A
Tỳ Đàm, Bài 18 Ngày 14 tháng 1
năm 2005
Minh Hạnh chuyển biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
A
Tỳ Đàm bài 18.1-
Diễn
Tri`nh Của Tâm Thức (Cittavi`thi)
Định nghĩa thuật ngữ cittav́thi hay diễn tŕnh tâm
Một sát na tâm (cittakhana) hay đơn vị danh pháp
Những tŕnh tự hay chập tư tưởng
Tiềm thức và biến thức
18.1:
Vài khái niệm quan trọng
TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con
xin đảnh lễ Sư Trưởng, đảnh lễ
TT Trí Siêu cùng Chư Tôn Đức có mặt trong rơom, thân
chào tất cả qúi Phật tử. Kính bạch qúi Ngài và
qúi vị hôm nay là lớp A Ty` Đàm của ngày thứ Sáu,
và thứ Bảy, chúng ta có hai ngày trong tuần. Chúng ta lại đi qua một phần
mới của lớp học A Ty` Đàm, đây là một
chương rất tế nhị.
Có thể nói rằng trong tất cả bộ luận
Phật giáo đều chia sẻ với nhau ít nhiều một
số các khái niệm, một số các giáo thuyết,
nhưng riêng về diễn tri`nh của tâm thức thi` chỉ
có trong A Ty` Đàm Pali mới đi vào những chi tiết
sâu kín như vậy, và chúng ta không ti`m thấy phần này ở
bất cứ một bộ luận nào khác.
Kính bạch Chư
Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, ngày hôm nay chúng ta
sẽ học về một khái niệm liên quan đến
diễn tri`nh của tâm thức, ngày mai chúng ta sẽ đào
sâu vào một số các chi tiết mang tánh cách phân loại,
ví dụ như về thọ, về nhân, về phần
hành, về căn môn, về cảnh, về căn của
các tâm thức, những phần
đó như một sự chuẩn bị cần thiết
để chúng ta đi vào phần học lộ tâm.
Chúng tôi xin được
dẫn nhập bài học liên quan đến diễn tri`nh của
tâm thức. Theo trong đạo
Phật thi` cuộc sống của chúng ta là một gio`ng tiếp
nối liên tục của hiện tượng mà đạo
Phật gọi là danh pháp, hiện tượng sắc
pháp. Sắc pháp co`n thuộc về
vật chất, thí dụ như thân thể của chúng ta,
và danh pháp thuộc về tâm, cái chúng ta gọi là con người
thật ra nó là sự kết cấu của những sanh diệt
liên tục của danh pháp và sắc pháp. Trong đạo Phật gọi cả
hai thế giới dù là hiện tượng vật ly' hay
tâm ly', đều là sự có mặt của những
đơn vị cực vi, những đơn vị này
chúng ta gọi là một sát na.
Sát na chúng ta có thể tạm gọi là một phân tử
hay một đơn vị.
Trong đơn vị gọi là sát na đó, nó là cực
nhỏ cực ngắn tồn tại trong một thời
gian, mà Ngài Tịnh Sự thường gọi một khảy
móng tay tâm sanh diệt triệu triệu cái, tức là trong một
tích tắc có hàng triệu sát na sanh diệt nối liền
với nhau.
Phải nói rằng
khi đề cập đến điểm này chúng ta mới
cảm nhận được một sự ky` lạ, là
những gi` nhân loại
được biết về thế giới vật
chất, ví dụ chúng ta nói về các phân tử, có thể
nói rằng ba, bốn thế kỷ trở lại đây,
khi ánh sáng của toán học và sự hiểu biết nhiều
hơn về vật chất, mới cho chúng ta biết rằng
vật chất vốn tồn tại là do kết cấu của
phân tử, những phân tử đó chúng ta không thể thấy
bằng con mắt thường và chúng ta cũng không thể
đo được, chúng ta chỉ biết nó ở trên ly'
thuyết mà thôi, đó là một phân tử cực vi, như
là nguyên tử chẳng hạn, của vật chất. Riêng về tâm thức thi` đạo
Phật đă nói đến hiện tượng những
sát na như vậy nó tồn tại trong thời gian hết
sức ngắn ngủi. Chúng ta nói chẻ sợi tóc làm
tư, làm tám, làm 16 v.v.....
Nhưng điều đó nó không thể nói được
cái gi` liên quan đến cái nhỏ, cái vi tế của sát
na tâm, và với một lần ở trong sự hiện hữu
của chúng ta thi` chỉ có một sát na tâm tồn tại,
và nhiều sát na sanh diệt tiếp nối lẫn nhau
như vậy nói lên một sự hiện hữu về tâm
thức của con người, nhưng những sát na này
không sanh khởi trong điều kiện bi`nh thường,
nó sanh khởi trong một tri`nh tự nhất định,
những ti`nh tự này được A Ty` Đàm đặc
biệt là tạo nên một bộ phận học hết
sức quan trọng.
