HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

    Câu Hỏi 204, Ngày 08 tháng 12, 2003

 

TT Giác Đẳng hỏi ngày 02 tháng 12, 2003

 

Chúng ta thường nghe nói tánh đức và tài năng,chúng ta thường có những danh sách thế nào là đức tánh, thế nào là tài năng và chúng ta có những tác phẩm văn học rất nổi tiếng như là" Tài đức tranh công" hay hoặc gỉa là cụ Nguyễn Du với tác phẩm rất nổi tiếng "Truyện Kiều " với những câu mà người Việt Nam chúng ta phần lớn ai cũng biết cũng nhớ đến là "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài ", hầu như trong nền giáo dục Đông Phương ca chúng ta ngày xưa ngưi ta thường vẽ một lằn ranh rất rơ giữa tài năng và trí tuệ, ngay cả những bước đầu sơ đng bước vào trong học đường, chúng ta cũng nói đến "Tiên học lễ, hậu học văn ", lễ là nói lên đức tánh, nói lên phong thái, cái tư cách ca con ngưi , và cái văn thi` chúng ta nói đến trí tuệ, đến tài năng và hu như tài và đức luôn luôn có sự phân biệt.

 

Có một điều rất thú vị khi chúng ta ti`m lại ở trong kho tàng kinh điển của Đạo Phật, giả sử như chúng ta đơn cử 10 pháp ba la mật ở trong đó có bố thí, tŕ giới, ly dục, hay xuất gia, rồi tinh tấn, trí tuệ, chân thật, nhẫn nại, trí nguyện ,từ tâm và hành xả. Thi` thưa quí vị khi đọc một danh sách dài ở trong thập độ như vậy, chúng ta thấy nó trộn lẫn và những danh sách về thiện pháp mà chúng ta được thấy rất khó phân biệt giữa tài năng và trí tuệ.

 

Do vậy đặc biệt mời Sư Uyên Minh mở đầu bài thảo luận ngày hôm nay với câu hỏi là trong đời sống tu tập theo tinh thần Phật Pháp có phân biệt giữa tài năng và trí tu hay không, thi` xin được thỉnh Sư Uyên Minh.

 

ĐĐ Uyên Minh trả lời

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Pht, con là Uyên Minh đảnh lễ tất cả Chư Tăng, và chào đại chúng trong room, con xin trả lời vắn tắt và phần co`n lại là phần bổ khuyết của Chư Tôn Đức.

 

Có một điều con tin rằng ở trong room, từng người trong chúng ta ai cũng đều đồng y' với nhau , ít nhất cũng là 70 đến 80 % câu nói của cụ Nguyễn Du mà TT Giác Đẳng vừa trích dẫn khi năy, đó là " Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài ". Chúng ta cũng biết với nhau rằng trên thế giới hiện nay, từ những quốc gia siêu cưng như Anh, Mỹ, Pháp, Đức , Nhật, Trung Quốc chẳng hạn thi` họ có rất nhiều trường đại học nổi tiếng, thậm trí những trường mà những bài nghiên cứu của từng cá nhân của người ta thôi, cũng đáng được xem là những công tri`nh mang tầm vóc quốc tế, những bài báo của các sinh viên của các giáo sư của những ngôi trường đó thôi, cũng xứng đáng được xem là bài học cho thế giới rồi.

 

Nói như vậy có nghĩa là cái giá trị về giáo dục, những giá trị về kiến thức là những thứ mà chúng ta hoàn toàn ti`m thấy ở các môi trường ngoại giới như là trường học, thư viện hoặc là qua những cuộc tṛ chuyện với các bậc tài đức chẳng hạn, nhưng có một điều cho đến hôm nay chúng tôi nghĩ rằng chẳng riêng Uyên Minh mà cả quí vị cũng chưa bao giờ nghe nói có một cơ sở nào trên thế giới mà đào tạo ra những cá nhân về đạo hạnh thi` hi`nh như có l là chưa có. Có thể chúng ta có nghe đến thiền viện này, thiền viện kia thi` có,nhưng có lẽ cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa hề nghe một cách chính xác một trăm phần trăm có trường đại học nào trên thế giới có thể đào to ra tư cách ca con ngưi, đào tạo ra những khả năng, những tài hoa thi` có, chứ co`n đào tạo ra nhân cách thi` dứt khoát là không.

