HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Câu Hỏi 202, ngày 05 tháng 12, 2003

HoangHon hỏi : Đức Phật bỏ thành ra đi t́m đạo, vua cha nhớ, và cho người tới bảo về ba lần, Đức Phật cũng không chịu về, như vậy là có phạm vào điều bất hiếu chăng.

TT Trí Siêu giảng : Ở đây thưa quí vị, thực ra nếu chúng ta suy xét, chúng ta đọc kỹ trong trường hợp này thi` rơ ràng là không có sự kiện Đức Vua Tịnh Phạn cho người đi mời Đức Phật về mà Ngài không chịu về, không phải như vậy.

Bây giờ chúng ta sẽ lượt lại lịch sử của Đức Phật, khi mà Ngài trốn khỏi hoàng cung và Ngài ra đi, lúc bấy giờ Đức Vua Tịnh Phạn không hề hay biết, qua sáng hôm sau Đức Vua biết, nhưng mà chuyện cũng đă rồi, lúc đó ở trong kinh điển truyền thống Pali không có một lần nào mà Đức Vua Tịnh Phạn cho người đi đến mời Đức Phật về cả, trong lúc Ngài chưa thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc Ngài co`n đang khổ hạnh trong rừng sâu trong suốt 6 năm đó Đức Vua Tịnh Phạn chưa hề có một lần nào cho người mời Đức Phật về cả.

Đây là vấn đề chúng ta không thể đặt ra để chúng ta trách cứ Đức Phật. Rồi chúng tôi kể tiếp sau khi Ngài thành đạo chứng đắc đạo quả vị Phật, lúc đó Đức Vua Tịnh Phạn có cử những phái đoàn, có cử những sứ giả đi đến để thỉnh Đức Phật trở về hoàng cung cho đến chín lần, chứ không phải là ba lần. Cho đến lần thứ chín thi` đại thần Kaludayi được cử là sứ giả để thỉnh Đức Phật về hoàng cung, thi` lúc bấy giờ Đức Phật Ngài mới về. Trong trường hợp này phải nói rơ như thế này, tám đoàn sứ giả kia họ đă quên phận sự, khi họ đi đến nơi Đức Phật, họ hoan hỷ nhi`n thấy Đức Thế Tôn quang vinh, và Đức Thế Tôn đă thuyết pháp cho họ nghe, họ đă chứng đắc được đạo quả, và khi chứng đắc đạo quả rồi, với sự thỏa thích với cái lạc giải thoát, họ không thỉnh Đức Phật về hoàng cung.

Cho đến lần thứ chín, lần cuối cùng thi` đại thần Kaludayi đă tuân mệnh của Đức Vua Suddhodana đi đến thỉnh Đức Phật, và Kaludayi cùng với đoàn tùy tùng đi đến cũng được nghe pháp và cũng được xuất gia, nhưng mà Kaludayi là một người đặt biệt, mà trong kinh chúng ta có đọc được là cũng có sự liên quan đối với Đức Phật, cùng sanh một ngày với Đức Thế Tôn, và làm một người bạn thân nhất của Đức Thế Tôn, khi Đức Thế Tôn là vị Thái Tử trẻ. Đại thần Kakudayi không quên phận sự của mi`nh là đến để thỉnh Đức Phật về hoàng cung, do đó cho nên Kaludayi đă cầu thỉnh Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn được sự cầu thỉnh như vậy, Ngài lập tức thu xếp và trở về thành Kapilavatthu chớ không từ chối, thi` đây là trường hợp chúng ta phải xét lại sự kiện lịch sử là như thế.

Thi` ở đây không phải là lỗi của Đức Phật, dầu được thỉnh ba lần hay chín lần đi nữa, những lần kia thật sự ra không có cung thỉnh, những người đó đă quên đi phận sự của mi`nh. Và khi Đức Thế Tôn Ngài muốn làm công việc gi`, Ngài phải tùy theo nhân duyên của chúng sanh, và có sự cầu thỉnh thi` Ngài mới đến được, cho nên trong trường hợp này chúng ta không thể trách Đức Phật, mà chúng ta cần phải biết đó là do trách nhiệm của những vị đại thần kia. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi này là như vậy

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm