HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

   

Câu hỏi ngày 10 tháng 11, 2003

 

Câu thảo luận số 1, ngày 10 thang 11, 2003

Phải chăng tử thần chỉ cướp lấy sự sống của kẻ đam mê quyến luyến ?

 

ĐĐ Uyên Minh giảng : Kính bạch Chư Tăng, thưa quí vị Phật tử.  Ở trong câu kệ kinh Pháp Cú 287, bản Việt dịch của TT Trí Siêu.

Luyến con cái, gia súc

Tâm ư bị mê hoặc

Tử thần bắt kẻ ấy

Như lụt trôi làng ngủ.

Nội dung của bài kệ này rất là hay, theo sự học hỏi của chúng tôi th́ cơ hồi như trên thế giới này không có một tôn giáo nào hay một nền văn hoá nào đề cập đến chữ " chết ", mà hay, sâu ,rộng, hữu ích như là Đạo Phật.

Thí dụ về định nghĩa chữ "chết", chỉ riêng về định nghĩa thôi, chữ "chết" trong Đạo Phật là một vấn đề rất lớn, không có một tôn giáo nào định nghĩa chữ " chết " như Đạo Phật, chúng tôi xin cống hiến đến quí vị một vài định nghĩa.

      Thí dụ trong kinh định nghĩa chết là ǵ, chết có nhiều trường hợp.

      - 1) Chết theo kiểu thông thường, tức là cơ thể cứng lạnh không thở ra thở vào nữa, không c̣n tri giác, không biết ǵ hết, chờ người ta đem đi chôn, đi thiêu.  Trường hợp các ngũ tạng lục phủ không làm việc nữa, máu huyết tuần hoàn các hệ thống không làm việc nữa, th́ trường hợp đó gọi là cái chết thông thường.

      - 2) Chết trong từng sát na của danh sắc, tức là theo giáo lư Atỳđam của Phật Giáo Nam Tông th́ cái gọi là ḍng tư tưởng, thiện ác buồn vui phàm thánh của chúng ta, cái gọi ḍng tư tưởng hay luồng tư tưởng thật ra là chuỗi dài tiếp nối của vô số sát na, tức là sát na này diệt th́ sát na khác sanh.

Trong bộ Abhidhammapiaka Đức Phật dạ một câu rất hay :

      - Này các Tỳ kheo, không cần phải vào quan tài, hoặc không cần phải lọt ḷng mẹ, không cần phải nằm ở rên giường bịnh mới gọi là sanh lăo bệnh tử, mà này các Tỳ kheo trong từng phút khi nào các uẩn của các người nó sanh trụ hoại diệt, có nghĩa là các ngươi đang bị sanh lăo bệnh tử.

Đây là một định nghĩa rất sâu sắc chỉ trong Đạo Phật mới có mà thôi.

      - 3) thứ ba chính là đọan trừ, đọan trừ là sao, tức là ḿnh c̣n tham, c̣n sân, c̣n si, ḿnh ra đi từ kiếp sống này ḿnh lại ôm cái nghiệp thiện ác đi tái tục, nói nôm na là đầu thai vào cảnh giới tái sanh khác, cứ như vậy hết đời này qua đời khác, giống như đổi khách sạn đổi quán trọ mà thôi.  Sự ra đi vĩnh viễn của bậc Alahan, các Ngài không c̣n phiền năo, không c̣n cái ǵ để các ngài tiếp tục sinh tử luân hồi nữa cho nên phải nói rằng đối với Phật Giáo nói về cái chết chỉ riêng về định nghĩa thôi đă là một vấn đề để chúng ta phải suy tư rồi.

Vấn đề thứ hai là cách chết ở trong Đạo Phật rất là đặc biệt.  Cách đây không lâu chúng tôi có đọc một danh ngôn của người Tây Phương mà chúng tôi rất tâm đắc ; "Hăy sống như ḿnh sẽ chết ngày mai " câu này rất hay, tuy là một câu danh ngôn của người Tây Phương, nhưng nội dung hoàn toàn Phật Giáo, người tu hành tinh tấn nhất, chính là người luôn luôn sống trong t́nh trạng của kẻ tử tù, của người sắp sửa ra đi, phải nói như vậy.

