HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Câu hỏi 178, ngày 02 tháng 11, 2003

Timhieu 5 hỏi : Kính bạch Thầy con xin hỏi : Nếu nói rằng các pháp hữu vi đều vô thường, th́ tại sao lại có các vị Phật và Bồ Tát ở trên trời sống hoài không bị tiêu hoại, thị hiện cứu độ chúng sanh.  Kính xin Thầy từ bi giảng giải. Mô Phật

Đ Đ Uyên Minh giảng. Kính thưa quí vị, trước khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin hỏi vị đă đặt câu hỏi này, xin hăy lấy cây viết ra gạch hai gạch ở đầu ḍng, đó là một thói quen của chúng tôi.

        Cái gạch đầu ḍng thứ nhất đó là khái niệm về chữ "thị hiện". Ở bên Phật Giáo Nam Tông khi cần thiết, ở đây chúng tôi xin nói rơ là khi cần thiết th́ cũng có thể sài chữ thị hiện, nhưng mà được định nghĩa như thế này: Là có những chúng sanh trong đời thấy chuyện sanh tử của ḿnh và của người là cái ǵ đó cần phải được vượt qua, cần phải được giải thoát, người này tự thấy rằng ḿnh có khả năng bơi qua được gịng sông sanh tử, và đồng thời cũng đủ sức đóng một chiếc thuyền lớn để chở nhiều chúng sanh khác đi, cho nên người này thay v́ đủ duyên lành để chứng quả ALaHán th́ vị này lại không chứng quả, xin gạch dưới là không chứng quả AlaHán và tiếp tục tu tạo các balamật. Bên Bắc truyền gọi là lục độ, và bên Nam truyền gọi là thập độ, chỉ riêng về khái niệm balamật hay thập độ này chúng ta có phải mất mấy ngày để bàn.  Bởi bàn về tích sử, bàn về lịch sử, th́ có những khái niệm như là chữ chân đế, chữ balamật, những chữ này xét th́ có vấn đề chứ không phải không có, nhưng ở đây thôi th́ chúng ta cứ nói đơn giản.

          Hôm trước có nhiều người nói rằng Uyên Minh nói dài ḍng, nhưng chúng tôi nghĩ người đó bị bịnh nên chúng tôi không trách làm chi, v́ có nhiều cái ḿnh nói không tới, chẳng thà mang tiếng dài ḍng c̣n đỡ hơn là ḿnh nói thiếu nói hụt, th́ như vậy nó hại cho người ta.

          Chữ "thị hiện" ở đây có nghĩa là vị đó thay v́ chứng quả AlaHán, Niết bàn, viên tịch cho bản thân ḿnh thôi, vị đó tiếp tục lăn trôi sanh tử luân hồi, để trước tu tạo balamật để bổ xung cho ba lư tưởng lớn đó là: lợi ích cho Phật quả của ḿnh sau này, hai là lợi ích cho quyến thuộc, ba là lợi ích cho chúng sinh.  Trong suốt thời gian đó có thể v́ ác nghiệp mà sanh vào bốn đường ác đạo, hoặc v́ thiện nghiệp mà sanh vào các cơi thiện, thú, trời, người. Nhưng mà dầu ở nơi đâu, lúc nào vị này cũng luôn luôn làm những điều thiện sự lợi tha cho chúng sanh khác.  Th́ trong trường hợp đó nếu ta muốn gọi, th́ gọi đó là "thị hiện" cũng được. Chữ "thị hiện" được định nghĩa như vậy, chứ không thể định nghĩa khác đi.

           Bên Phật Giáo Nam Tông không có trường hợp một hạt lúa, một hạt thóc đă được luột rồi, rồi nó buồn buồn nó nảy mầm nó mọc trở lại th́ không có.  Đă là vị ALaHán, đă là một Đức Phật, giống như một hạt thóc, một hạt lúa đă được luột rồi th́ không có chuyện trở lại.  Khái niệm tái sanh trở lại là một khái niệm an ủi, được các nhà truyền giáo, các vị Tổ Sư đời sau gọi là phương tiện hóa và vận dụng để nói đến một khiá cạnh khác mà ở dịp khác chúng ta sẽ bàn đến, nhưng mà ở đây chúng ta có thể nói theo kinh điển Nam Tông là các vị ALaHán, dầu Đức Phật cũng là vị ALaHán hay là đệ tử của Đức Phật chỉ mới bảy tuổi đắc ALaHán th́ cũng giống như Ngài ở một điểm, đều là những hạt thóc đă được luột rồi th́ không có chuyện đi về một cơi, một cảnh nào đó rồi thỉnh thỏang cứ đi đi về về để mà tế độ chúng sanh th́ không có, cho nên trước hết chúng ta phải định nghĩa về chữ " thị hiện" là như vậy.

         Vấn đề thứ hai đó là vấn đề ḿnh bàn về tam tướng, ḿnh nói tam tướng là vô thường, khổ, vô ngă, luôn luôn biến diện vô thường, vậy th́ trường hợp của Chư Phật ra sao, chúng tôi cũng xin nhắc lại một giai thoại nhỏ, đó là khi Ngài Xá Lợi Phật Ngài niết bàn, em của Ngài là Ngài Mahacuna ôm b́nh bát trong đó có gói xương và tấm vải lọc nước khi tắm của Ngài Xá Lợi Phất về hầu Phật, th́ Ngài Ananda thấy như vậy rất đau khổ.

        Ngài vào qú trước mặt Đức Phật và Ngài khóc: “Bạch Thế Tôn, khi con nghe Ngài Xá Lợi Phất viên tịch Niết bàn, tâm tư con yếu đuối mờ mịt không phân biệt được các phương hướng, tâm con bây giờ giống như lau sậy vậy.”

      Đức Phật mới hỏi Ngài Ananda: “Này Ananda, Xá Lợi Phất khi ra đi có mang theo giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát, giải thoát tri kiến uẩn hay không ?  Có mang theo cái ǵ mà trước đây Xá Lợi Phất chứng ngộ hay không ?”

      Ngài Ananda nói: “Dạ thưa không.”

     Lúc bấy giờ Đức Phật nói : “Nếu như vậy th́ Ananda dựa vào đâu để mà khóc, có phải Như Lai chưa từng nói rằng các hành là vô thường, cái ǵ vốn đă có sanh ra, có xuất hiện, có tồn tại th́ nó cũng theo duyên mà nó biến hoại biến mất.”

       Theo Phật Giáo Nam Tông chữ " thị hiện " phải được định nghĩa như vậy, và khái niệm về vô thường, khổ và vô ngă phải được hiểu như vậy, ngay ở trong tâm tư hoặc cái thân khác của vị Chánh Đẳng Chánh Giác tức là Đức Phật, th́ trong từng giây phút nó vẫn có những sự thay đổi vô thường, nhưng mà sự thay đổi vô thường ở trong tâm hồn của bậc thánh nó giống như sự vô thường của từng đợt nước, từng đợt sóng, tức là hết đợt sóng này nó trôi đi, đợt sóng sau nó đẩy tới, trước sau chỉ là nước biển, nước sông mà thôi.

       C̣n sự vô thường ở trong nội tâm của phàm phu th́ lại khác, đợt nước trước là đợt nước cống nước śnh, đợt nước sau là đợt nước mưa, nước sạch, nước nguồn, rồi hết đợt nước sạch tới đợt nước dơ, hết đợt thiện tới đợt bất thiện đó là cái vô thường của phàm phu.

       C̣n cái vô thường trong nội tâm của bậc thánh nhân th́ giống như vô thường đợt sóng trên đại dương vậy, tức là hết đợt sóng này th́ tới đợt sóng khác. Chứ c̣n xét về bản chất th́ đợt sóng trước và đợt sóng sau không khác nhau, nếu ḿnh không hiểu được chữ " thị hiện " , ḿnh lại đem nam ráp qua bắc, đem bắc ráp qua nam.  Thí dụ hôm nay chúng ta biết chút ít về những phương tiện y học tối tân như chúng ta thấy, như phương tiện chụp h́nh Xray, người ta rọi lên thấy gân thấy xương v.v.... Nhưng mà khoa học bây giờ cũng vẫn không thể lư giải tại sao người Trung Quốc họ có thể dựa vào đâu để xác định đây là huyệt ǵ, kia là huyệt ǵ, th́ điều đó lại là một chuyện khác, nhiều khi ḿnh đem bắc ráp qua nam, đem đông ráp qua tây th́ ḿnh không hiểu. 

     Một trong những điều chúng tôi không hiểu, thời gian sau này một phần do bận rộn, một phần cũng v́ có hơi ngao ngán, bởi v́ nhiều khi câu hỏi đó, vấn đề đó ngày hôm qua đă được tŕnh bày rồi cho đối tượng A, hôm sau đối tượng A không có ở đó nữa, đối tượng B trở vào tiếp tục đặt câu hỏi đó, th́ chúng tôi bắt buộc phải trả lời, chứ nếu không trả lời th́ không ổn, cứ như vậy nhiều khi cả tuần lễ, cả tháng như vậy trước sau chỉ có chừng đó câu hỏi thôi mà cứ trả lời hoài.  Lẽ ra nếu mà những room giảng pháp như thế này mà có được tổ chức như một lớp học, th́ có nhiều vấn đề như chữ " thị hiện" chúng ta đă phải được giải quyết từ lâu lắm rồi, chứ không phải đợi đến hôm nay. Đó là câu trả lời của chúng tôi. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang 1 Trở lại trang 2 Trở lại trang 3

   Trở lại trang chánh