TT Trí Siêu giảng : Ḱnh thưa quí vị, hôm
nay với câu kệ được Đức Thế Tôn
thuyết với duyên sự đặc biệt như chúng
ta đă nghe vị điều hợp đọc lên : Là
trường hợp hai ông bà BàLaMôn v́ do nhân duyên có liên hệ
quyến thuộc ở quá khứ nên t́nh thương của
hai ông bà này vừa gặp mặt Đức Phật đă
trội dậy ḷng thương mến, đă thừa nhận
gọi Đức Phật là con của hai người.
Trong dịp này Đức Phật v́ nhận thấy duyên
lành của hai vợ chồng Bà La Môn hết sức đặc
biệt họ sẽ thành tựu thánh quả và sẽ
được giải thoát kiếp sống hiện tại,
cho nên Đức Thế Tôn đă mặc nhiên nhận lời,
chấp nhận t́nh cảm của hai ông bà, và Ngài đă thuyết
pháp độ cho hai ông bà trước kia họ chứng quả
A Na Hàm, hai ông bà vô cùng thành kính đối với Tam Bảo
và cúng dường Đức Phật và Chư Tăng liên tục
như vậy trong suốt ba tháng hạ.
Đức Thế
Tôn đă thuyết pháp để tế độ cho hai ông
bà chứng A La Hán, và như chúng ta cũng được biết
là quả vị ALaHán là một quả vị tối cao
trong mục đích giải thoát của Đạo Phật. Quả vị A La Hán
nếu dưới h́nh thức xuất gia th́ sẽ kéo dài
được mạng sống cho đến hết tuổi
thọ này. Những ai chứng
quả A La Hán c̣n trong h́nh thức cư sĩ th́ họ chỉ
lưu lại trong thế gian này đời sống chỉ
có 7 ngày thôi, sau 7 ngày họ phải nhập Niết Bàn. Ông
bà BàLaMôn là một trong trường hợp đó, sau khi chứng
quả ALaHán hai ông bà đă viên tịch Niết Bàn, lúc bấy
giờ trong lễ trà tỳ nhục thể của hai ông Bà
La Môn, cái vị Tỳ Kheo cũng đến tham dự, có
Đức Phật chứng minh và nhân đó Chư Tỳ
kheo đă hỏi Đức Thế Tôn về cái sự việc
tái sanh của hai ông bà.
Trong dịp này Đức Phật
đă nói rằng: " v́ đối với hai người
cư sĩ này đă thành tựu mục đích đă đọan
trừ các lậu hoặc phiền năo, gánh nặng đă
đặc xuống, việc nên làm đă làm nên không c̣n tái
sanh nơi đây, hai ông bà đă viên tịch và Đức Thế
Tôn đă đọc lên bài kệ này. Ở đây thưa quí vị, bài
kệ đă được Đức Thế Tôn tŕnh bày mô tả về người
đă đạt tới cứu cánh bất tận, trong bài
kệ này có một điểm mà chúng ta sẽ thấy rằng
đối với Phật Giáo
thường hay đề cập đến cái thái
độ bất hại, xem như đó là dấu hiệu
của người trí, tinh thần bất hại đối
với Phật Giáo là hiện tượng của các bậc
hiền nhân, và tiêu biểu là chư vị Thánh A La Hán, v́ cái
ngài có vô lượng từ tâm và bi tâm đối với
chúng sanh, cái Ngài không có sự năo hại chúng sanh cho dù đó
là một ư nghĩ cũng không có.
Và ở đây thưa quí vị,
trong bài kệ có một danh từ muni khi được
chuyển ngữ thành chủ từ số nhiều thành
munayo, sự biến cách của tiếng phạn là như vậy,
th́ danh từ muni này có rất nhiều nghĩa, chữ muni
cũng có nghĩa là một vị tu sĩ, mà chữ muni cũng
có nghĩa là một bậc trí tuệ, như bậc Đạo
Sư của chúng ta có danh hiệu gọi là là Thích Ca Mâu Ni, chữ Muni là bậc
trí tuệ, Ngài là bậc trí tuệ của ḍng Thích Ca nên
được gọi là Thích Ca Muni sử dụng trong nghĩa
đó. Chữ
Muni trong trường hợp này được gọi là bậc
Thánh hiền để chỉ cho vị ALaHán, những vị
đă giải thoát, ở đây chúng ta cần phải hiểu
như vậy. Có một trường hợp nữa
mà chúng ta cần phải chú ư là trong bài kệ có câu - Nicca.m kaayena
sa.mvutaa - thân pḥng hộ thường
xuyên , hay là thân thường được chế ngự.
