HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Câu hỏi 201, ngày 04 tháng 12, 2003

 

TuNhu : Kính thưa gần đây có một người Mỹ viết sách và tivi show nói có tiếp xúc với một người chết, vậy chuyện này có nên tin hay không.

 

TT Giác Đẳng giảng : Việc tiếp xúc với người chết, thi` thưa quí vị thứ nhất là đối với trong Phật Giáo của chúng ta, tất cả đều là chúng sanh hết, chúng ta nói người sống, người chết, chúng ta hay nói rằng đó là người co`n ở trên đời, người chết thường thường có thể là oan hồn vất vưởng.

 

Với tinh thần căn bản của Đạo Phật, thi` chúng sanh ở cơi này hay cơi ngă quỉ hay là Atula, nhân loại hay là phi nhân, tất cả đều là chúng sanh hết. Thật ra ở trong kinh điển cũng có nói đến là thỉnh thoảng Đức Phật và Chư Tăng có tiếp xúc, có gặp gỡ các vị Chư Thiên như trong kinh Hạnh Phúc hay một số các bài kinh được giảng cho các vị Phi Nhân, các vị Chư Thiên. Tuy nhiên khi nói đến Chư Thiên, chúng ta cũng phải nói rằng đó là một trường hợp rất khác biệt với tinh thần ngày hôm nay khi người Tây Phương đặc biệt là người Hoa Kỳ, họ có chứng tật đặc biệt về cảnh giới sau khi chết và trong giờ phút cận tử, đối với những tài liệu chúng ta được biết sự quan sát của các bác sĩ tâm ly', thi` thưa quí vị điều này chưa vững, mặt dầu họ nói đến giờ phút cận tử, nhưng mà chúng ta không biết đích xác bởi vi` nói cận tử có nghĩa là sắp chết, và sắp chết có nghĩa là sau đó người ta không có sống lại được, nhưng mà một người họ sống ở trong trạng thái mê mờ tâm trí, tâm trí ở trong một cơn mê nào đó, họ thấy có những ảo giác mà những ảo giác này có thể được dựng thành phim, có thể viết thành sách và điều đó nó hoàn toàn là ảo giác cá nhân, nó cũng giống như những cơn mơ, sự chập chờn của tâm thức, điều đó nó không phải là cơ sở căn bản để chúng ta nghiên cứu như là tài liệu.

 

Trong một cái nhi`n của người tu sĩ Phật Giáo, đặc biệt trên quan niệm Atỳđàm, thi` chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi chỉ dựa trên kinh điển. Người Tây Tạng có cuốn tử thư nói về hiện tượng chết, chúng tôi xin thưa rằng những điều đó cũng nặng trên phương diện ly' giải nhiều hơn là sự ghi nhận trực tiếp của hiện tượng. Đây là những hiện tượng mà chúng ta không phối kiểm được, những gi` mà chúng ta phối kiểm được thi` chúng ta sẽ phối kiểm, co`n cái gi` mà chúng ta cảm thấy rằng nó co`n nghi, hoặc giả sự suy luận đơn thuần thi` chúng ta xin trả nó về suy luận, chúng ta không nên cố gắng làm một việc cả quyết hay là chúng ta nói một cách bừa băi về việc mà chúng ta không có cơ sở chắc chắn. Đó là câu trả lời của chúng tôi như vậy, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Phap Đa`m