TT
Thích Hoàng Pháp giảng :
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Chư Tăng, kính thưa quí Phật tử , câu hỏi: - Nam Tông có chấp nhận "Thường Lạc Ngã Tịnh" không, nếu không thì tại sao, nếu có thì phải hiểu chữ "Thường" như thế nào?
Như khi nãy TT Giác Đẳng có giải thích, là không riêng về Nam Tông mới có vấn đề chấp nhận Thường Lạc Ngã Tịnh, và trong khi nêu nên cái đề tài Thường Lạc Ngã Tịnh này, chúng ta phải hỏi dùng cái đó cho một đối tượng nào? Thí dụ như người ta dùng cái câu là Niết Bàn có 4 đức là Thường Lạc Ngã Tịnh, thì ở đây chúng ta tìm thấy như trong Trung Bộ kinh, bài Căn Bản Pháp Môn, bài kinh đầu của Trung Bộ kinh, thì nơi đó có một đọan nói rất rõ, Đức Phật Ngài dạy rằng là:
-- "Này các Tỳ Kheo, đối với các vị phàm phu vô văn không hiểu về Niết Bàn nên chúng hoan hỷ Niết Bàn, chúng nghĩ có tự ngã đối chiếu Niết Bàn là kẻ đó không biết Niết Bàn; còn đối với các bậc Thánh đệ tử, các vị đó hiểu rõ Niết Bàn nên không có hoan hỷ với Niết Bàn, không có nghĩ tự ngã đối chiếu Niết Bàn, ta nói các vị đó là thật biết Niết Bàn là Niết Bàn".
Và cũng đoạn này, cũng ý nghĩa này, nếu đặt trên phương diện Bát Nhã Tánh Không, thì nhìn bằng cặp mắt biết là sự Trung Quán, nhìn thế giới thiên hạ bằng cách lưỡng biên, nhị biên, Có và Không, chúng ta phải đi đến một cái sự giải thích khác, nếu Có là có như thế nào, Không là không như thế nào. Do duyên và hợp nên gọi là Có, do giả hợp nên gọi là Không, vì vậy nên chữ "Có hay Không" được hiểu cả hai phương diện, có thể trong lý Bát Nhã và Tánh Không nhìn trên phương diện nhơn đề, pháp đề. Nhơn đề là nói chúng sanh, người, tiên, Phật, Bồ Tát, La Hán v.v...thì đó là trong chữ Như Lai hay là Tathagata là chỉ cho sự chúng sanh chế định. Còn nói về pháp đề thì nói về như là uẩn xứ, chế đế v.v..
Thì trong một đoạn kinh bộ Patisambhida (Vô Ngại Giải Ðạo) về phẩm Không thì minh định và giải rõ, rất rõ ý nghĩa này, chúng ta có thể hiểu đoạn kinh chữ Không trong bộ Patisambhida qua bài kinh Bát Nhã Tâm Kinh, nhưng mà điều chúng ta phải hiểu thêm ý nghĩa danh từ "Sắc tức thị không, không tức thị sắc". Ở đây, đa số bị hiểu nhầm chữ "sắc" như là "sắc tướng", nhưng mà nếu như chúng ta có chịu hay để ý tinh tế một chút xíu, chữ "sắc" ở đây trong cái mạch văn mà đoạn này thì phải hiểu đó là "sắc uẩn".Tại sao vậy? Vì khi nói "sắc" rồi sau đó có nói "thọ tưởng hành thức diệt phục như thị", như vậy thì rõ ràng đây không phải chỉ về sắc tướng, mà tuy là sắc tướng thì cũng nằm trong sắc, nhưng mà phải rõ đây là sắc uẩn rồi. Tuy vậy, nhưng mà nếu hiểu sắc như là sắc tướng thì cũng không phải sai, nhưng mà sắc tướng thì nó trùm cả ngũ uẩn. Do đó nếu chúng ta hiểu rõ ý nghĩa này, sắc tức thị không không tức thị sắc, và thọ tức thị không không tức thị thọ v.v...
Thì chữ Không trong bài kinh Bát Nhã này chúng ta phải hiểu như thế nào? Chữ Không ở đây tức là trống rỗng, rỗng không. Lối giải thích như vậy rất là phù hợp với bộ Patisambhida trong phẩm giải về tánh Không. Như vậy thì chứng tỏ không riêng về Nam Tông, Bắc Tông mà có thể nói là Phật Giáo nói chung. Bởi vì bộ Trí Độ Luận, hay là Bộ Bát Nhã nói chung của Ngài Long Thọ, giải thích thì căn cứ trên cái vấn đề trí tuệ mà muốn hành thâm bát nhã thì phải có bát nhã hành thâm. Từ đó mới thấy cái lý này, về trên phương diện Có hay Không là lối nhị biên, thì giải thích sanh đối với diệt cũng như là Có đối với Không thì trong vòng đối đãi như chúng ta thấy, có một tia chớp trên không gian, có một tiếng sấm sét nổ vang lên, thì chúng ta phải nêu về mặt Có, thì đương nhiên phải chấp nhận có sanh và có diệt, có tia sáng loé lên là sanh, tia sáng tắt mất là diệt, có tiếng nổ sấm sét lên là sanh, tiếng nổ qua rồi là diệt, thì như vậy là có sanh và có diệt. Nhưng mà nói là Không là không gì? Không là không có tiếng sét, mà Không là trống không vì cái tia chớp kia cũng như tiếng sấm nổ nọ đều không có tự ngã, tức là không có một cái gì thường hằng bên trong đó nên gọi là Không, như là từ một tia lửa chớp như vậy so sánh tất cả pháp hữu vi cũng thế, nên kinh Kim Cang cũng có câu là "nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyển bào ảnh, như lộ diệt như điển v.v... ưng tác như thị quán".
Thì đó là lý Bát Nhã đã giải thích cho chúng ta thấy rõ. Như đã nói không riêng gì Phật Giáo Nam Tông, Bắc Tông, mà là cái nhìn chung của Phật Giáo, nhưng chúng ta phải có chấp nhận. Dù không chấp nhận phật ý thì cũng đành chịu, vì có một lối lập luận của các phái Thần Ngã xen vào trong Phật Giáo thì họ quay một giác một độ để trở về khổ, bằng cách cho rằng có hàng Thinh Văn nhận xét như phàm phu thì các pháp hữu vi là vô thường, cho là thường cùng là điên đảo, các pháp hữu vi là khổ mà cho là lạc là điên đảo, các pháp hữu vi là vô ngã, cho là ngã là điên đảo, các pháp hữu vi là bất tịnh, cho tịnh là điên đảo, nhưng bốn pháp điên đảo này thì bậc Thinh Văn diệt trừ, nhưng còn bốn điên đảo khác mà hàng Thinh Văn vướng phải đó là chơn tâm thường cho là vô thường là điên đảo, chơn tâm là lạc mà cho chơn tâm là khổ là điên đảo, chơn tâm là ngã mà cho là vô ngã là điên đảo, chơn tâm là tịnh mà cho là bất tịnh là điên đảo. Ðây là những lập luận của Thần Ngã xen vào Phật Giáo, không có chân đứng trong Bát Nhã, kể cả dù Phật Giáo phái nào. Bởi vì lối lập luận như vậy rõ ràng là đưa vào cái Ngã. Mà nếu trên tinh thần Bát Nhã thì cái chân tâm này chỉ là lông rùa sừng thỏn đứa con của thạch nữ không bao giờ tìm đâu có, đó là trên tinh thần Bát Nhã và tinh thần Bát Nhã mà ngài Long Thọ giải thích như vậy thì đúng rất phù hợp với kinh điển, kể cả Tam Tạng Pali. Ngay cả tôi vẫn trích dẫn trong Trung Bộ Kinh hay là Vô Ngại Giải Đạo. Chính vì điểm này mà các phái Bát Nhã đã thắng phái Duy thức sau một cuộc tranh luận dai dẳng tới bảy năm tại đại học Nalanda, vì phái Duy Thức chuyển lên dần dần thì đưa tới chơn trí v.v... Rồi về sau thì càng lúc càng xâm nhập thêm và rồi rất tiếc cái bài kinh bộ Bát Nhã này khi buổi đầu được như vậy, nhưng mà về sau khi mà trường đại học Nalanda chuyển biến qua duy thức có thời thắng thế, rồi sau đó tới thời kỳ Mật Tông chiếm ưu thắng nên trong bài kinh Bát Nhã vẫn có xen vào đó thêm một câu thần chú như Yết Đế Yết Đế v.v...
Đó là cũng tùy theo thời gian mà có thêm thắt vào. Điều này chúng tôi muốn nói rằng kinh điển Phật Giáo phải trải qua nhiều thời gian có những cái thêm thắt vào đó. Còn nếu cho lợi với cái tính Không của Bát Nhã cũng như là của Tam Tạng Pali, thì dầu nhơn đề pháp đề nhân ngã đều là Không, chẳng phải là vô ngã là nói về người mà có pháp. Thật ra đây có lối lập lờ đánh lận con đen, tự dựng lên như một hình nộm rồi đặt tên, rồi cho rằng hàng Thinh Văn là Tiểu Thừa v.v... vướng vào. Nhưng mà thật sự chính đoạn này rất là nguyên thủy, đó là nói về cái lý tánh Không ở trong Bát Nhã cũng như Tam Tạng Pali là như vậy. Còn những cái lối lập luận cho rằng có thường lạc ngã tịnh là vì có ngã v.v... điều này thì chúng ta sẽ bàn đến trong dịp khác .
Đây là một điểm tế nhị ít khi tôi có bàn đến, vì nếu mà bàn đến thì sẵn có "trung ngôn nghịch nhĩ", đôi khi nó không có thích vì chúng ta thấy kinh nghiệm trong thời kỳ Phật Giáo ở Ấn Độ, giữa phái Bát Nhã với phái Duy Thức đã tranh luận nhau một cách kịch liệt đến đỗi những người chăn bò khi thấy hai vị Sư trong hai phái này cũng còn ghét nhau... Như vậy chúng ta muốn tránh làm sao không để xảy ra những chuyện đáng tiếc như thời kỳ đó, cũng như là trong thời kỳ Phật Giáo ở Trung Hoa dầu cùng là một Tổ Sư, nhưng mà giữa Lục Tổ Huệ Năng khác một chút cũng có đi đến chỗ mà tri sát với nhau... Hay là Phật Giáo ở Nhật Bổn, khi phái Liên Hoa khởi lên, người ta đã có chống đối với nhau đưa đến có thể một lần, một đêm đối cả hai chục ngôi chùa trong Nhật Bổn.
Thì ở đây tôi cũng có vấn đề không muốn có sự đụng chạm với nhau, nhưng mà khi hỏi thì phải nói thẳng, nói thật như vầy, thì đó dù đúng hay sai cũng tùy quan niệm của mỗi người nhận xét, và đây là một lối nhận xét của tôi căn cứ theo những bản kinh Bát Nhã, mà tôi được hiểu nói rõ. Tức là những bản kinh Bát Nhã của tôi được hiểu chớ không phải nói tôi dám khẳng định rằng tôi nói đó là đúng lý Bát Nhã, vì nhận xét cái tánh nhị biên của cái tánh Không Bát Nhã, thì phù hợp với bộ Patisambhida giải trong cái phẩm Không cũng như bài kinh Căn Bản Pháp Môn trong Trung Bộ Kinh của tạng Pali là như vậy.
Đây là sự đóng
góp của tôi. Nam Mô Bổn
Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Minh
Hạnh biên soạn