HÂN HOAN ÐÓN CHÀO CHƯ TÔN ÐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh nghe lại băng giảng và biên soạn ngày 02 tháng 12, 2003

   

LáBồĐề hỏi ngày 04 tháng 05, 2003

 

Kính Bạch Ngài, tại sao kiếp chót của vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác với nhiều công hạnh thù thắng, đã thực hành đủ 30 pháp Ba La Mật, mà lại bị mồ côi mẹ quá sớm. Kính mong Ngài giảng dạy cho chúng con được hiểu. Nam Mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

TT Trí Siêu giảng ngày 04 tháng 05, 2003

 

Ở đây thưa quí vị, câu hỏi của Phật tử LaBoĐe đã hỏi, tại sao kiếp chót vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, với nhiều công đức, với nhiều công hạnh thù thắng đã thực hành đủ 30 pháp ba la mật, mà lại bị mồ côi mẹ quá sớm.

 

Xuyên qua câu hỏi này thi` Sư cảm nhận được rằng, LaBoĐe là một Phật tử hiểu biết pháp rất nhiều, và có thể nói rằng sự nghiên cứu về kinh điển cũng không phải là ít.

 

Ở đây Sư xin trả lời câu hỏi này một cách tóm tắt rằng, danh từ mà chúng ta gọi là mồ côi mẹ, vi` rằng khi chúng ta dùng danh từ mồ côi mẹ, thường chúng ta lại ám chỉ cho một sự bất hạnh," mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm ", trong những câu ca dao chúng ta thường hay đề cập đến như vậy.

 

Thi` quả thật, nếu như đối với một chúng sanh bi`nh thường như chúng ta, khi mới chào đời đã mồ côi mẹ, rồi phải bị sống cảnh côi cút, nếu gặp người cha tục huyền, mi`nh lớn lên phải sống trong vo`ng tay của người mẹ kế bị hành hạ đủ điều, phải bị đầy đọa làm những công việc nặng nhọc như một kẻ ở v.v... thi` như vậy quả thật là đau khổ, đây là một nỗi bất hạnh.

 

Nhưng mà thưa quí vị, không phải hoàn toàn cái sự mất mẹ là một việc mồ côi bất hạnh, không phải, ở trên đời này có nhiều chuyện xảy ra thấy nó là như vậy, hoàn cảnh tương đương như vậy, nhưng mà thật sự nó không phải như vậy.

 

Sư sẽ giải thích, sẽ phân tích cho quí vị nghe tại sao?

 

Đây là tục lệ của ba đời Chư Phật đều phải như vậy, quí vị cũng nên xét qua về công hạnh ba la mật của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác, trong kiếp chót vị ấy ra ở đời để thành Phật, để thành bậc Thầy của Chư Thiên và nhân loại, chớ không phải là Thầy của một số người hay là Thầy của một loài người, không phải, mà là Thầy của cả Chư Thiên và của cả nhân loại.

 

Thi` với bậc đó phải là bậc hoàn toàn thanh tịnh, và trí tuệ vượt trên loài người và loài trời, bây giờ nếu như với một vị như thế đó, khi Ngài xuất hiện, Ngài sanh ra ở đời, người mẹ của Ngài là một nữ nhân thường ti`nh. Luôn luôn một nữ nhân thường ti`nh nào cũng vậy, rất hoan hỷ, rất vui mừng và rất hãnh diện với người con của mi`nh, nhất là người con đó khi đã thành nhân chi mỹ, và đã có một địa vị lớn ở trong xã hội, hay là có một địa vị cao tột ở trong thế giới loài người loài trời, được bao nhiêu người kính trọng cúng dường, một bậc thanh tịnh như vậy nếu như người mẹ là một thường nhân, mà khởi lên tâm kiêu hãnh như thế đó, thi` quả thật đây là một điều đi nghịch lại tâm ly'.

 

Sư nói tâm ly', Sư nói xa xa chút xíu, nhưng ở đây thưa quí vị để Sư nói gần thêm một chút, nếu giả sử như lúc đó Thế Tử Sĩ Đạt Đa, Ngài sanh ra và lớn lên trong sự đùn bọc của bà mẹ ruột, và chính bà đã nuôi dưỡng, đã chăm sóc, và bà sanh sản ra từ nơi thân thể của bà đến lớn lên. Khi mà Ngài đã trở thành vị Chánh Đẳng Chánh Giác, là một bậc hoàn toàn thanh tịnh một cách tuyệt đối, mà lúc bấy giờ hoàng hậu Maya giống như thế nhân thường ti`nh, khởi lên sự kiêu hãnh như vậy, hay có những y' nghĩ không được thích hợp đối với bậc hoàn toàn thanh tịnh như vậy, chẳng hạn như " đây là con của ta, ta đã sanh ra, đây là kẻ mà ta đã xẻ thịt banh da để sanh v. v....