Ở đây thưa quí vị,
theo trong chú giải đă giải thích rằng
mặc dù trong bài kệ chỉ nói đến thân như
chúng ta phải hiểu ở đây gồm cả thân khẩu
và ư. V́ cái phạm vi của mạch
văn 4 câu, mỗi một câu 8 chữ - nicca.m kaayena sa.mvutaa
- Nhưng ở đây chúng
ta cần phải hiểu đối với vị ALaHan th́
thân khẩu và ư của Ngài luôn luôn được pḥng hộ,
luôn luôn được chế ngự, luôn luôn đưọc
thu thúc chữ sa.mvutaa có nghĩ là thu thúc hay pḥng hộ,
đối với người tu tập, với một chúng
sanh phàm phu th́ sự thu thúc hay sự chế ngự đối
với thân khẩu ư th́ sự chế ngự này do giới
hạnh, do chánh niệm, do trí tuệ, và cần phải
được thu thúc ba phương tiện đó , kẻ
phàm phu trong lúc bị thất niệm, hay là trong lúc với
tâm ly trí, hay là đối với kẻ phàm phu không an trú vào
giới th́ lúc đó thân không được chế ngự,
khẩu không được chế ngự, ư không được
chế ngự.
C̣n ở đây khi mà chúng ta nói
đến một vị ALaHán th́ chúng ta cần phải hiểu
rằng thân khẩu ư của Ngài được gọi là
luôn luôn chế ngự, luôn luôn thu thúc, th́ chúng ta phải hiểu
rằng đối với các vị ấy v́ phiền năo
đă đọan tận, do vậy cho nên đối với
thân khẩu và ư không hề có sự sơ hở để
cho phiền năo sanh khởi, và phiền năo cũng không có dịp
để sanh khởi đă bị thánh đạo thánh quả
cắt tuyệt, dứt trừ đoạn diệt do vậy
cho nên các căn, nhăn căn, nhĩ căn, thiệt căn,
thân căn, và ư căn, lục
căn của các vị ALaHán hoàn toàn được pḥng hộ
và thân khẩu ư của Ngài hoàn toàn được chế ngự,
ḥan toàn được pḥng hộ được thu thúc,
chúng ta cần phải hiểu như vậy .
Cũng như khi chúng ta nói
đến sự qui y của phàm phu th́ chúng ta phải nhớ
rằng sự qui y đó phải dựa trên niềm tin, c̣n
sự qui y của bậc thánh hữu học th́ sự qui y
đó là dựa vào trí tuệ trực giác. Thái độ của phàm phu là
khác, thái độ của bậc thánh là khác, cái sở hành của
phàm phu là khác, sở hành của bậc thánh là khác, bậc
thánh được thanh tịnh là do nhờ thánh đạo
quả, thánh trí đạo quả đă đoạn tuyệt
phiền năo cho nên các Ngài được thanh tịnh, c̣n kẻ
phàm phu của chúng ta mà được thanh tịnh th́ những
lúc đó là do thực hành giới và thực hành chánh niệm
v.v... th́ những vấn đề này
chúng ta cần như vậy. Tại
sao ở đây chúng tôi cần phải tŕnh bày những ư nghĩa
đó, là bởi v́ thưa quí vị với những từ
ngữ được sử dụng, nếu như những
từ ngữ được sử dụng trong bài kệ
mà ở đây chúng ta đọc qua, chúng ta sẽ thấy
có một cái ǵ đó nó tương đồng với những
pháp môn mà kẻ phàm phu, một đệ tử phàm phu chúng
ta vẫn c̣n đang tu tập, th́ chúng ta không nên dùng
phương tiện nghĩa đó để mà chúng ta hiểu
cho sở hành của một vị ALaHán, một bậc
đă giải thoát.
Ở đây thưa quí vị,
đối với các bậc hiền trí như là các vị
ALaHán là các vị bất hại, là những vị đă
hoàn toàn được thúc liễm thân tâm, ư nghĩa này chúng
ta cần phải hiểu như thế, và tiếp đến
trong câu thứ ba của bài kệ Đức Phật Ngài dạy
rằng - Te yanti accuta.m .thaana.m - đạt cảnh giới
bất tử, bất tử có nghĩa là không chết,
nhưng mà chữ bất tử ở đây là một danh từ
để gọi cho Niết Bàn, để gọi cho cứu
cánh của phạm hạnh, v́ sao Niết Bàn gọi là bất
tử ?. Cái ǵ có sanh, th́ cái đó mới có diệt,
cái ǵ không sanh tất nhiên là không bị diệt, hễ không
sanh th́ không bị diệt, có sanh th́ mới có diệt. Đối với pháp hữu vi v́
có sự sanh khởi do đó cho nên mới có sự hoại
diệt, sự hoại diệt của danh sắc từng
sát na, từng sát na, và đời sống của chúng sanh v́
rằng có sanh cho nên mới có già có bịnh có chết, có
sanh mới có tử, đối với Niết Bàn v́ không có
sanh khởi, không có hiện tượng bị tạo thành
do đó cho nên không có hiện tượng bị biến diệt,
và trong ư nghĩa đó chúng ta gọi là vô sanh bất diệt
là Niết Bàn.
Do vậy cho nên ở đây
chúng ta gọi Niết Bàn là một trạng thái bất tử,
chúng ta cần phải hiểu điều đó, và ở
đây thưa quí vị, tại sao chúng ta phải hiểu
như vậy ?. là bởi v́ đời sống
tu tập của chúng ta không ngoài cái mục đích là để
t́m đến cái trạng thái không c̣n sanh tử, v́ hễ
c̣n sanh c̣n tử tức là c̣n cái sự khổ đau, khi dứt
được t́nh trạng sanh tử th́ lúc đó mới
không có sự khổ đau và đối với Niết Bàn
có rất nhiều danh từ để chúng ta gọi, có rất
nhiều danh từ để chúng ta mô tả trạng thái
Niết Bàn, mặc dầu danh từ đó đă được
sử dụng theo danh từ tục
đế, như danh từ tục đế mà chúng ta dùng
để chỉ cho Niết Bàn cũng khả dĩ làm cho
chúng ta có thể hiểu được, cũng khả dĩ
làm cho chúng ta biết trạng thái của Niết Bàn, do
đó cho nên ở đây thưa quí vị, chúng ta cần phải
biết rằng Niết Bàn không phải chỉ là một
danh từ để chỉ cho nơi nào đó mà một tôn
giáo cần đạt tới, như là những tôn giáo khác
th́ mục đích của họ đạt tới cảnh
giới phạm thiên hay là cảnh giới thiên đàng v.v...
Chúng ta không nên hiểu chữ Niết Bàn giống
nghĩa như vậy.
Nếu mà người Phật
tử chúng ta không khéo có đôi lúc chúng ta nghĩ rằng tu
trong Phật Pháp, trong giáo lư này th́ mục đích tức là
Niết Bàn, không có dùng cái từ thiên đàng hay là cảnh giới
ǵ khác mà chỉ là Niết Bàn, rồi họ mới phát nguyện
cho sanh về cơi Niết Bàn hay là nhập vào cơi Niết Bàn
v.v...th́ trong trường hợp đó
chúng ta đi hơi quá sai đối với từ ngữ
được gọi là Niết Bàn. Hôm nay chúng ta học bài kệ này
chúng ta có thêm được một từ nữa để
chỉ cho Niết Bàn đó là từ bất tử, từ bất
tử ở đây chúng ta cần phải hiểu rằng
v́ không có sanh nên không có diệt đó là Niết Bàn, chớ
không phải Niết Bàn là một trạng thái vĩnh hằng,
không phải là trạng thái thường c̣n, như người
ta nói " thường lạc ngă tịnh " không phải là như vậy, cho
nên ở đây chúng ta phải hiểu Niết Bàn như thế
đó, và một điều nữa thưa quí vị, trong
bài kệ có câu nói rằng : " yattha gantvaa na socare - đến
đi không sầu " là nơi đến không có sầu muộn,
là một vị A La Hán đă đạt đến cứu
cánh giải thoát tức là đạt đến Niết
Bàn, th́ đối với sự kiện viên tịch Niết
Bàn là một điều chấm dứt mọi sầu
ưu, chấm dứt mọi lo sợ, chấm dứt mọi
đau khổ.
Th́ ở đây chúng ta có bốn
sự sầu ưu, tức là sanh là sầu ưu, bệnh
là sầu ưu, già là sầu ưu, chết là sầu
ưu, và Niết Bàn không sanh, không già, không bệnh không chết,
cho nên Niết Bàn không có sự sầu ưu, và đối với
vị ALaHán việc nên làm đă làm sau đời sống
này không c̣n đời sống khác, do đó cho nên sự sầu
ưu không có đối với vị này. Khi các vị Tỳ kheo nghi vấn
không biết rằng hai ông bà BàLaMôn đă mệnh chung cảnh
giới tái sanh của họ là ǵ, để mô tả cái sự
kiện này Đức Phật đă nói nên cái hành trạng của
vị ALaHán, và Ngài đă nói nên rằng những người
đă đạt đến cảnh giới bất tử
th́ sự đi đến, đến và đi, hay là chỗ
đến của các vị ấy không có sự sầu muộn,
tức là không c̣n sanh, không c̣n già, không c̣n bệnh, không c̣n chết,
đó là ư nghĩa tổng quát
mà chúng tôi tŕnh bày trong bài kệ.
Thưa quí vị chúng ta đọc
qua bài kệ này, chúng ta có ba vấn đề mà chúng ta có thể
thu thập lănh hội để mà chúng
ta thực hành trong đời sống hàng ngày chúng ta. Mặc dù bài kệ được
mô tả hành trạng của vị ALaHán, nhưng điều
này không có nghĩa là khi chúng ta đọc qua bài kệ, chúng
ta không thu thập được cái ǵ lợi
ích cho việc tu tập của chúng ta, không phải như vậy. Ở đây chúng ta biết cuộc
sống này là cuộc sống phiền lụy, và chấm cuộc
sống này có quá nhiều cái sự khổ đau, và mục
đích tu tập của chúng ta là để chấm dứt
đời sống phiền lụy, và chấm dứt cuộc
sống khổ đau, và khi chúng ta chấm dứt
được cuộc sống khổ lụy khổ
đau như vậy, chỉ khi nào chúng ta đạt
được cảnh giới bất tử, tức là
đạt được cứu cánh Niết Bàn, lúc đó
chúng ta mới hết phiền lụy, hết khổ
đau, đó là mục đích của chúng ta mà chúng ta cần
phải suy nghĩ như vậy.
Như cũng rất khó đối
với một người chưa thật sự có niềm
tin nơi Phật pháp, một chúng sanh chưa thật sự
đă huân tập chủng tử giác ngộ th́ bây giờ bảo
họ an lập trong lư tưởng giải thoát, hay là
hướng tới giải thoát Niết Bàn th́ quả thật
là một điều khó khăn, một điều không thể
nào mà thành tựu được, nhưng mà đối với
người Phật tử chúng ta th́ đă thuần thục,
đă hiểu biết pháp, và nhất là chúng ta đă cảm
nhận được hạnh phúc thế gian là một ngă khác, hạnh phúc Niết Bàn là một
ngă khác, bây giờ người Phật tử chúng ta trong mỗi
trường hợp, mỗi hoàn cảnh trong đời sống
hàng ngày mà chúng ta gặp phải
phiền lụy, những sự sầu muộn th́ lúc
đó chúng ta lại có sự so sánh và chúng ta cảm nhận
được giá như chúng ta giải thoát được cái thân sanh tử
này th́ như vậy sẽ không có bị phiền lụy,
không có sầu muộn, ngay khi chúng ta khởi lên tư tưởng
đó tức là chúng ta đă hướng đến mục
tiêu tối thượng trong việc tu tập rồi
đó.