Chúng ta hăy tưởng tượng bây giờ chúng tôi có nặng lời với các vị, các vị rất giận, nhiều khi  vị giảng pháp lỡ lời làm người ta giận, giận mấy ngày như vậy, người ta giận người ta chat riêng nói rằng dốt nát, hay làm tài khôn.  Nhưng nếu bây giờ quí vị biết ngày mai quí vị bị ngồi ghế điện, hoặc các vị biết các vị bị bịnh aids, các vị biết các vị bị bịnh ung thư, khi ḿnh biết rằng ḿnh sống không c̣n bao lâu nữa, th́ các buồn vui vinh nhục đắc thắng thành bại trong cuộc đời này đối với ḿnh gần như nó không c̣n ư nghĩa ǵ nữa, cho nên phải nói rằng một nếp sống được xem là toàn hảo nhứt chính là nếp sống chuẩn bị cho cái chết, và cuộc đời của mỗi người được xem tốt hay xấu, chính là giai đoạn chúng ta kết toán mà chúng ta gọi là tính sổ cuộc đời, lúc chúng ta đi vào quan tài chúng ta để lại cái ǵ, để lại ḷng tiếc thương cho người khác, hay là sự ra đi của ḿnh để lại niềm vui cho người khác, đó chính là vấn đề quan trọng, cho nên nhiều khi ở ngoài đời ḿnh không biết đạo ḿnh nghĩ rằng chết là hết, không phải vậy, chết nó vẫn c̣n.  Giữa cái chết và cái sống nó có mối tương quan rất đặc biệt, chính cái sống của anh nó đă tạo ra cái chết của anh, chính cái chết của anh nó đă nói nên được nội dung trong đời sống của anh.

 Cho nên trong Đạo Phật khi định nghĩa về cái chết nó đă đặc biệt rồi, dạy ḿnh cách chết ra sao, trong Tăng Chi Bộ Kinh Đức Phật Ngài dạy rằng có ba hạn người chết không nhắm mắt, có nghĩa là chết không an ổn, chết không an tâm,

    - Thứ nhất là nghĩ rằng ta đă tạo quá ít thiện nghiệp, hạng người này ra đi không thanh thản.

    - Hạng thứ hai khi sắp chết đă nghĩ rằng ta đă tạo ra quá nhiều ác nghiệp th́ hạng này ra đi cũng không thanh thản.

    - Hạng thứ ba là ta c̣n nhiều việc dở dang, chẳng hạn như những kiến thức Phật Pháp mà ta chưa hoàn tất xong hạng này ra đi cũng không được thanh thản.

Đó là nói về Đạo Phật có nhiều định nghĩa lắm, Đạo Phật dạy ḿnh sống cũng đúng, mà Đạo Phật dạy ḿnh chết cũng đúng, một lần Ngài Puriso là vị đệ tử cao đồ của Ngài Achaa, Ngài hoằng pháp ở bên Úc, sau một chuyến đi lưu diễn hoằng pháp ở bên Châu Á rồi trở về xuống phi trường ở bên Úc, ngay ở phi trường gặp một người khách Tây Phương, dường như ông đó đang uống say, tuy uống say như vẫn c̣n lễ phép chào hỏi các vị Tỳ kheo

 Và ông ấy hỏi:

    - Mấy vị có phải là tu sĩ Phật Giáo không , các vị đối với Đức Phật chắc là tôn kính lắm chứ ǵ?

Th́ Ngài Puriso Ngài nói:

    - Đúng, đối với chúng tôi th́ Đức Phật Ngài là cha, là mẹ,là đại dương, là bầu trời, là hư không, là tất cả, là toàn bộ đời sống tinh thần, Ngài là Đạo Sư của chúng tôi, xin hỏi ông có điều ǵ cần trao đổi ?

 Th́ ông khách say rượu mới nói ;

   - Người ta nói Phật là bậc đại hiền đại thánh Phật cũng chết, Hitler tàn bạo không có nhân tính, giết người không gớm tay cũng chết, như vậy Phật với Hitler đâu có khác nhau cái ǵ đâu.

 Th́ Ngài Puriso Ngài trả lời như thế này:

   - Đúng, Đức Phật cũng chết, Hitler cũng chết, nhưng khi Phật sống, Phật đă sống rất an lạc và Phật ra đi một các rất an lạc, lúc Phật sống Phật đem lại niềm vui cho người khác và sự ra đi của Ngài cũng để lại nhiều di sản cho người khác, c̣n Hitler lúc sống không đem lại an lạc cho ḿnh và khi chết đi rồi cũng để lại vô số của nợ cho trần gian đau thương này, đó là khác biệt giữa cái sống và cái chết giữa bậc đại hiền và kẻ đại ác như Đức Phật và ông Hitler.

Cho nên nói về chữ chết trong Đạo Phật rất là đặc biệt, khi năy cái ư nghĩa trên mặt nổi tức là Đức Phật nói một người đam mê vật chất, sống xa đọa ch́m đắm trong đời sống vật dục, sẽ bị tử thần cuốn trôi như nước lũ cuốn một ngôi làng đang ngủ say, th́ phần này TT Trí Siêu đă tŕnh bày cho chúng ta nghe rồi, ở đây chúng tôi lại tâm đắc với chữ chết cho nên chúng tôi tŕnh bày ba ư nghĩa của chữ chết,

   - ư nghĩa thứ nhất là định nghĩa của chữ chết,

   - thứ hai là cách chết của Đạo Phật,

   - thứ ba là ở trong Tăng Chi Bộ kinh có dạy một bài kệ mà chúng tôi rất lấy làm tâm đắc.

 Đức Phật dạy như thế này:

   - "giống như trong một ngôi nhà đang cháy, người gia chủ thông minh sẽ nhanh chóng đem ra tất cả những ǵ, những đồ tế nhuyễn giá trị mà ḿnh có thể đem đi được"

 Điều đó như thế nào trong cuộc sống vốn rất mong manh này, th́ người hiền trí luôn luôn tranh thủ chuẩn bị cho ḿnh, mang theo cho ḿnh trong tương lai những ǵ mà ḿnh có thể sài được ở những kiếp xa xưa, nếu quả thật ḍng luân hồi là có thật, th́ phải nói rằng thái độ sống của người Phật tử, nhiều người không hiểu th́ cứ nghĩ rằng Đạo Phật cứ nói đến cái chết, nói đến bi quan, nói đến cái buồn.

 Không phải !, Đạo Phật không muốn cho người ta phải sống trong bóng tối u ám của nỗi ám ảnh chết chóc, mà Đạo Phật dạy cho người ta sống trong niềm b́nh tỉnh của một ông lăo, của một ông cụ hiểu rơ chuyện đời, xin quí vị Phật tử lưu tâm giùm chỗ này, ông già bà lăo không phải họ không sợ chết, nhưng v́ họ đă hiểu quá nhiều về những chuyện đời rồi cho nên cách hiểu của họ về sống và chết đẹp lắm, và chính cái đẹp đó nó cho họ những thành tựu về tư tưởng mà tuổi trẻ không có được là v́ sao, v́ ở tuổi trẻ chúng ta khoảng cách sống và chết nó c̣n hơi xa quá, mà tại sao chúng ta không được thông minh lắm, là bởi v́ chúng ta ít nghĩ về cái chết, có lẽ chúng ta phải cảm ơn cái chết bởi v́ cái chết nó đă là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra nền minh triết lớn nhất trên thế giới này.  Đó là những ǵ chúng tôi tạm thời góp ư trong câu thảo luận một. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang 1 Trở lại trang 2 Trở lại trang 3

   Trở lại trang chánh