HÂN HOAN ÐÓN CHÀO CHƯ TÔN ÐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Câu hỏi 176, ngày 02 tháng 11, 2003

Minh Hạnh hỏi : Con xin có một câu hỏi.

Trong một câu kinh Đức Phật nói với Ngài Ananda rằng: “Nơi nào gặp chuyện khó khăn, chính nơi ấy ta phải ở lại giàn xếp ổn thỏa. Và khi giàn xếp xong ta mới có quyền đi nơi khác.  Ta không thể bỏ đi nơi khác, khi nơi này gặp những chống đối nếu ta chịu không được, sang nơi khác cũng gặp như vậy thì ta sẽ đi hoài.”

Trong một đọan kinh khác Đức Phật dạy: “Một vị Tỷ kheo không  ở dưới cội cây quá ba đêm, vì nếu ở quá ba đêm sẽ sinh ra chấp thủ, chiếm hữu.”

Thì con cũng thấy vậy, nếu vì có sự chống đối nhau mà con cứ bỏ đi hết room này đến room khác thì có lẽ con sẽ đi hoài không ngừng. Nhưng nếu làm việc chỉ cho một room giảng Phật pháp lâu ngày cũng sinh chấp thủ, và sinh chiếm hữu vì quên rằng room đó chỉ là ảo thôi, và tưởng mình là chủ nên có sự phiền lòng, vì thế mà con không muốn làm ở room nào quá lâu.  Con kính xin TT Thích Hoàng Pháp từ bi giảng cho con được rõ. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

TT Thích Hoàng Pháp giảng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Trong hai trường hợp này chúng ta phải phân tích một cách tế nhị để không có sự lầm lẫn. Đối với Chư Tăng thường không thích sống ở một cư xá nào " như ngỗng trời bay cao," tức là để không có tâm quyến luyến đó là một điều.

Rồi trường hợp Đức Phật Ngài dạy Ngài Ananda, khi gặp nghịch cảnh như nàng Magandhyà mướn người sỉ vả mắng Đức Phật. Ngài Ananda chịu không nổi xin đi chỗ khác.

Đức Phật hỏi : Nếu chỗ khác người ta cũng chửi mắng nữa thì sao.

Đức Phật mới khuyên : Như voi đứng giữa trận tiền, đạn tên bốn hướng bắn vào hiểm nguy, những lời chửi mắng sân si, Như Lai nhẫn chịu thương vì chúng sanh.

Rồi Ngài đặt trường hợp với Ngài Ananda rằng cái nào sanh ở đâu thì nó diệt ở đó, như vậy ở độ kham nhẫn hành xả, chúng ta phân biệt rõ gặp nghịch cảnh, nhưng nếu đáng trường hợp tiến hoá thì kham nhẫn tu tập, còn nếu như mình thấy dính mắc thì mình phải thay đổi đối tượng.

Thành ra đối với room này rất hay, room hay là sao, là chúng ta làm cho room nào nhưng không dính với tư tưởng room này là room của tôi, cũng không nghĩ , tỷ dụ như Sư không nghĩ cô Minh Hạnh là Phật tử của Sư, và cô Minh Hạnh cũng đừng nghĩ Sư này là Sư của mình, đó là không phải tự ngã của ta, vì nếu tự ngã của ta, mình nghĩ người này, nhân vật này là của mình, tức là tự ngã của ta, còn nếu như vật bất động sản nhà cửa v.v... của mình, đó như vậy là bị dính mắc.

Như vậy trong những trường hợp chúng ta vào room này rất hay, là sao, là biết rằng nó là giả, người ta đặt tên room này, mình không biết nó nằm ở đâu, mình chỉ làm đúng kiểu cách như vậy thì room nó xuất hiện, gặp nhau trên paltalk giảng đạo thuyết pháp, giống như thần thông vậy thôi, chứ không phải nhà cửa như ở dưới đất.

Nhưng về tự ngã cũa ta, chúng ta cũng dính mắc, nếu như room đó chính thức mình mở ra, mà mình thương hơn room không phải mình mở ra, hoặc qua mấy room khác đôi khi cũng là Phật Giáo nhưng không phải room của mình, mình qua chọc phá người ta, hoặc mình giả dạng nick khác mình vào mình hỏi vấn nạn mấy Thầy mấy Sư v.v... thì như vậy không nên.

Chúng ta nên làm việc với tư cách mình làm việc, thí dụ như mình mở room giảng Phật Pháp, khi người khác mở rơom mời mình đến giảng Phật Pháp cho hội chúng nghe, cũng là mục đích mở mang Phật Pháp. Nếu như lúc mình ngồi nghe người khác giảng, thì đây cũng là tạo trí tuệ cho mình, không có lý do gì mình để tâm thương ghét vào đó, nếu chúng ta khéo quan sát room này, bản thân chúng tôi rất là thích, nhưng không biết sức khỏe có cho làm việc lâu dài không.

Bởi vì quáng như thế này, vào trên room mà thuyết pháp như vầy, nói theo thập độ bên Nam Tông, cũng như lục độ của Bắc Tông, thì chúng ta thấy có cơ hội chúng ta tạo pháp ba la mật nhiều lắm, bởi vì khi các Sư lên thuyết pháp thì đó là bố thí pháp, mà pháp thí thí tối thắng trong tất cả các loại bố thí, thì chỉ có bố thí pháp là cao siêu hơn thường, của bố thí pháp rất là cao, như vậy Chư Tăng lên trên mạng này thuyết pháp, đây là cơ hội để bố thí pháp, mà bố thí thì đó là bố thí ba la mật.

Rồi lên room giảng như thế này, thì nói lời chân thật chứ không nói lời giả dối, nói lời có lợi ích chứ không phải nói lời vô ích, nói lời hợp thời, không phải nói lời phi thời, nói lời hiền lành chứ không phải nói lời hung dữ, nói lời hoà hợp, không phải nói lời chia rẽ, thì như vậy là có sự trì giới ba la mật trong đó, rồi mục đích lên thuyết pháp cũng như nghe pháp, là để mở khai trí tuệ để mình tu, hay hướng dẫn người khác, chứ không phải mục đích vì danh vì lợi nào cả thì đó là nó hợp với ly dục độ hay xuất gia ba la mật.

Rồi cũng nhân sanh trí tuệ, dầu người thuyết pháp thì tạo thuyết pháp trí tuệ, mà người nghe cũng mở mang kiến thức, như vậy cũng là trí tuệ, đó là trường hợp chúng ta tu trí tuệ ba la mật.

Rồi nếu chúng ta dầu bịnh hoạn hay cực khổ hoặc vì kỹ thuật trục trặc đi nữa, nhưng mình vẫn cố gắng thì đó là tinh tấn ba la mật.

Dầu đôi gặp nghịch cảnh, những chướng duyên như người ta lên dành mic của mình, hay người ta lên viết những câu nào mà không hay, mình vẫn có cái nhẫn nại, đó là nhẫn nại ba la mật.

Rồi đôi lúc mình còn là phàm, chưa xả được hết tham sân si, cũng có vui buồn trong đó, nhưng sau đó mình cũng xả, bởi vì biết rằng Đức Phật Ngài dạy vị Pháp Sư , có những trường hợp có ba trú xứ, như trú xứ khi mình vào thuyết trong một hội chúng đó, những người này chú ý lắng nghe, mình không nghĩ rằng mình hay mình giỏi, rồi ưa thích tham ái, như vậy là tham.

Rồi một số người không chú ý lắng nghe, cũng không vì đó mà bực bội hay buồn phiền mà sân hận đó là tâm sân, rồi một số chú ý nghe, một số không nghe, cũng không vì vậy mà thương người chú ý nghe mình nói và ghét người không chú ý nghe mình nói, mà phải giữ tâm bình thản, vô tư, hành xả, như vậy thì có cơ hội chúng ta tu tập hành xả độ.

Biết như vậy rồi dầu Chư Tăng lên các room thuyết pháp, các vị Phật tử vô phụ như làm MC, hay giữ trật tự, hay những hình thức khác để ủng hộ Chư Tăng vào thuyết giảng trong các room, nay room này, mai room kia thì vẫn là tốt, thì như vậy tập chúng ta không dính mắc vào một room nào, cũng không dính mắc vào một ông Sư, ông Thầy nào, và Chư Tăng cũng không dính mắc vào room nào và cũng không dính mắc vào Phật tử nào, đối với tất cả đều là Phật tử.

Giống như Đức Phật nói : dầu cho Đề Đạt Đa hay LaHầuLa đối với Đức Phật cũng như vậy thôi, nói như vậy không phải Đức Phật không từ bi đối với LaHầuLa, Ngài vẫn tế độ cho chứng quả ALaHán và cũng không phải thiếu từ bi với Đề Đạt Đa, sở dĩ Đề Đạt Đa bị nước rút vì Đề Đạt Đa tạo nghiệp nặng quá, Đức Phật không cứu được, như vậy rõ ràng chúng ta có cơ hội tu tập ba la mật, trao dồi pháp độ.

Hiểu biết như vậy rồi dầu Chư Tăng, Phật tử chúng ta có mệt nhọc, có tốn công tốn sức đi nữa, chúng ta vẫn thấy rất là xứng đáng để lên đây thuyết giảng, lên đây nghe pháp, như quí vị thấy có những trường hợp Sư không thuyết vì hôm đó bị mệt, chẳng hạn như hôm nay ở room Diệu Pháp cũng vậy, hai lần ra vào, biết rằng mệt không có giảng được, có Chư Tăng giảng, nhưng vẫn vào nghe, vì bậc thiện trí nghe pháp không bao giờ biết no.

Ngài Xá Lợi Phất, như các vị Tỷ Kheo đệ tử của Ngài thuyết Pháp, Ngài vẫn đến ngồi nghe, khiến cho nhiều vị Pháp Sư khác mới tu, mới tập thuyết Pháp cảm thấy sợ sệt, thuyết không được nhiều vị than phiền. Đức Phật hỏi Ngài Xá Lợi Phất, Xá Lợi Phất trả lời là: không phải Ngài đến để làm khó các vị kia không giảng được, mà là Ngài hoan hỷ phước báu với pháp bảo, tôn trọng pháp. Nên nhờ bậc thiện trí nghe pháp không bao giờ biết no, đây là một điều cho chúng ta kinh nghiệm thấy rõ ràng là Chư Tăng thuyết pháp thì mình đến mình nghe, và nếu cơ hội nào mình thuyết giảng, mình đóng góp được thì mình đóng góp, đây là cơ hội tu tập ba la mật.

Như vậy đối với cô Minh Hạnh, nếu cô có đủ sức khỏe giữ trật tự hoặc làm MC nhiều room thì tốt, và không bị dính mắc và lại có tâm hành xả tinh tấn, đó là tốt. Và đối với Quí vị Chư Tăng cũng vậy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang 1 Trở lại trang 2 Trở lại trang 3

   Trở lại trang chánh