HÂN HOAN ÐÓN CHÀO
Câu Kệ Ngôn 226 - Kinh Pháp Cú, ngày 13 tháng 10, 2003
Những người sống tỉnh giác
Thường tu tập ngày đêm
Hướng
Niết bàn giải thoát
Ðoạn lậu hoặc não phiền
TT Giác Ðẳng giảng : Kính bạch
Chư Tăng, thưa quí vị, rất đặc biệt, mà chúng tôi gọi đặc biệt bởi vì trong kệ ngôn này không có một điều
gì liên quan đến phẫn nộ .
Những người sống tỉnh
giác.
Thường tu tập ngày đêm.
Hướng Niết bàn giải thoát.
Đoạn lậu hoặc não phiền.
Bài kệ này trong bài viết
chúng tôi chuẩn bị, chúng tôi dùng cái tựa " Ðừng bất mãn với
người cầu giải thoát ". Ðọc lời tựa có lẽ chúng ta sẽ liên tưởng
đến được tại sao có bài kệ này,
đúng ra không phải phẫn
nộ, chỉ là ý nghĩ không có hài lòng, tâm trạng của
nàng Punna là một tâm trạng rất thường tình, nàng là một
người có niềm tin vào Tam Bảo nhiều, nàng hiểu
đạo trong cách nhìn của nàng, nàng nhận định
Đức Phật và các Tỳ
kheo trong cách nhìn của nàng, ở trong cách nhìn đó thật
sự có những cái nàng không thể hiểu, chúng ta nghe
đến hai cái chi tiết trong giai thoại nhỏ này chỉ
xảy ra trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Bản thân của nàng Punna
là một người làm công như chúng ta được
biết của một gia đình giàu có ở trong thành
Vương Xá, rồi trong một buổi tối sau một
ngày dài làm lụng rất mệt nhọc, nàng xin phép
bước ra ngoài sân để hưởng một chút
thanh khí của đêm hôm, cho con người lấy lại
một chút tỉnh táo khỏe khoắn. Thưa quí vị, trong sớ giải
nói nàng nhìn lên triền núi thấy dưới ánh sáng các vị
Tỳ kheo đang đi tới đi lui, lúc đó thì nàng nghĩ
một điều rằng :
" Những
vị tu sĩ thật là lạ giờ này sao không chịu
ngủ, nếu mình không mang thân phận tôi đòi có lẽ
mình đã về nằm xuống ngủ một giấc thật
ngon, những vị đó không đi làm công, không đi ở
mướn, cũng không ai bắt buột mà lại thức
đêm khuya để hành thể xác cho nó khắc khổ
như vậy."
Thưa quí vị, cái nhìn
đó của nàng Punna cũng không phải một cái nhìn xa lạ,
có một vài người chúng ta tự hỏi rằng "
tại sao một người biết đạo lại
như thế." không phải thời xưa mà nay cũng
thế, đôi lúc chúng ta cũng nghe những người Phật tử hay những vị tu sĩ phán xét về người khác, chúng ta có khi lại nhìn bằng cái
nhìn tương đối khác biệt, giả sử
như chúng ta thấy một người vào chùa làm việc
ở dưới bếp rất mệt nhọc, có nhiều
người phê phán tại sao
vô chùa không đọc kinh,
đọc sách để mở mang trí tuệ, lại
đi lao đầu xuống bếp làm việc nặng nhọc
như vậy, có đôi khi chúng ta
đi chùa một cách thoải mái, thấy một Phật
tử ở trong trường thiền, đang cố gắng
ngồi thiền, hay đi kinh hành mình nói rằng, đi chùa
sao không đi chùa cho thoải mái, cho an lạc, mà phải tự
mình khổ nhọc.
Những cái nhìn đó, những
cái phê phán đó không phải ít thấy trong đời sống
chúng ta. Tâm tư của nàng
Punna cũng vậy, đêm hôm làm việc mệt quá, có một
chút giờ giấc để ra bên ngoài nghỉ ngơi sau một ngày làm việc nỗ lực,
tự nhiên trong tâm tư nàng khởi lên ý nghĩ như vậy. Và thưa quí vị cũng chính con
người đó vào buổi sáng hôm sau gặp được
Ðức Phật đi khuất thực với Tôn Giả Ananda,
nàng có tín tâm và nghĩ rằng cúng dường Ðức Phật luôn luôn
có phước, nàng không có gì để cúng dường
ngoài một ít thực phẩm mang theo độ nhật, tức
là một ít thực phẩm của người làm công mang
đi để ăn sau khi làm việc, thưa quí vị
không lấy gì làm ngon cả, nó chỉ là một ít thực
phẩm rất xoàng, nó chỉ là cái bánh khô, bánh khô ở
đây có thể bánh làm bằng
cám, có thể bánh làm bằng cốm, những loại bánh
đó để nhai cho đỡ dạ, không có gì để
cúng dường Ðức Phật.
Đem từng cái bánh khô đó, nàng đến cúng
dường Ðức Phật, cúng dường xong nàng đảnh
lễ Ðức Phật bằng tấm lòng cung kính, nhưng
trong lòng lại nghĩ rằng mình cúng có phước như vậy chứ
không chắc gì Đức Phật sẽ thọ, chỉ
bước thêm vài bước nữa vào trong thành thì vô số
những gia đình quyền quí, những gia đình giàu sang,
nhũng người khá giả sẽ đặt vào trong
bình bát của Ngài những thực phẩm thượng vị,
có thể rằng Ngài sẽ dùng những thứ đó, còn
những chiếc bánh khô này Ngài sẽ cho quạ ăn, cho
chim ăn v.v..
Ý nghĩ đó chỉ là một
ý nghĩ rất tự nhiên thoáng lên trong đầu của
một con người nghèo khổ, và khi nhìn thấy Ðức
Phật, nàng đã từng chứng kiến Ðức Phật
được những con người giàu có cúng dường
Ðức Phật những buổi trai Tăng trọng thể, bản thân của nàng, một chiếc
bánh thôi, một chiếc bánh khô tầm thường của
người làm công có gì để
mà xứng đáng so với những gì những người giàu có cúng
dường đến Ðức Phật, điều đó
nó đến trong tâm tư của nàng như một điều
tự nhiên, hết sức tự nhiên của một người
nghèo khổ.
Thưa quí vị Ðức Phật
Ngài đọc được tư tưởng đó,
không những ngài đọc được tư tưởng
đó, Ngài còn đọc được những gì manh nha
trong đầu nàng trong đêm qua khi nhìn thấy những vị
Tỳ kheo đi kinh hành, Ðức Phật Ngài nhìn Tôn Giả
Ananda, Tôn giả là một thị giả rất quen thuộc
với công việc của một vị thị giả, Tôn
Giả đã trải tọa cụ xuống ở bên
đường trước cổng thành, Ðức Thế
Tôn bậc đại bi, đã ngồi xuống ở trên chỗ
ngồi dưới cội cây hết sức đơn giản đó, Ngài mở bình bát ra với một
chiếc bánh rất tầm thường, một chiếc
bánh khô, Ngài đã từ từ thọ dụng cho đến
hết, Ngài đậy nắp bình bát và như vậy trở
về chùa.
Nhưng mà sau khi thọ xong
không phải Ngài đi liền, sau khi Ðức Phật thọ
dụng xong chiếc bánh đó, nàng Punna vô cùng hoan hỷ, hết
sức sung sướng, chẳng những hoan hỷ sung
sướng, nàng còn tìm thấy được tấm lòng
bao la vô lượng của Ðức Phật, nàng chưa bao
giờ dám nghĩ rằng nàng có một diễm phúc
được cúng dường một bữa ăn đến
một bậc đại Ðạo Sư, đến một
bậc mà trời người quy ngưỡng, đến
một bậc mà ngay cả những vị vua chúa, trưởng
giả ở trong thành vẫn quì ở dưới chân Ngài,
nàng lại được cúng dường bữa ăn
như vậy,
Sau khi Ðức Phật thọ
thực xong, câu đầu tiên Ðức Phật đã hỏi
nàng, có phải nàng đã có ý nghĩ không tốt đẹp
về những vị Tỳ kheo tối hôm qua không ? Nàng với tất cả sự
thành thật đã bạch với Ðức Phật rằng :
- Bạch Ðức Thế Tôn, dạ
thưa vâng, bởi vì trong đêm khuya con đang mệt mỏi,
nhìn thấy các vị Tỳ kheo đi kinh hành ở trên triền
núi, con nghĩ rằng những vị đó không mang thân phận
tôi đòi, không phải sinh kế nặng nhọc, mà tại
sao các vị vẫn phải cực khổ như vậy,
đó là ý nghĩ con nghĩ đến các vị Tỳ
kheo."
Và thưa quí vị,
Ðức Phật Ngài đã dạy bài kệ mà chúng ta
được nghe.
Những người sống tỉnh giác,
Thường tu tập ngày đêm,
Hướng Niết bàn giải thoát,
Đoạn lậu hoặc não phiền .
Bài kệ này ở trong
đó không chứa cái gì là phẫn nộ, là bất mãn, là
không hài lòng, nhưng bài kệ này đã cho Punna biết rằng
cái nhìn của người thường, với cái nhìn của
bậc thánh, với sự thật liên quan đến bậc
thánh tu hành, quả thật khác nhau, người ta không thể
lấy những ý tưởng thường tình của mình
để đo, để suy nghĩ về những bậc
thánh, và với bốn câu kệ
này một cách gián tiếp, Ðức Phật đã cho Punna thấy
rằng, Punna đã nhận định sai lầm, sai lầm
tối hôm qua và hiện tại bây giờ cũng nhận
định sai lầm về Ðức Phật và Chư
Tăng, những vị tu tập xuất thế trong cái nhận
định bình thường. Nghe như vậy, hiểu như vậy, cảm
nhận như vậy, Punna đã thấy và đã chứng
đắc được đạo quả.
Câu kệ này
cho chúng ta một vài hình ảnh dễ thương. Một con người sống
trong cuộc đời này, tất cả chúng ta đều
nhìn cuộc đời bằng cái nhận định hết
sức quen thuộc của mình, lớn lên như vậy và
sống và lớn lên trong cuộc đời nó như vậy. Và thưa quí vị
ngay cả Phật tử vào trong chùa, những người
mới vào chùa năm năm, ba năm, có những người
vào chùa đã lâu đều nhìn những vấn đề
hoàn toàn khác nhau. Cái vấn đề mà chúng ta gọi hoàn toàn khác
nhau, ở tại đây phải có ở trong tâm trạng
đó mình mới hiểu được việc đó
như thế nào.
Chúng tôi còn nhớ ở bên
KyTô giáo, người ta có kể một câu chuyện, trong
câu chuyện này, một câu chuyện rất quen thuộc
đối với tín đồ của KyTô giáo nói về một
người cha có hai người con, một thì làm ăn rất
cần cù siêng năng, còn một thì sống bê tha hoang
đàng. Và một ngày đứa
con hoang đàng bê tha mới thưa với cha rằng: " Con đã lớn rồi, bây giờ phần
tài sản nào cha cho con thì xin cha hãy trao cho con thay vì chờ
đến khi cha qua đời". Và người con
đó mang phần tài sản đến xứ lạ để
ăn chơi trác tán, cho đến khi phần tài sản
đó không còn nữa, tay trắng trở về cố hương tìm lại
cha của mình. Ông cha thấy người con trở về rất mừng, mừng đến
nỗi không có gì có thể nói
thành lời, ra lệnh cho mọi người ở trong nhà
nào là giết dê, nào là mở tiệc, nào là có chương
trình văn nghệ để tiếp đãi người
con trở về.