 

Thi` với y' nghĩa phàm tục như vậy, có hợp ly' chăng, co' tốt đẹp chăng cho bà một tư tưởng đó, một tư tưởng mà không nên có, bởi vi` lẽ ra bà phải kính trọng Đức Phật, bà phải qùi dưới chân Đức Phật để nghe pháp, để thấm nhuần pháp nhủ do Đức Phật Ngài khéo thuyết để chứng đạt, nhưng với một cái tâm trạng như vậy thi` chỉ tạo nên một nghiệp ái trong tương lai cho bà thôi, chớ không ảnh hưởng gi` đến Đức Phật cả. Thi` như vậy đây là một điều rất là khó chịu, rất là ky` cục, những lúc đang khi Ngài ngồi thuyết pháp, nếu hoàng hậu Maya, nếu bà là người mẹ thường ti`nh và đi nói với người này với người kia : con của tôi đã thuyết pháp như vậy, như vậy, con của tôi thuyết pháp rất hay, rất là du dương v.v... Trong trường hợp đó, thiên hạ nếu những người có niềm tin với Đức Phật, thi` lúc bấy giờ họ sẽ bỏ qua không nghĩ tới, nhưng khi người ta nghe nói như vậy thi` họ cũng giảm bớt đi một phần nào niềm tin đối với vị Đạo Sư của Chư Thiên và nhân loại, bởi thế cho nên trong trường hợp đó là luôn luôn hễ Chư Phật trong kiếp chót khi mà Bồ Tát sẽ xuất hiện thi` bà mẹ của Ngài, sau bảy ngày phải băng hà.

 

Rồi một sự kiện nữa chúng ta phải biết rằng sự mất mát, sự vắng bóng của người mẹ trong lúc co`n bé thơ như vậy, không là cho Đức Bồ Tát Ngài phải sống trong sự đau khổ đầy đọa, với phước báu của Ngài, Ngài sống trong nhung lụa giàu sang thế đó, thi` thay vào đó có một người gọi là di mẫu Gotame, là dì ruột của Ngài đã thay thế chăm xóc, để lo lắng nuôi dưỡng Ngài, thi` bây giờ nó lại là cái khác. Bởi vi` di mẫu chỉ có công nuôi dưỡng, nhưng bà không có một y' nghĩ mà hạ bệ Đức Phật ở trong bàn tay của bà ta, dưới gót chân của bà ta, vi` bà ta không phải là người mang nặng đẻ đau và không phải sanh Ngài ra từ nơi thân thể của mi`nh, thi` như vậy bà chỉ có ti`nh cảm thương yêu lớn sau này, bà có sự kính trọng, bà có sự nể phục, kính phục thi` điều này hợp y' hơn.

 

Và thưa quí vị sự mồ côi của Ngài không có , trường hợp đó Ngài không phải sự mồ côi đau khổ đâu, cho nên đây không gọi sự mồ côi. rồi một lẽ khác nữa, người mà phát nguyện, một chúng sanh mà phát nguyện, chúng sanh mà được làm Phật mẫu, tức là mẹ của Đức Phật, là trong đời quá khứ xa xưa đã tạo phước báu BaLaMật rất nhiều, nhiều hơn hàng Thanh Văn bi`nh thường , hàng Thanh Văn ALaHán bi`nh thường chỉ tạo phước BaLaMật đơn giản thôi là mười pháp Balamật, bậc hạ đủ rồi. Nhưng đối với những vị có đại nguyện như Phật Mẫu, hoặc nguyện làm Thinh Văn thượng thủ Thinh Văn, hoặc làm thị giả của Đức Phật, thi` những vị đó luôn luôn phải tạo phước Balamật cao trội hơn, dài thời gian hơn, và khi mà sanh ra Đức Bồ Tát trong kiếp chót tức là Thái Tử Tất Đạt Đa, chúng tôi thí dụ như vậy cho quí vị dễ hiểu. Thi` khi sanh ra rồi, thi` chúng sanh đó đã mãn nguyện, đã thành tựu như y' nguyện rồi, thi` bây giờ co`n cái gi` để nấn ná nữa, không co`n cái gi` để nấn ná nữa, và thưa quí vị với phước báu của bà đã tạo, sau khi bà mệnh chung, bà sanh về cõi trời Đâu Xuất để hưởng lạc Chư Thiên, chứ không hưởng phàm phu tục tử nữa.

 

Ở đây thưa quí vị, cái đó chưa nói đến một lẽ khác nữa, quí vị có biết không, vi` rằng kiếp chót của vị Bồ Tát để trở thành vị Chánh Đẳng Chánh Giác quá thanh tịnh, do đó cho nên khi mang thai, từ khi cấn thai đứa con trong bụng, người mẹ tức hậu Maya đã phải hết sức thanh tịnh trai giới, không có một chút nào nhiễm về bụi trần, tức là nhiễm về cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh hương, cảnh vị, cảnh xúc nữa, phải luôn luôn giữ tâm thanh tịnh tuyệt đối và phải tránh xa thú vui dục lạc, nghĩa là không co`n trong trạng thái yêu thương chồng vợ nữa, dầu đó là cha của Đức Bồ Tát, như vua Tịnh Phạn. Hoàng hậu Maya thân là Phật Mẫu, là mẹ của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác, nếu như sau khi hạ sanh thái tử Sĩ Đạt Đa rồi, mà vị ấy vẫn co`n tiếp tục sống trên cõi đời này với cương vị hoàng hậu của vua Suddhodana, thi` làm sao mà không tránh khỏi sự yêu thương sủng ái của Đức vua Sudhodana và như vậy là việc hết sức là phiền toát cho Phật Mẫu, do vậy cho nên làm xong phận sự, xem như đã xong đại nguyện là mẹ của vị Phật vậy là xong rồi, thi` như vậy việc nên làm đã làm, sau đó sau khi sanh xong bảy ngày thi` bà băng hà.

 

Đây là một sự kiện rất hy hữu, và sự kiện gần như một quy luật phải là như vậy, chứ chúng ta không thể đặt vấn đề này ở trong ti`nh trạng do nghiệp quả nữa, chúng ta không thể đặt ti`nh trạng nghiệp quả, đó là điều mà chúng ta cần phải biết sơ qua những ly' do tại sao Phật Mẫu khi đã sanh ra Bồ Tát kiếp chót để chuẩn bị thành Chánh Đẳng Chánh Giác, chuẩn bị thành Phật thi` Phật Mẫu phải băng hà sau đó, đó là ly' do, và chính điều này đôi khi chúng ta nói một cách nôm na là Đức Phật mồ côi mẹ từ nhỏ, nghe qua rất bi đát và chúng ta cảm thấy như Ngài có một cái ác nghiệp gi`, cái tội lỗi gi` trong quá khứ ghê gớm cho nên bây giờ phải bị mới sanh ra đã mồ côi mẹ, nó khác hơn hạng mồ côi mẹ của hạng thường phàm phu . Điều đó chúng ta cũng nên hiểu như vậy.

 

Và ở đây thưa quí vị, Sư chỉ nói bấy nhiêu thôi, và Phật tử LaBoĐe hãy dùng trí tuệ của mi`nh để nhận thức, và thưa quí vị, tất cả Phật tử chúng ta một khi muốn nhận xét và suy nghĩ về lai lịch của Đức Phật hay là cái hành trạng của Đức Phật, kiếp sống của Đức Phật, thi` chúng ta cần phải có một trí tuệ để phân tích, để cân nhắc hiệp theo cái niềm tin của mi`nh, để chúng ta khỏi có sự hoài nghi, có đôi khi có những sự thắc mắc, những sự hoài nghi mà nó không phải là lớn lao lắm, nó cũng không phải là nó nhằm vào mục đích để đem lại cho chúng ta nhiệt tâm tinh cần trong sự tu học, thi` chúng ta hãy tránh bới sự hoài nghi đó, sự thắc mắc đó, tuy nhiên câu hỏi này cũng là câu hỏi rất dễ thương, bởi vi` khi hỏi ra, các Sư chịu giải thích để quí vị có thể hiểu được, qúi vị có thể cảm thông được cái ti`nh cảnh mồ côi mẹ của Đức Phật như thế nào. Sư chúc cho Phật tử Lá Bồ Đề được sự an vui và hiểu thêm những pháp sau khi nghe Sư thuyết giảng, chúc quí vị được an vui. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Phap Đa`m