Hôm nay chúng ta sẽ đi vào một số khái niệm về từ vựng của diễn tri`nh tâm thức, nhưng ngày mai chúng ta sẽ trở lại với phần dự bị, phần dự bị được đặt vào trong chương ba của bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận. Mở đầu chúng tôi có đề cập đến rằng đây là những khái niệm rất xa lạ với ngành Phật học Việt Nam và Trung Hoa, không có bộ luận nào trong Phật Giáo Bắc Truyền đi vào lănh vực này, nên những nhà dịch thuật tiên phong của Phật Giáo Việt Nam về A Ty` Đàm là Ngài Tịnh Sự và HT. Minh Châu, bác Phạm Kim Khánh. Đặc biệt là HT Tịnh Sự, Ngài đă chế tác rất nhiều những danh từ này, và phải nhận rằng riêng về những từ ngữ này có thể nói rằng mỗi một giai đoạn, mỗi thế hệ được hiểu một cách khác đi. Chúng tôi lấy ví dụ đây là một chương trước kia chúng ta thường dùng chữ lộ tri`nh tâm, thi` sau nhiều năm dạy A Ty` Đàm chúng tôi thấy một số Phật tử khi nói đến lộ tri`nh tâm, các vị nghĩ rằng chữ lộ tri`nh tâm có nghĩa là một con đường tâm thức đi qua. Giống như chúng ta muốn đi đâu đó phải đi theo lộ tri`nh này, đi theo lộ tri`nh kia và như vậy chiếc xe và hành khách nó có khác với con đường, con đường là vật thể khách quan của vật thể chiếc xe và hành khách đi qua. Thi` ở đây không có nghĩa như vậy, chữ lộ tri`nh tâm ở đây chúng tôi tạm dịch là diễn tri`nh của tâm thức, tức là một hướng, một sự tồn tại có trật tự, có thứ lớp và theo một cách riêng biệt của từng thứ tâm một.
Chúng ta cũng có được dịp trở lại với những khái niệm như một sát na tâm được hiểu như thế nào, một chập tư tưởng chúng tôi sẽ nói tại đây chữ tư tưởng mà chúng ta nói hằng ngày khi đưa vào A Ty` Đàm nói không có nghĩa. Trong A Ty` Đàm không dùng chữ tư tưởng như là tâm thức, tư tưởng trong A Ty` Đàm thi` chữ tư nghĩa riêng, chữ tưởng nghĩa riêng, và nếu nói phương diện A Ty` Đàm chữ tư tưởng nói chung nghe rất ky` quặt. Do đó chúng ta dùng một chuỗi tâm thức, chúng tôi gọi là một tri`nh tự, ví dụ như tri`nh tự của tâm diễn ra qua ngũ môn hay qua y' môn, qua những giây phút cận tử chẳng hạn thi` nó có tri`nh tự riêng biệt. HT Minh Châu, Ngài Tịnh Sự, nhất là Ngài Tịnh Sự đều dùng chữ lộ tâm để chỉ cho chập tư tưởng này.
Rồi cũng có một số khái niệm liên quan đến tâm hộ kiếp hữu phần là một trạng thái tâm vốn là phần ẩn khuất sâu kín, nó khởi đầu kiếp sống, nó duy tri` kiếp sống và nó chấm dứt kiếp sống. Nhưng rồi nó lại đóng những vai tro` ảnh hưởng rất nhiều ở trong sự liên tục của đời sống khi không có các cảnh mới hiện vào. Ngày xưa Chư Tôn Đức trong đó có cả Sư Trưởng hay dùng chữ gọi là tâm chủ quan, tâm khách quan để chỉ cho tâm hộ kiếp và những tâm không phải hộ kiếp. Nhưng về sau này chúng tôi có rất nhiều vấn đề liên quan đến sự sử dụng từ vựng này, do vậy chúng tôi không gọi là tâm chủ quan hoặc khách quan, mà chúng tôi gọi là tiềm thức và biến thức.
Tiềm thức là trạng thái tâm ẩn tàng liên tục, biến thức được xem như một trạng thái tâm sanh khởi để đón nhận cảnh mới, và những chữ này là những chữ rất tạm. Thời gian qua những vị giảng sư và những thế hệ về sau này đều phải cố gắng để ti`m những danh từ mà nó gần hơn, cái công việc này chúng tôi tin rằng cần. Ngay trong tôn y' của HT Tịnh Sự, khi chúng tôi ở với Ngài, thi` theo thời gian Ngài cũng thay đổi rất nhiều, ví dụ như tâm thực, đầu tiên Ngài gọi là tâm thực, sau Ngài gọi là tâm đổng tốc rồi đổng lực v.v...
Ngài cũng sử dụng nhiều chữ, nhiều từ để dịch một chữ, và là một người hậu học với tất cả lo`ng tôn kính cũng như trang trọng với công tri`nh của Ngài, chúng tôi nghĩ rằng cái tinh thần của Ngài là cái mà chúng ta cần phải học, tinh thần đó là luôn luôn ti`m mọi cách để làm thế nào tri`nh diện những danh từ rất chuẩn, có khả năng chuyên chở được nền tư tưởng Phật học chứ không phải là chấp cứng một từ ngữ nào đó. Do vậy, mặc dầu có những danh từ mới, nhưng chúng tôi không thấy đó là một sự mạo phạm với một bậc Thầy, với một bậc tiền bối, mà ở đó chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang sống ở trong cái tâm tư, trong tâm nguyện của Ngài là làm thế nào để khai triển, và ti`m một sức sống, sức sống nghĩa là thích hợp có thể ứng dụng với mọi thời, mọi lúc.
Và tất nhiên là trên phương diện này TT Trí Siêu có lẽ cũng có y' kiến, nhưng quan trọng nhất là Sư Trưởng, bởi vi` tất cả qúi vị đều biết rằng trong số các đệ tử của Ngài, Sư Truởng là đệ tử trưởng tràng và là người mang nặng trọng trách để duy tri` sự nghiệp giảng dạy A Ty` Đàm, để quảng bá A Ty` Đàm, mà Ngài Tịnh Sự để lại. Do vậy phải nói rằng trong diễn dịch mà tất cả chúng ta có cơ duyên ngồi lại với nhau trong một đạo tràng như rơom Diệu Pháp ở đây, để thảo luận, để chia sẻ và để cân nhắc về những từ ngữ, những nghĩa ly' và bài học của A Ty` Đàm thi` phải nói rằng đối với cá nhân của chúng tôi đó là cả một thắng duyên hết sức thù diệu