HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Ngày 23 tháng 11, 2003

 

NguyenTam hỏi ngày 17 tháng 11, 2003

 

Kính bạch Sư, trong các kinh Phật con đọc thi` đều được bắt đầu bằng "Như Thị Ngă Văn", nhưng cũng có những kinh không bắt đầu như thế. Con nghi ngờ có những kinh không phải do Phật thuyết, Con kính xin Sư giảng cho con biết kinh nào do Phật thuyết và kinh nào không, và nghi ngờ thi` có tội.

 

ĐĐ Uyên Minh giảng

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tăng, thưa quí Phật tử, vi` chúng ta không co`n thời gian nhiều, cho nên chúng tôi xin thưa rơ vấn đề, chúng tôi sẵn sàng tri`nh bày câu này trong hai tiếng đồng hồi hoặc năm tiếng và cũng có thể trả lời câu hỏi này hai phút thôi.

 

Trước hết đây là một câu hỏi hết sức tế nhị và rất phiền phức. Tại sao ? Tại vi` cho đến hôm nay có rất nhiều bộ kinh của Phật Giáo Bắc Tông, không được Chư Tăng bên Phật Giáo Nam Tông nhi`n nhận là lời Phật.

 

Ở đây chúng tôi phải nói thật như vậy, không dấu diếm, bởi vi` dầu không nói người ta cũng phải biết chuyện đó rồi, chẳng hạn như riêng đối với chúng tôi thi` những kinh như kinh Duy Ma, kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa, Kinh Thủy Sám, Kinh Phổ Môn, Kinh Di Đà, và kể cả các bộ luận mà đời sau, những bộ luận đề tên rơ ràng tác giả, như bộ A Tỳ Đàm Tập Luận của Ngài Vô Trước, bộ Câu Xá của Ngài Thế Thân, bộ Pháp Trí của Ngài Ca Diên Tử, bộ nào có đề tên rơ ràng thi` thôi, hoặc bộ Học Phật Sở Hành Đáng của Ngài Mă Minh thi` thôi, co`n những bộ nào như kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Già mà bắt đầu bằng chữ "Như thị ngă văn ". 

 

Bất cứ bộ kinh nào đó trong số chúng tôi vừa kể,  vẫn không được kể vào trong kinh điển Nguyên Thủy, đó là cái góc nhi`n từ khía cạnh sử học của Nam Tông, ở đây chúng tôi xin nhắc lại, trong một bối cảnh thanh tịnh và ôn hoà như một đạo tràng thế này, chúng ta tuyệt đối nên tránh những chữ như "tà, chánh, trúng, sai ".

 

Chúng tôi chỉ tri`nh bày như vậy, cho nên ở đây những điều để  ti`m chứng cứ, xác định đâu là lời Phật dạy và đâu không phải lời Phật dạy, đâu là ngụy thư, ngụy ác, đâu là chánh kinh, đâu là lời Phật dạy, đâu chính là pháp nhũ Phật, thi` vấn đề này nó đ̣i chúng ta phải mất cả đời chứ không phải là ít.

 

Cho nên ở đây chúng tôi chỉ có thể nói một cách vắn tắt  rằng, nếu người đặt câu hỏi này là  một người bạn thân của chúng tôi, hoặc là một người mà chúng tôi cảm thấy rằng có trách nhiệm, chúng tôi không ngại ngùng, không sợ họ buồn, thi` chúng tôi sẽ đề nghị họ hai chuyện , chuyện thứ nhất, làm ơn đọc lại những sử liệu quan trọng về Phật Giáo, hăy đọc sử bên cạnh chuyện nghiên cứu về giáo lư chẳng hạn.

 

Cũng như mi`nh muốn đọc kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cang, muốn đọc Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, muốn đọc cái gi` thi` đọc, nhưng cũng đừng quên bỏ thi` giờ nghiên cứu về lịch sử. Chẳng hạn như những cuốn sách viết về sử Phật Giáo Nam Tông,  những quyển này quí vị có thể hoàn toàn ti`m trong trang web của Giáo Sư Bi`nh An Sơn, hoặc trong trang web của hội Pali Text Society ở bên Luân Đôn, và nếu quí vị có nhu cầu cần, quí vị chỉ cần cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ viết lên đây một số tên các bộ sách và tên những tác giả viết về lịch sử Phật Giáo cả Nam Tông lẫn Bắc Tông. 

 

Co`n chuyện đánh giá rằng tác giả nào trung thực hay không trung thực, thi` phần đó vẫn là trách nhiệm ở quí vị, chứ phần chúng tôi thi` dĩ nhiên làm sao chúng tôi có thẩm quyền gi` để chúng tôi giúp được cho các vị chuyện này.  Cho nên chúng tôi xin nói rơ một chuyện nữa: Thứ nhất đây là một câu hỏi tế nhị, chúng tôi xin tuyệt đối không thể nào xác định giùm quí vị đâu là " đúng, sai, tà, chánh ", chúng tôi chỉ có thể nói rằng bên Phật Giáo Nam Tông chỉ nhi`n nhận những kinh nào mà có ở trong bộ Đại Tạng bằng chữ Pali mà thôi.

 

Phần nào được xem là các bộ luận hậu tác do các tác giả hậu thời Phật Giáo, thi` người ta có ghi tên lại rơ , chứ bên đây không có chuyện sáng tác xong rồi để bốn chữ " Evam Me Sutam" hay  " như thị ngă văn "  bên Phật Giáo Nam Tông không nhi`n nhận chuyện đó.  Ở đây chúng tôi chỉ nói rằng không nhi`n nhận thôi, chứ không nói đúng hay sai, bởi vi` chúng ta biết được bao nhiêu ở trong trời đất này, mà chúng ta bôi bác, bài xích người khác, đó là một chuyện không nên xảy ra ở trong một bối cảnh gọi là hội thảo văn hóa nghiêm túc và cần thiết đến một sự ôn ḥa.

 

Cho nên ở đây lời sau cùng của chúng tôi, vẫn là bên cạnh chuyện nghiên cứu kinh điển bằng lo`ng tin, bằng lo`ng tha thiết của người cầu đạo giải thoát, thi` chúng ta cũng nên có bằng thái độ khoa học nghiêm cận khách quan trung thực, bi`nh tỉnh sáng suốt của một người làm việc khoa học, đó là hăy chịu khó để mắt đến các tài liệu sử học về Phật Giáo, dầu đó là các tác giả Tây Phương hay là Đông Phương, các tác giả trong hay là ngoài Phật Giáo, bởi vi` điều này rất là quan trọng.

 

Không có Thầy, không có cô, không có Tăng, không có Ni, không có một cá nhân nào có thể trả lời cho chúng ta một cách thỏa đáng, trừ phi chính chúng ta là người đi ti`m câu hỏi đó cho chúng ta, các Thầy, các cô, các vị Tăng Ni, các bậc Tôn Đức chỉ đem lại cho chúng ta những gợi y' mà thôi, chứ co`n phần cuối cùng vẫn là chúng ta.

 

Bởi vi` sao ?, bởi vi` chúng ta biết được nói về căn cơ sở tánh của chúng ta, cái thiện  của mỗi người, tín tấn niệm định tuệ chênh lệch khác nhau, phiền năo cũng vậy, tham, sân, si, ai cũng có nhưng mà chênh lệch khác nhau, có người thi` nặng về bất thiện, có người nặng về tà kiến nhiều hơn là tham ái, nặng về ngă mạn, nặng về hoài nghi, có người nặng về sân, có người nặng về tham v.v..

 

Về thiện pháp cũng vậy, có người khi đi tu học vào trong chánh pháp rồi, đi theo Phật Giáo rồi, có người nặng về niềm tin, có người nặng về tin tấn, có người thích học hỏi Phật Pháp, có người thích công phu lao dịch chất tác, chính vi` căn cơ sở tánh khác nhau như vậy, cho nên cách hiểu của mi`nh về Phật Pháp cũng khác nhau.  Thí dụ như có một lúc hai câu trả lời cho một câu hỏi, thi` thường thường tánh của mi`nh như thế nào, thi` mi`nh thích câu trả lời nào gần gần với khuynh hướng tư tưởng của mi`nh.

 

Hồi năy trong phần phát biểu nữa đùa, nửa thật, chúng tôi đă thấy có một số Phật tử đă rất bất bi`nh, khi chúng tôi đem trích dẫn những câu thơ của nhà thơ Nguyên Sa, chúng tôi xin xác nhận rằng câu thơ đó đối với chúng tôi là một sự nghiên cứu kinh điển " Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường" có nghĩa là khi mi`nh thích cái gi` rồi, thi` cái thích đó nó chi phối toàn bộ đời sống tâm ly' của mi`nh, mi`nh không phủ nhận chuyện đó được.

 

Bên danh ngôn Tây Phương người ta có một câu : khi ta yêu một người bị chột thi` ta thấy những người khác trên thế giới bị dư một con mắt"  va` một thi hào của Pháp cũng có nói " đẹp là gi`, đẹp chính là con cóc đực trong mắt của con cóc cái, khi mi`nh thương ai rồi, mi`nh thấy người mi`nh thương nếu mặt rỗ thi` mi`nh thấy mấy gương mặt khác sao trông kỳ, mi`nh thương gương mặt mịn màng thi` mi`nh lại kỵ những người mặt rỗ hoa, mi`nh thương cái gi` thi` mi`nh có khuynh hướng đi đến đánh giá nhận xét các vấn đề khác theo cái thương và cái ghét đó. Đó chính là cái biên kiến của phàm phu, cho nên đúng hay sai ở đây là một vấn đề rất tế nhị .  Đó là câu trả lời của chúng tôi, hy vọng không làm phiền gi` bất cứ một ai nào trong room này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Phap Đa`m