` cái gọi là trí tuệ hay là minh triết hay những pháp tánh hay nhân cách đạo đức, nó rơ ràng nó có một mối quan hệ mật thiết nếu không muốn nói là đôi khi trí tuệ là một từ đồng nghĩa của các thiện pháp, thí dụ như trong lục độ của Bắc Tông họ phân ra trí tuệ riêng, và thiền định riêng, nhưng mà những ai nghiên cứu về A Tỳ Đàm của Nam Tông thi` chúng ta biết rằng cái gọi là trí tuệ ở trong kinh điển Pali chia làm ba phần, đó là trí văn, trí tư và trí tu.

 

Trí văn tức là những hiểu biết của mi`nh y cứ trên những công phu nghe đọc hoặc là mi`nh học hỏi trên chữ nghĩa từ chương thi` gọi là trí văn. Co`n trí thứ hai là tư, tức là khả năng hiểu biết của mi`nh, cái khả năng mà suy nghĩ hiểu biết của mi`nh thông qua các công phu mà suy luận, suy tưởng. Cái thứ ba là cái hiểu biết có được từ khả năng công phu thể nghiệm tự thân, đó là công phu của các vị tu tập trí tuệ thiền quán, thí dụ như từ trước đến giờ mi`nh ăn, mi`nh không biết mi`nh ăn, mi`nh ngủ, mi`nh không biết mi`nh ngủ, mi`nh đi đứng mi`nh không biết mi`nh đi đứng và từ đó nó mới thành tựu nên những y' niệm nhân ngă tôi là, nó là.

 

Bây giờ trong một cái nhi`n xuyên suốt của một hành giả, thi` mi`nh thấy rằng nó chỉ là danh, là sắc, là thọ, là tưởng, là hành, là thức, nó chỉ là từng thoáng ghép nối phù du giữa những buồn, vui, thương, ghét, ti`nh sầu thương hận mà thôi chứ ở đó không có người, không có bỉ, không có thử, không có ta ,không có người, không có nam, không có nữ, không có đẹp, xấu, cao, thấp, lùn, ốm, mập, trắng, đen gi` cả , cái nhi`n mà thể nghiệm như vậy đó thi` được gọi là trí tuệ, gọi là trí tu, mà nếu nói như vậy thi` cái gọi là thiền định ở trong lục độ của Bắc Tông nó lại cũng nằm ở trong cái gọi là trí tuệ, nằm trong ba loại trí tuệ của Phật Giáo Nam Tông.

 

Như vậy thi` từ chuyện mi`nh bố thí, mi`nh giữ giới hay là mi`nh thiền định, tất cả cái đó nó đều là những thiện pháp hoặc là quan hệ trực tiếp, hoặc là quan hệ gián tiếp với trí tuệ, hoặc là có trường hợp bản thân trí tuệ chính là từ đồng nghĩa của những đức hạnh đó. Đó là con xin được góp lời trong câu hỏi của TT . Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

 

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm