HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

   

Câu hỏi ngày 12 tháng 11, 2003

Dieuhong2 hỏi : Thưa Sư, có phải tu hành là muốn đắc quả, để tránh khỏi sanh tử luân hồi không ?, cái tham muốn này có phải là tâm tham cùng cực không ?, nó có giống như cái tham của kẻ đi t́m thuốc trường sanh không ?

TT Trí Siêu trả lời : kính bạch Chư Tăng, thưa quí Phật tử, trong câu này nó gồm có ba câu nhỏ, chúng tôi xin trả lời câu hỏi thứ nhất rằng, đúng là người tu hành là muốn đắc đạo quả để tránh khỏi sanh tử luân hồi, quả thật như vậy,  người tu hành sau khi đă quán xét về bản chất của cuộc đời đau khổ và cuộc sống sanh tử luân hồi, cuộc sống sanh tử luân hồi là phiền toái.

      Khi đó vị tu hành này nhàm chán cuộc sanh tử luân hồi, nên cố gắng nỗ lực tu tập để đắc quả vô sanh, tức là quả vị Alahán, chứng ngộ Niết bàn và để tránh khỏi sanh tử luân hồi, điều đó chúng ta nên hiểu như vậy.

     Trong câu hỏi nhỏ thứ hai của câu hỏi này, cái tham muốn này có phải là tâm tham cùng cực không ?, ở đây thưa quí vị, muốn đắc đạo quả, chữ muốn ở đây chúng ta không nên xem như là một sự tham muốn, chữ " muốn" dịch từ chữ "cana" là dục, tiếng Hán gọi là dục là mong muốn.

    Chữ dục có ba nghĩa:

      - 1) chữ dục thuộc về dục dục, tức là muốn thụ hưởng sắc đẹp tiếng hay mùi thơm, vị ngon, xúc lạc, muốn tài t́nh danh lợi th́ cái sự muốn đó mới gọi là tham muốn hay gọi là tham dục hoặc gọi là dục dục. 

       C̣n đối với sự mong muốn để mà thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi, cái sự muốn đó không phải  ḷng tham muốn, chúng ta cần phải hiểu hai điều nghĩa khác nhau.  Một người mà họ đang bị cảnh tù tội trong ngục tối và họ muốn thoát khỏi ngục tối này, thoát khỏi cảnh tù tội này th́ sự muốn của họ, quí vị nghĩ như thế nào, có phải là sự tham muốn không, chắc chắn rằng chúng ta nếu mà bằng một trí suy nghĩ, th́ chúng ta thấy rằng một người đang bị ở tù trong ngục tối và người này khao khát mong muốn thoát khỏi ngục tù, sự mong muốn đó không bao giờ chúng ta dùng cái từ gọi, anh chàng này tham muốn, chúng ta không thể dùng như vậy. 

     Tại sao không gọi là tham muốn, bởi v́ nếu chúng ta nói rằng anh ta muốn thoát khỏi ngục tù đồng nghĩa với chữ tham muốn th́ rơ ràng trong trường hợp này chúng ta dùng từ đă sai.  Tham muốn có nghĩa là mong muốn, hưởng thụ, dính mắc đắm nhiễm như vậy mới gọi là tham muốn, c̣n ở đây là v́ họ quá ngao ngán với cảnh khổ triền miên trong cảnh tù đày do đó cho nên họ không c̣n mơ ước ở đây nữa, mà họ muốn thoát ra, th́ như vậy trong trường hợp này chúng ta không gọi là tham muốn.

     - 2) Cũng vậy một người nếu như họ mong muốn tài sản, mong muốn kiếp tái sanh, sanh làm Chư Thiên, sanh làm nhân loại và họ hưởng được giàu sang phú quí do phước báu mà họ đă tạo chẳng hạn, th́ khi họ làm phước họ mong muốn như thế mới gọi là sự tham muốn, c̣n người này khi họ làm điều thiện, làm các công đức và họ khởi lên sự nhàm chán yểm ly đối với thế gian pháp, họ nhàm chán cuộc đời này, họ nhận thức được đời là đau khổ do đó nên họ làm phước, tạo công đức chỉ mong muốn được thoát khỏi cảnh giới khổ đau này, chấm dứt sanh tử luân hồi, ở đây quí vị nên biết rằng để chấm dứt sanh tử luân hồi tức là phải viên tịch Niết bàn, mà viên tịch Niết bàn có nghĩa là không c̣n dư xót cái thân ngũ uẩn này, hoàn toàn vắng mặt thân ngũ uẩn trong thế gian này, th́ rơ ràng trong trường hợp đó không được gọi là tham muốn mà chỉ là thoát dục, đó là ư nghĩa thứ hai mà chúng ta cần phải biết.

      Hai người làm phước, một người làm phước mong được trúng số độc đắc, mong được vợ đẹp con ngoan, mong được hưởng thụ vinh hoa phú qúi th́ họ nguyện phước đó như vậy,  rơ ràng người này đang có sự tham muốn, bởi v́ muốn được thụ hưởng.  C̣n đối với một người họ làm phước đời này và họ nguyện chấm dứt sự sanh tử luân hồi, chấm dứt sự hiện hữu này, chấm dứt sự khổ đau này th́ người đó không phải là sự tham muốn.

      Đức Thế Tôn, Ngài xuất gia tu hành, không phải là Ngài không có sự tham muốn, Ngài có chứ, mỗi buổi sáng Ngài muốn đi khuất thực, Ngài chuẩn bị đắp y mang bát đi vào làng để khuất thực, Ngài muốn thuyết pháp để tế độ chúng sanh, th́ sự muốn đó được xem như là pháp dục, chúng ta cần phải hiểu như thế.

     Cũng như trong đời sống b́nh thường của chúng ta như vậy, có đôi lúc sự muốn đó không phải là tham dục, không phải là pháp dục, mà sự muốn đó có đôi khi là tác dục , thí dụ như bây giờ khi chúng ta cảm thấy thân thể bị dơ bẩn, chúng ta muốn đi tắm, chúng ta cảm thấy bức bách trong cơ thể chúng ta phải đi đại hoặc đi tiểu, th́ trong trường hợp đó sự muốn này không gọi là tham dục mà cũng không phải là pháp dục, bởi đâu phải là sự muốn trong thiện pháp hay muốn đến mục đích cao cả, mà cũng không phải tham dục bởi v́ việc đó để giải tỏa bức bách thôi, chớ không phải là muốn để hưởng thụ cái ǵ cả, như vậy được gọi là tác dục, ở trong đời sống chúng ta có những cái không gọi là tham dục, không gọi là pháp dục, mà gọi là tác dục thôi.

      Khi chúng ta bước ra đường, chúng ta phải có mục đích, khi mà chúng ta muốn bước đi th́ với tham muốn này, khiến cho cái oai nghi đi được di chuyển, trong trường hợp đó chúng ta cũng có thể hiểu là tác dục, chỉ muốn hành động thôi, muốn để làm chứ không phải muốn trong điều thiện hay là chúng ta muốn trong điều bất thiện.  Muốn trong điều bất thiện th́ mới gọi là tham dục, c̣n muốn trong điều thiện th́ gọi là pháp dục, mà muốn chỉ để hành động thôi th́ như vậy gọi là tác dục, chúng ta phải hiểu trong ba nghĩa đó

      Th́ ở đây đối với một vị tu hành muốn đắc quả để tránh khỏi sự sanh tử luân hồi, vị này chỉ gọi là pháp dục, chớ không gọi là  tham dục, chúng ta cần phải hiểu như vậy, và chính v́ vậy cho nên ḷng ham muốn, ḷng tham muốn mong mỏi của một vị tu hành, ở đây không được gọi là tham muốn giống như cái tham của kẻ đi t́m thuốc trường sanh, bởi v́ người đi t́m thuốc trường sanh, là họ có sự mong muốn duy tŕ tuổi thọ này, duy tŕ đời sống này để tiếp tục thụ hưởng lạc thú của thế gian, c̣n đối với một vị tu hành mong muốn chấm dứt sanh tử luân hồi để không c̣n dong rủi trong cơi trời, cơi người, cơi Phạm Thiên hay là hưởng thụ tất cả những ǵ thuộc về dục lạc, thinh hương vị xúc pháp, không có sự mong mỏi đó, như vậy th́ cả hai mong muốn này không phải gọi là tham, giống như là tham của kẻ đi t́m thuốc trường sinh, ở đây chúng ta cần phải hiểu như vậy. Câu hỏi này chúng tôi xin được phân tích làm ba vế như vậy, và chúng tôi đă trả lời xong. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang 1 Trở lại trang 2 Trở lại trang 3

   Trở lại trang chánh