Cũng ngày hôm đó một
đứa con khác của ông,
đứa con cần cù chăm chỉ không có đòi phần
tài sản thừa kế, lúc nào cũng sống bên cha, ngày
ngày vác cuốc ra đồng làm lụng cực khổ,
khi từ ngoài đồng trở
về thấy trong nhà có tiếng
đờn ca hát, và hỏi những người làm thì biết
rằng ông anh của mình đã trở về sau một thời
gian xa xứ, bây giờ trở về tứ cố vô thân
không còn tiền bạc nữa, người em thấy vậy
thật buồn và nghĩ rằng
cha của mình đã đối sử bất xứng, ông
anh của mình vừa lấy
tài sản để đi tiêu pha hoang phí, không biết làm việc
gì cho gia đình, bây giờ trở về lại được
cha đón rước một cách trọng hậu như vậy,
còn mình hầu như không nhận
được điều gì gọi là đền bù cho cái
lao khổ của mình. Ông cha đó đến với người
em, đến với người con thứ, để giải thích về
người con thứ nhất rằng :" với một
người tưởng rằng đã chết bây giờ
còn sống trở về nên mừng như thế nào ".
Thật sự thưa quí vị
câu chuyện đó là một câu chuyện rất có ý vị
về cái tâm trạng của con người, chúng ta sống
trong cuộc đời này cho dù chúng ta làm một cái tốt
gì, nhưng trong cái tốt hảo đó khi chúng ta nhìn sự
việc nó có khác với một người sống ở cảnh
giới khác, như cả Tôn Giả Ananda ở gần Đức Phật,
một vị đệ tử trọn tin ở Đức
Phật, một người thị giả lúc nào cũng vâng theo ý của Phật,
bởi vì một vị giải thoát có khác với một vị
phàm phu, một vị Thánh hữu học, cho dù Tôn Giả
Ananda đã có những bước tiến rất quan trọng,
một người rất
thông tuệ hiểu biết được rất nhiều, nhưng mà thậm chí Tôn
Giả cũng không hiểu
được hết Đức Phật. Bởi thế cho nên đôi khi có
những lúc chúng ta nghe những lời phê phán những hành sử
của một người Phật tử đối với
Chư Tăng, của người này đối với
người khác, thậm chí có đôi lúc chúng ta phê bình về
cách hành xử của Đức Phật, quí vị có nhớ
rằng chúng ta nghe nhiều câu chuyện ,
ở trong những câu chuyện đó cảm thấy ngờ
vực về thái độ của Đức Phật.
Cách đây không lâu chúng ta nghe
một câu chuyện về một người cư sĩ
đến gặp Đức Phật, Đức Thế
Tôn đã hỏi các Tỳ kheo còn thức ăn không, những
thức ăn còn dư lại hãy đem đến cho
người cư sĩ ăn, các Tỳ kheo bàn tán với
nhau rằng ít có khi nào mà Đức Thế Tôn lại
chăm sóc về phần vật chất như vậy, ngay
cả những vị Tỳ kheo đi xuất gia theo Đức
Phật xuất gia thì Đức Phật cũng dạy các
vị Tỳ kheo tự đi bát, chứ Đức Phật
Ngài không có bao thầu hết, nhưng đặc biệt ở
đây vị cư sĩ đang đói, Đức Phật
Ngài biết rằng người đó sau khi mà giảm
đi cơn đói, không còn bị cơn đói hoành hành nữa,
người đó có thể lắng tâm nghe pháp và chẳng
những vậy mà còn có thể đắc đạo chứng
quả, cái hành sự của vị giác ngộ nó có khác
hơn hẳn cái hành sử bình thường của chúng ta.
Vì vậy nếu mà đọc
câu chuyện này và nhiều câu chuyện khác để giảm
đi sự vui buồn, cái sự vui buồn này nó dựa
trên cái nhìn riêng, một cái nhìn cố hữu nào đó phải
có tâm tư cởi mở lắm, phải có tâm tư vượt
thoát lắm, mới để tâm tư của mình vào những
gì đang xảy ra. Thưa quí vị không thiếu những câu phê bình
chỉ trích, những câu phê bình chỉ trích này nhìn thấy ở
khắp nơi. Con người do cái gần với nhau đó mà
con người lại thương với nhau nhiều, ở
trong một thời đại như thời đại chúng ta đang
sống đây, một người đang nói chuyện,
chúng tôi đang ở một vùng miền Tây nước Úc,
có thể nói chuyện với Quí Ngài ở Việt Nam, với
quí vị ở Mỹ, ở bên Âu Châu, không có gần với
nhau nhiều mà vẫn có vô số
những khác biệt, và những khác biệt này khiến cho
chúng ta suy nghĩ vấn đề nó lại khác, do suy nghĩ khác nên cái gọi là trên lòng, cái mà gọi là
phật ý rất nhiều trong đời sống này.
Ðúng ra rất khó để mà hiểu,
rất khó để hiểu được tâm tư và hành
sử của một vị giác ngộ, hay những con
người dẫn đến giác ngộ. Chúng ta lại gặp một hình ảnh
khác của giai thoạt vừa kể, đó là Đức
Thế Tôn trong lúc đi khuất thực nhận được
chiếc bánh, Ngài đã ngồi xuống ở bên vệ
đường để mà thọ thực ngay, rất hiếm
ở trong cuộc đời của Đức Phật,
thông thường thì Đức Thế Tôn sau khi đi khuất
thực Ngài trở về, Ngài tìm một nơi phải lẽ
ở dưới một cội cây nơi xa vắng, ở
tại đó Đức Thế Tôn ngồi xuống thọ
thực vào buổi trưa, rất ít những trường
hợp Đức Thế Tôn đang trên đường
đi khất thực mà Ngài đứng lại Ngài nói một
bài pháp hay Ngài ngồi xuống ở bên vệ đường
để thọ thực.
Nhưng thưa quí vị
chúng ta thử nhìn cái hình ảnh này sẽ hiểu được
lòng đại bi vô lượng của Đức Phật,
với một chiếc bánh tuy rằng rất tầm
thường, một chiếc bánh khô thôi, nhưng đó là
phần ăn của cả ngày của mình, bây giờ
đem đến dâng cúng cho Đức Phật, tuy rằng
đem dâng Đức Phật với tấm lòng có một
chút lợn cợn, người này vẫn suy nghĩ rằng
Đức Phật Ngài nhận bởi vì lòng từ bi của
Ngài, Ngài nhận thôi, hoặc giả Đức Phật Ngài
nhận bởi vì Ngài đi khất thực và Ngài có thể
từ chối vì một lát nữa sẽ có nhiều thực
phẩm để vào trong bình bát của Ngài, chắc chắn
rằng Đức Phật sẽ thọ dụng thực
phẩm đó, chứ không thọ thực phẩm mà mình
cúng dường, cái tâm tư của nàng Punna như vậy
chúng ta không trách được nàng,
chúng ta cũng không chê được nàng bởi vì hoàn
cảnh đó khiến con người phải suy nghĩ
như vậy, hoàn cảnh của con người cùng
đinh với một ít thực phẩm tầm thường
để độ nhật của mình. Đức Phật
hiểu, Ngài cũng hiểu một điều rằng Ngài
có thể làm cho nàng hoan hỷ, có thể làm cho nàng lắng
tâm nghe pháp, có thể làm cho nàng thành tựu được
đạo quả. Khi chúng ta nhìn được điểm
này, chúng ta hiểu được tấm lòng đại bi
vô lượng của Đức Phật, cái bánh nó cũng
không làm giàu có gì cho Đức Phật, thật ra Đức
Phật Ngài, nói không cần
thành ra nó rất bạc bẽo, nhưng mà thưa quí vị
cái gì Đức Phật làm cho cuộc đời là bởi
vì lòng đại bi đối với cuộc đời,
chứ không phải cho Ngài mà Ngài phải làm, Đức Phật
Ngài không cần gì ở trong thế gian này hết, nhưng
mà rồi bằng tấm lòng đại bi vô lượng
Ngài đã ngồi xuống bên vệ đường từ
từ thọ nhận tất cả cái bánh khô và Ngài nói
đạo cho Punna, đúng ra đó là hình ảnh rất cảm
động.
Chúng tôi kỳ rồi sang Trung
Quốc, có nghĩ đến chuyện trong tương lai sẽ đặt
một số bức tranh Phật, chúng tôi có nghĩ đến
chuyện sẽ tạc một bức phù du, ở trong
đó có hình ảnh Đức Phật thọ dụng chiếc
bánh khô của nàng Punna , bởi vì sao thưa quí vị,
đó là hình ảnh ngày xưa mà cho đến hôm nay vẫn
còn có ý nghĩa rất lớn cho tất cả chúng ta, của
một người sống trong thời đại mà chúng
ta rất trọng cái hình thức ở bên ngoài, chúng ta quên rằng
có những tấm lòng tuy rằng về hình thức nó không có to tát, tuy nhiên
cái gì ẩn tàng sau đó cái gì rất đáng quí, rất
đáng trân trọng, rõ ràng rằng Đức Phật Ngài
đã trân trọng điều đó, không phải Đức
Phật chỉ trân trọng điều đó, Đức
Phật còn mang lại lợi ích cho chúng ta, trong câu chuyện
chúng ta được nghe tại đây chúng ta có thể thấy
được rằng một hình ảnh của nàng Punna của
thời Đức Phật.
Thời hôm nay đi chùa sinh hoạt
có rất nhiều lời phê bình của một người
không hành thiền đối với người hành thiền,
của một người không làm công quả đối với
người công quả và những lời phê bình đó chúng
ta nghe rất nhiều chứ không ít, khi đọc lại
câu chuyện này, ở trong câu chuyện này không phải chỉ
đơn thuần, Đức Phật dạy cho chúng ta về
cái hiểu của bậc giải thoát, qua đó mình làm thế
nào để có thể nhìn sự việc với một cái
nhìn mới, cái nhìn sáng sủa hơn thay vì cái nhìn cục bộ,
cái nhìn rất bản năng cố hữu của mỗi
người, mình sanh ra nó như vậy thì nó phải như
vậy.
Chúng tôi nhớ Ngài Taungpulu dạy về thiền,
Ngài có viết về một sự việc có một lần,
có một số Phật tử đến Paris để học
đạo, nhưng rồi một người đã từ
chối không nhận sự dạy dỗ của người, vì sau đó đã thấy một vị
Tăng sĩ mang đôi giày.
Thưa quí vị, nếu quí vị nào sống ở tại
các quốc gia Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Miến Ðiện ở tại các quốc gia đó
nếu mà mang giày là một
điều cấm kỵ, nhưng ở tại các quốc
gia Âu Châu, đặc biệt ở các quốc gia lạnh,
người ta mang giày là một cái gì tiện nghi, có những
nơi mà chúng ta mang dép, mang giày
vẫn là điều tiện.
Nhưng có một vài vị, vì thấy một
Tăng sĩ mang giày mà không thể hoà nhập vào với hội
chúng để lắng nghe, thì điều đó xem như rất
uổng.
Ngài Taungpulu, Ngài nói rằng,
cái đạo mà người ta thấy đôi lúc nó ảnh
hưởng của văn hoá rất lớn ,
cái văn hóa nó có cái đẹp, nhưng mà nó là cái hàng rào.
Thưa quí vị, cái hàng rào khiến chúng ta không thể
đến gần, không thể nghe những điều tốt
đẹp được, chúng ta có thể thích một món
ăn của Thái Lan, nhưng mà chúng ta không thể nhất
thiết trở thành người Thái, chúng ta có thể
ăn món ăn Tây, nhưng chúng ta không thể nhất thiết
thành người Tây, thì như vậy cái hàng rào văn hoá
đã làm chúng ta nhìn bất mãn, nó cản trở chúng ta trong
những cái lợi lạc của đời sống,
Chúng ta lại có cái hình ảnh
khác qua bài kệ này, Ðức Phật Ngài dạy một
người sống tỉnh giác, thường tu tập
ngày đêm, như vậy sự liên tục tu tập nó là một
cái gì hết sức cần thiết. Trong cổ học tinh hoa nói đến trong câu chuyện, có
một người thấy một con thỏ đâm đầu
vào trong cây, người đó nghĩ rằng rồi sẽ
có con thỏ khác sẽ đâm đầu vào trong cây nữa
rồi đem về, khỏi phải đi săn thỏ. Cái chuyện ngồi ôm cây để
chờ sung rụng vào trong miệng mình, đó là cái chuyện
chúng ta thấy ở trong cuộc đời này, dĩ nhiên
câu chuyện của nàng Punna và vô số câu chuyện khác
được đọc trong kinh Phật, có những
đạo hữu, có những Phật tử họ thắc
mắc tại sao hồi xưa họ tu hành đắc
đạo chứng quả dễ dàng như vậy, lẽ
dĩ nhiên gặp được Đức Phật trực
tiếp và Đức Phật là vị tối thượng
y vương, Ngài có thể dạy cho những người
nghe những gì thực sự cần thiết cho họ
không có dư thừa.
Chúng ta hôm nay phải tự
mình hốt thuốc, tự mình chữa bệnh và đa phần
mỗi chúng ta phải tự cố gắng tìm thấy con
đường thật học cho sự tu tập của
mình, chính vì vậy Ðức Phật
Ngài đã dạy về tinh thần nó vẫn có giá trị
dù cho thời gian, dù cho không gian nào, dù chúng ta ở gần Ðức
Phật hay ở xa Ðức Phật, ở thời Ðức Phật,
hay ở thời bây giờ, cái sự nỗ lực tinh cần
cố gắng đó nó nói lên tinh thần tha thiết. Nếu trong việc làm không có tha thiết, thì thưa quí vị
kết quả nó rất
lưng chừng, kết quả rất nửa vời, kết quả không
bao giờ toàn vẹn. Do vậy
có nhiều hình thức mà người ta gọi là cái phong
thái của những vị tu hành, phong thái của những vị
sống thảnh thơi nhàn tản, thật ra điều này mới nhìn
qua, mới thấy thì những vị đó rất tự tại.
Nhưng mà trong cái nhìn ở
trong kinh Phật, Ðức Phật
Ngài không có khuyến khích sống nhàn tản như vậy, Ngài khuyên chúng ta phải nỗ lực
dù trong pháp học, dù trong pháp
hành, dù trong công việc lợi
ích cho mình, lợi ích cho người, thì Ðức Phật Ngài
khuyên chúng ta cố gắng, cái sự nhàn hạ đôi lúc nó
lại làm cho chúng ta trôi dạt nhiều hơn, nên chi chúng
tôi không biết ở một
cái tuổi nào đó con người bắt đầu nghĩ
tới sự nhàn, con người bắt đầu nghĩ
tới làm sao cuộc sống
được vô vi thanh tĩnh, làm sao cuộc sống bớt
bận rộn, nhưng
thưa quí vị những bậc danh Tăng, Thạc
Ðức mà chúng tôi đã gặp
cho dù những vị nghiên về pháp học hay nghiên về pháp hành tất cả
những vị đó đều có cố gắng, có cố
gắng rất lớn.
Ngài Achaan Maha là một vị lão Sư, là một
vị lão Tăng và là vị Thầy của hầu như
là Thầy của các bậc Thầy ngày hôm nay ở tại
Thái Lan về thiền, người ta kể những giai
thoạt về Ngài, trong cái ngày cuối cùng Ngài sắp tịch, ngày đó Ngài
vẫn mang bình bát đi khuất thực, cho dù Ngài chỉ
đi ra khỏi cổng chùa một đỗi rất ngắn,
người ta đặt đầy thực phẩm vào
trong bình bát của Ngài, không phải Ngài câu nệ chuyện
đi khuất thực như vậy, nhưng rồi
thưa quí vị, Ngài không muốn những người hậu
thế lấy đó để không hành trì, do vậy Ngài
luôn luôn cố gắng đi khất thực. Thưa quí vị không phải vì miếng
ăn mà đi khuất thực, đi khuất thực là tạo
duyên lành cho người khác và nói nên cái sự tinh tấn của
mình, cho dù Ngài có đắc đạo, nhưng cái sự tu
tập của Ngài đến mức độ nào, thì chúng
ta phải nói rằng sự
tinh tấn như vậy đó
quả thật là hình ảnh rất đẹp ở
trong truyền thống của Ðaọ Phật.
Do vậy khi đề cập
đến kho tàng kinh điển của Phật Giáo như câu kệ này và nhiều câu
kệ điển hình khác, Ðức Phật Ngài đưa ra
hình ảnh khác của những con người, không thể
quảng đãi được, hễ lội ngược
dòng mà quảng đãi thì không thể được mà nó sẽ
trôi giạt đi, như vậy
khi lội ngược dòng lúc
nào cũng phải tinh tấn cả trong cuộc đời
này, thưa quí vị hoặc giả chúng ta vào đây nghe pháp, hoặc
giả chúng ta đi chùa, hoặc
giả chúng ta đọc kinh sách
một mình, nếu như khi nào vui thì làm còn nếu không vui
thì không làm, thật ra cũng không tội vạ gì, nhưng
phải nói rằng điều đó nó chứng tỏ cho
chúng ta thấy, chúng ta chưa có tha thiết lắm, tại
sao chúng ta chưa tha thiết, bởi vì chúng ta chưa thấy
cái tánh cấp thiết của nó, nếu chúng ta thấy
được tánh cấp thiết thì chúng ta cảm thấy
rằng chúng ta phải tinh tấn rất nhiều.
Ví dụ như Ðức Phật
dạy rằng hãy gấp rút làm việc lành, hãy an trú vào việc
lành tâm bất
thiện sẽ không sanh khởi, nếu tâm lành khởi lên,
nếu chúng ta không tha thiết vun bồi thì tâm bất thiện
nó sẽ dễ khởi . Nếu
chúng ta sống ở miền quê, đặc biệt làm vườn thì quí vị hiểu
rõ lắm, ở trong vườn
bông hoa, cây trái ngọt không thể lớn mạnh như lọai
cỏ dại, cỏ hoang, nếu không thường dọn
dẹp thì cỏ dại cỏ hoang sẽ mọc và sẽ
lấn lướt những bông hoa, những rau cải chúng
ta trồng, điều đó dễ dàng như vậy, nếu một người tập
tu hiểu theo đạo lý của Ðức Phật, thì ở
trong hầu hết những sự tu tập chúng ta đều
phải rất khẩn
trương, chữ khẩn trương ở đây có thể
dễ bị hiểu lầm là mình làm cái gì đó mà mình
lăng xăng quá gọi là khẩn trương.
Nhưng phải nói rằng
Ðức Phật cho chúng ta biết tâm dễ ngươi, tâm
giải đãi nó dễ trôi dạt đi, chỉ một
chút đam mê, chỉ một chúng buồn vui nó sẽ làm
chúng ta mất định hướng của mình. Vì vậy chúng ta lúc
nào cũng phải tranh thủ, chúng ta lúc nào cũng phải
tha thiết, nếu không chúng ta rất dễ chênh lòng, khi mà
chúng ta chênh lòng thì cái người mà thiệt thòi không phải
là ai hết, mà là tự bản thân của mình.
Câu chuyện này đã cho chúng
ta thấy ý nghĩa của câu kệ ngôn rất quen thuộc,
nhưng chúng tôi tin rằng cái giai thọai của nàng Punna
là cái giai thoạt chúng ta nên nhớ, và ghi ở trong lòng, với
tất cả điều đó trong mỗi chúng ta nếu
trong đời kiếp nào sanh lên có tâm dễ ngươi
khoảng đãi, hoặc có một
cái nhìn ngộ nhận sai lầm về chánh pháp về các bậc
thiện trí, xin cho chúng ta có một cơ duyên màu nhiệm, một
cơ duyên đánh động, lay tỉnh làm cho chúng ta tỉnh
thức. Như chúng ta thấy
nàng Punna không gặp Ðức Phật
nàng sẽ bị nhiều thiệt thòi, thiệt thòi
trong cái nhìn rất hạn hẹp
của mình, và thiệt thòi hơn nữa cho dù mình làm cái gì rất cao quí,
không có gì cao quí hơn hết, mà có cái gì đó nó ngăn ngại
trong lòng mình, nàng gặp Ðức Phật, nghe Phật dạy,
nhìn Ðức Phật thọ thực, tất cả những
điều đó đã đưa nàng vào trong một cảnh
giới mới, đã đưa nàng hiểu nhiều
hơn về lẽ thật của cuộc đời, và
đặc biệt nàng đã chứng được sơ
quả, đó là một điểm rất thú vị của
câu chuyện này. Chúng
tôi xin được kết thúc bài giảng hôm nay ở tại
đây. Nam Mô Bổn
Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Minh Hạnh biên soạn