Thưa quí vị, khi mà chúng ta
biết được hành trạng của một vị
ALaHán, là vị đă đạt đến cảnh giới
bất tử, nơi mà vị đó đến đi không
có sự sầu muộn, chúng ta biết được hành
trạng của vị này là những bậc bất hại,
là những bậc hoàn toàn thúc liễm thân tâm, bây giờ
chúng ta sẽ học hỏi theo cách đó, chúng ta cần phải
hiểu rằng ở đây thái độ bất hại
là thái độ của bậc hiền trí, tiêu biểu là vị
A La Hán, nhưng mà kẻ phàm phu chúng ta th́ chúng ta có thể thực
hành được những pháp này, chúng ta phải tập dần
dần, và ở đây khi mà chúng ta tu tập về tâm bi, tức
là chúng ta thường xuyên an trú ở trạng thái tâm không
năo hại, không làm khổ ḿnh và không làm khổ người
khác, th́ dần dần chúng ta sẽ đạt đến
thái độ bất hại, đạt đến một
cái hạnh bất hại.
Ở đây
thưa quí vị, thế nào là không hại ḿnh, thế nào là
không hại người.
Khi mà chúng ta đi vào con đường trung đạo,
không thái qúa, không bất cập, không lợi dưỡng, cũng
không khổ hạnh th́ đó là chúng ta đă đi vào con
đường gọi là bất hại đối với
bản thân, c̣n đối với sự bất hại
đối với chúng sanh có nghĩa là chúng ta không có sự
thù hận, không có sự oan trái, không có sự nổi giận,
để rồi t́m mưu này kế nọ mà sát phạt
chúng sanh, như vậy đó có nghĩa là chúng ta đă có
thái độ bất hại đối với chúng sanh.
Ở đây thưa quí vị,
có những người trong đời này tự làm khổ
ḿnh, chuyên tâm làm khổ ḿnh, thái độ đó, hạng
người đó không phải là tốt, có hạng người
trong đời này không làm khổ ḿnh nhưng mà chuyên tâm làm
khổ người khác, đó là thái độ cũng không
tốt, th́ cả hai hạng người này nếu không làm
hại cho ḿnh th́ cũng làm hại cho người khác, không
làm khổ ḿnh th́ cũng làm khổ cho người khác.
Hạng người thứ
ba vừa tự làm khổ ḿnh, vừa tự làm khổ
người khác có hạng người như vậy, tức
là tự bản thân của họ sống một cách buông
lung cẩu thả và sống theo đường lối cực
đoan, sống một cách khe khắc, hành xác và tự họ
chuốt lấy sự khổ đau, và đồng thời
thân nghiệp, khẩu nghiệp, thân hành của họ cũng
luôn luôn xúc phạm đến chúng sanh khác, làm cho chúng sanh
khác phải chịu nhiều sự khổ đau v́ cái sự
xuất hiện của họ, đối với hạng
người này Đức Phật Ngài quở trách nhiều
nhất, người đó xuất hiện ở đời
cũng giống như một tai họa của Chư Thiên
và chúng sanh, sự xuất hiện của họ là một
thảm hoạ cho tất cả mọi người th́
như vậy hạng người đó là hạng người
xấu nhất, hạ liệt nhất và đối với
tinh thần của người Phật tử th́ chúng ta
không nên làm như vậy.
C̣n hạng người thứ
tư là không làm khổ ḿnh và cũng không làm khổ người
khác, đó mới thật sự là người đạt
đến trạng thái bất hại, Đức Phật
cũng như Chư Vị A La Hán, cũng như Chư Phật
Độc Giác là những hạng người đó, đối
với các Ngài không làm khổ ḿnh và cũng không làm khổ
người khác th́ chúng ta theo gương đó để
chúng ta tu tập trong đời sống hàng ngày của chúng
ta, chúng ta không làm khổ cho ai cả, nhưng mà chính bản
thân ḿnh th́ ḿnh cũng đừng làm khổ cho chính ḿnh, tội
ǵ mà chúng ta hành hạ chính ḿnh, khi mà chúng ta hành hạ chính
ḿnh để làm vừa ḷng người khác điều
đó chúng ta cũng không hoá giải được cái ǵ cả
, chúng ta không tiếp độ ǵ cả, chúng ta không thể
làm cho chúng sanh khác xúc động mà quay trở về điều
thiện đâu, do đó cho nên nếu chúng ta v́ tâm bi mà chúng
ta nhắc nhở, chúng ta khuyến khích họ làm những
điều lành điều thiện, chúng sanh khác không nghe
th́ thôi, nhưng mà bản thân chúng ta th́ cứ an trú trong thiện
pháp, hăy t́m sự an lạc tinh thần cho chính bản thân
ḿnh bằng cách là chúng ta phải sáng xuốt lựa trọn
cái con đường, và con đường đó là không
thái quá, không bất cập, luôn luôn chúng ta chú ư như vậy.
Và ở đây thưa quí vị,
khi mà người Phật tử chúng ta sống theo cách của hạng người không tự
làm khổ ḿnh, không làm khổ người khác đó là chúng
ta đă đạt tới tinh thần bất hại, và ư
nghĩa này chúng ta cần phải ghi nhớ để mà
chúng ta tu tập. Một ư nghĩa
thứ hai nữa mà chúng tôi muốn tŕnh bày ở đây,
đó là trong bài kệ này đă dạy cho chúng ta về thái
độ, cái hành trạng của vị ALaHán, thân tâm của
cái Ngài hoàn toàn thúc liễm, nghĩa là không thể có cơ hội
để cho phiền năo nó sanh khởi, bởi v́ phiền
năo đă được dập tắt vào tận gốc rễ. Nhưng kẻ phàm
phu của chúng ta th́ phiền năo chưa được dập,
chưa được bứng gốc rễ, nó vẫn c̣n
phát triển, nó vẫn c̣n sanh khởi, phiền năo đối
với kẻ phàm phu chúng ta nó sanh khởi, có những
trường hợp trong dạng ngủ ngầm, có trường
hợp nó sanh khởi trong dạng bộc phát.
Th́ ở đây khi mà chúng ta tu
tập, chúng ta cần phải pḥng hộ, cần phải
thúc liễm thân và tâm, bằng cách là chúng ta luôn luôn có sự
kiểm soát, luôn luôn chúng ta có chánh niệm, khi mắt thấy
sắc, khi tai nghe tiếng, khi mũi ngửi mùi, khi lưỡi
nếm vị, khi thân xúc chạm và khi ư suy tư, lúc bấy
giờ chúng ta cần phải kiểm soát, cần phải tự
chủ và cần phải biết rơ là khi gặp cảnh sắc,
cảnh thinh tâm khởi lên là loại tâm ǵ chúng ta cần phải
biết rơ như vậy, chúng ta nh́n cảnh sắc, chúng ta
không nắm tính chung, không nắm tính riêng, chúng ta không phân biệt
cái này đẹp, cái này xấu, cái này không đáng ưa
thích, cái này là khả ái, khả
ối, bất khả ư, chúng ta không cần phải chấp
tướng chung tướng riêng như vậy.
Khi nghe chỉ biết là nghe,
khi ngửi chỉ biết là ngửi, khi nếm chỉ biết
là nếm v.v... một hành giả tu tập thiền quán cần
phải chú ư điểm đó và khi mà chúng ta tu tập
thường xuyên như vậy, làm cho thuần thục
như vậy, th́ sau đó chúng ta đă quen đi cái sự
chế ngự đối với tham và ưu, chúng ta quen
đi với sự thúc liễm với thân và tâm , chúng ta
quen đi với sự thu thúc nhăn căn và nhĩ căn, tỉ
căn, thiệt căn và thân căn, và chỉ có mức
độ tu tập này đây là con đường trung
đạo mà trong tương lai hoặc là ngay trong hiện
tại, chúng ta có thể thành tựu được cứu
cánh giải thoát, sự tu tập của chúng ta là như vậy
thưa quí vị.
Khi chúng ta đọc qua một
câu Phật ngôn nào, trong những câu Phật ngôn đó chúng ta
cần phải hiểu nghĩa lư một cách sâu sắc, và
khi đă hiểu được ư nghĩa đó chúng ta cần
phải có một cái yếu lư mà chúng ta tu tập trong đời
sống hàng ngày chúng ta bây giờ giống như là những
sinh viên, những người học tṛ c̣n đang trong thời
gian học tập, những cái ǵ hay, những cái ǵ đẹp,
những cái ǵ bổ ích th́ chúng ta cần phải được
thu thập, chúng ta cần thu thập càng nhiều càng tốt,
chúng ta đọc qua những bài kệ Pháp Cú, chúng ta đừng
nghĩ rằng khi mà chúng ta đọc những bài kệ mà
Đức Phật Ngài khuyên dạy tu tập th́ chúng ta thấy
đó là cần tu tập, nhưng mà những bài kệ
đại loại như thế này, hoặc những bài kệ
về sau này chúng ta sẽ học đến, những bài kệ
mà Đức Phật Ngài mô tạng thái độ của một
bậc ALaHán, một bậc đă giải thoát, lúc bấy
giờ chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta sẽ không
thu thập được cái ǵ tinh hoa trong cái việc tu tập,
nếu phân tích cho kỹ, th́ chúng ta sẽ thấy dụng ư
Đức Thế Tôn thuyết lên bài kệ đó là để
Ngài tŕnh bày pháp môn đó, chúng ta nên có niềm tin, có sự
hoan hỷ với trí tuệ phân tách và tu tập th́ chắc
chắn là chúng ta sẽ thành tựu sự an lạc, và hy vọng
rằng với tất cả chúng ta đây, với tất
cả sự nhiệt tâm chuyên cần, với sự tu tập
như vậy, trong đời sống hàng ngày, không làm hại,
không làm khổ ḿnh, không làm khổ người, không hại
ḿnh, không hại người, với cái sự tu tập nhiệt
tâm để thúc liễm thân và tâm như vậy, hy vọng
trong tương lai chúng ta sẽ thành tựu được
pháp bất tử, chúng ta sẽ chấm dứt sự phiền
muộn trong cuộc sống này.
Quả thật đối với
đời sống có nhiều phiền lụy, chúng ta cần
phải loại bỏ, cần phải tránh xa, cần phải
viễn ly cái cuộc sống này, đó là một điều
rất tốt, bây giờ chúng ta không thể nào chúng ta ngồi
lại đề chúng ta vui, Đức Phật đă dạy
" Vui cười thích thú lẽ nào, khi đời măi bị
phủ bao lửa hồng, trong đêm tối có hay không, sao
chưa t́m ánh sáng hồng thoát ly." Chúng ta đang bị bao trùm bởi
ngọn lửa sanh già bệnh chết tham sân si, chúng ta
đang sống trong bóng tối vô minh, chúng ta không thể vui
cười được, chúng ta không thể hoan hỷ
được, mà chúng ta cần phải t́m ánh sáng trí tuệ
đạt đến cứu cánh giải thoát và người
Phật tử chúng ta mặc dù như thế, nhưng không
có nghĩa là chúng ta bi quan, mà chúng ta luôn luôn phải nh́n cuộc
đời bằng ánh mắt thực tiễn, chúng ta biết
nhận định, cũng như trong trường hợp
này cũng vậy, chúng ta cần phải hiểu được
cuộc đời là phiền lụy như thế nào, là sầu
muộn như thế nào, có thân đây phải chịu sự
bệnh, sự già ,sự chết, đó là sự phiền
lụy sầu muộn, mà muốn đạt được
như vậy là chúng ta phải đạt được
trạng thái bất tử th́ đích đến không sầu,
chúng ta phải biết rơ như vậy cho nên ở đây
chúng tôi xin được mạn phép tŕnh bày ư nghĩa của
bài kệ số 225 như vậy,và bây giờ chúng tôi xin tạm
kết thúc bài giảng hôm nay tại đây, kính chúc Chư
Tôn Đức được mọi sự an lạc, kính
chúc quí vị Phật tử được nhiều sự
an vui tiến hoá. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên soạn