 

Bởi vi` như chúng ta cũng thấy rằng là chúng ta có thể làm ra được, chúng ta có thể dùng từ ngôn Trang Tử thi` chúng ta có thể dùng cơ sảo với cơ khí để chúng ta làm ra những phương tiện, những dụng cụ tối tân nhưng mà có những cái nó thuộc về bản chất thi` chúng ta tạo ra không được, thí dụ như chúng ta có thể tạo ra máy computer, một đầu máy VCR, một cái laptop tối tân thi` đưc, nhưng chúng ta tạo ra vàng, tạo ra kim cương thi` chúng ta chịu thua, cái đó nó thuộc về thiên nhiên rồi.

 

Phải nói rằng dĩ nhiên cái đạo hạnh, cái nhân cách mỗi người nó không phải cái gi` đó là bất di bất dịch không có thay đổi xê dịch, hoặc tu dưng đưc, nói như vy là không đúng, bởi vi` đạo Phật rơ ràng là con đưng hướng dẫn ngưi ta hàm dưỡng nội tâm, nhưng chúng ta cũng phải nhi`n nhận với nhau. Sở dĩ ở đây Uyen Minh chích dẫn trường hợp có và không có những cơ s đào tạo các khả năng chuyên môn và cái nhân cách đạo đức cá nhân, bởi vi` Uyên Minh muốn làm nổi bậc một điều, đó là có những cái mà chúng ta dứt khoát chỉ có thể có được, có thể thành tựu được, và nó trở thành sở chứng của mi`nh bằng thể nghiệm hàm dưỡng bản thân mà thôi. Đó chính là cái nhân cách bởi vi` sao?,

 

Bởi vi` như chúng ta cũng biết trong kinh, đặc biệt trong bộ Tiểu Bộ Kinh, Patisambhidàmagga (Vô Ngại Giải Đạo ) phần 12 trong 15 phần của Tiểu Bộ, Ngài Xá Lợi Phất Ngài cũng có nói rằng chính vi` cơ tánh sai biệt, sở thích sai biệt, khuynh hướng tâm lư sai biệt của chúng sanh nó dẫn đến hành động sai biệt, và chính vi` các hành động sai biệt nó mới dẫn đến sanh thú sai biệt, và chính sanh thú sai biệt nó dẫn đến, nó lại tạo điều kiện cho những sai biệt kia, tức là nó là vo`ng luẫn quẩn. Tâm tánh tâm ly' sai biệt nó dẫn đến sở thích sai biệt, sở hành sai biệt và từ sở hành sai biệt tức là hành động trong đời sống của mi`nh nó mới dẫn đến sanh thú sai biệt và từ sanh thú sai biệt nó lại tạo điều kiện cho khuynh hướng, nếu mi`nh không may mắn thi` mi`nh cứ xuống thấp thấp hoài., mà nếu may mắn có điều kiện đă có phước đức, phước vật, phưc trí, được thân cận bật hiền trí ở chỗ thích hợp để tu thiền, thi` cái đức phát huệ, mi`nh càng lúc mi`nh càng tăng.

 

Cho nên nói như vậy Uyên Minh muốn xác nhận hai điều, điều thứ nhất là những khả năng, những tài hoa nó có tánh cách chỉ đạo, nó mang tánh cách chuyên môn máy móc mà chúng ta có thể học được từ những cơ sở ngoại tại mang tánh cách máy móc, riêng về cái đạo hạnh mang tánh cách cá nhân thi` mang tánh cách tinh thần, mang tánh cách nội hàm thi` nó cũng cần phải phát triển theo con đường nội hàm, chớ nó không thể nào phát triển theo kiểu mà hời hởt bên ngoài được. Dĩ nhiên đó là cách nói không được kinh nghiệm lắm của Uyên Minh, nhưng Uyên Minh đem hết cái hiểu của mi`nh để trả lời câu hỏi của TT Giác Đẳng. Xin TT cùng chư Tôn Đức bổ khuyết cho. Nam Mô Bổn Sư thích Ca mâu Ni Phật.

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm