TT Trí Siêu trả lời : Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tăng, thưa quí Phật tử, vấn đề này nếu nói ra  cũng dài lắm. Có một đoạn kinh,  một vị du sĩ  hỏi , có phải chăng con người tự chính ḿnh làm rồi chính ḿnh sẽ thọ quả, Đức Phật dạy rằng không phải, chịu quả, Đức Phật dạy cũng không phải v.v...

 

       Thưa quí vị, thật ra nếu chúng ta luận trên phương diện pháp chân đế càng rơ không phải cái ta làm, cái ta chịu trong tương lai, không có của ta . Nhưng ở đây chúng ta nói một cũng không được, mà chúng ta nói hai cũng không được. Trái dừa này của cây dừa mẹ, trái dừa đó đem đặt xuống đất và nó mọc lên cây dừa con, cây dừa thứ hai, chúng ta nói cây dừa thứ hai và cây dừa mẹ khác nhau v́ chủng tử cũng không phải, nhưng mà nói là một cũng không được, đâu có phải chẻ cây dừa kia rồi đem đặt ở đây đâu, hay  đem dời cây dừa kia qua bên đây đâu.

 

        Ở đây chỉ là một nhân duyên kiến tạo, chính cái chủng tử đó  trưởng thành do duyên, cũng như trong quá khứ những tâm thiện, tâm bất thiện do tư tâm sở đều hợp với các pháp đồng sanh để tạo ra, gọi là nghiệp (kama), nghiệp này nó đưa đến quả, th́ tâm quả này do duyên mà sanh, tâm quả này với tâm tạo nghiệp kia, không phải là một, nó theo một chuỗi dài tâm thức tiếp nối nhau sanh diệt, th́ trong trường hợp chúng ta phải hiểu lư vô ngă ở chỗ này, tâm trước và tâm sau không phải là một, bởi v́ tâm trước đă diệt, chúng ta cần phải hiểu không phải là một, nhưng cũng không phải là hai thứ khác nhau , bởi v́ nếu không có duyên của tâm trước th́ tâm sau không có sanh được, nếu không có duyên dị thời nghiệp, do đó cho nên đặt trên phương diện lư vô ngă của nhà Phật, chúng ta phải hiểu đó là nói lên t́nh trạng của các pháp hữu vi  theo thực tính pháp có sự trợ duyên với nhau mà sanh ra, cái này có mới sanh ra cái kia,

 

       Giống như hai tảng đá chúng ta đập vào nhau, do duyên xúc chạm như vậy, lửa nó nẹt lên, nó phát sanh lên,  lửa đó không phải có sẵn ở trong cục đá này hay cục đá kia, v́ va chạm mạnh của hai cục đá mà phát sanh lên lửa thôi, chúng ta cũng nên hiểu một cách ngắn gọn về ư nghĩa vô ngă ở trong nhà Phật  như vậy, chớ không như thường ngày chúng ta nói chuyện, chúng ta đều phủ nhận vấn đề : "Tôi, ta , hay là ḿnh ", nếu mà chúng ta phủ nhận cái từ ngữ đó, chúng ta không sử dụng cái từ ngữ này,  có lẽ  không bao giờ chúng ta hiểu được, và cái danh từ chúng ta sử dụng như thế này "tự ḿnh làm, tự ḿnh chịu ",  cái câu tự ḿnh đó , câu này hiểu theo nghĩa tục đế, nghĩa giả lập, chúng ta chỉ nói cho nhau hiểu mà thôi, chúng tôi nói ra quí vị hiểu, như vậy là đủ rồi, chứ chúng ta không đặt vấn đề là " Sư nói như vậy là sai", bởi v́ quí vị có biết tâm của chúng tôi khi nói điều đó chúng tôi đang đề cập đến tục đế hay chân đế, mà quí vị có thể nói  chúng tôi sai.

 

       Khi quí vị hỏi lên như vậy, chúng tôi biết rơ đây chỉ là câu hỏi mà quí vị hỏi, có một vài trường hợp quí vị hỏi để được nghe giải thích thêm, chúng ta hỏi để mà cật vấn thôi, thật sự ra  ở đây có lẽ trong rơom của chúng ta, nếu như quí vị đă hiểu được cái lư vô ngă, như vậy không phải nói nữa, quí vị đă nói lên được tiếng  vô ngă, quí vị  đă biết rằng chúng tôi sử dụng những chữ: " tự làm, tự chịu ",  để chỉ cho cá nhân này , nghĩa là danh uẩn nội phần, chứ không phải danh uẩn ngoại phần, bây giờ quí vị xem quí vị có hiểu được hay không, nếu như không dùng tiếng : " tự ḿnh "  quí vị có hiểu được không, bởi v́ cá nhân danh uẩn này tức tâm diễn tiến theo lộ tŕnh có tâm đổng lực, cái tâm đổng lực nội phần đó nó tác thành thiện nghiệp, hoặc ác nghiệp, th́ thiện nghiệp hay ác nghiệp sẽ lên quả và  trong tương lai bằng cách  dị thời nghiệp duyên tâm quả.

 

       Dị thời nghiệp duyên tâm quả đó  không  phải khác, mà chính  do chủng tử dị thời nghiệp duyên của tâm thiện hay tâm bất thiện tạo nên, ư nghĩa đó muốn nói chuyện với nhau để cho hiểu và giúp nhau trong việc tu tập,  chúng ta phải dùng thành ngữ thông thường, chúng ta thường dùng " tự ḿnh làm, tự ḿnh chịu ", nói như vậy thôi, chớ thật sự ra nói câu này giữa chúng tôi đang nói và quí vị đang nghe cả hai bên  đều có thể hiểu được pháp vô ngă  do các pháp, do duyên sanh và duyên diệt như thế nào,  khi chúng ta hiểu rơ như vậy rồi chúng ta nên thông cảm với nhau.  Trong vấn đề này chúng ta không có ǵ để mà thắc mắc nữa.  Chúng tôi xin kết thúc câu trả lời ở đây. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.