A Tỳ Đàm, Bài 17 Ngày 7 tháng 1 năm 2005


Minh Hạnh chuyển biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

A Tỳ Đàm bài 17.7-

Sự Phối Hợp Giữa Tâm và Các Thuộc Tánh

A Tâm và thuộc tánh tâm

Tâm thức, như đă nói, không phải là một cá thể đơn thuần mà là một đơn vị tổng hợp. Một tâm thức sanh khởi lên chắc chắn phải có những thành phần phụ thuộc.

Những thành phần phụ thuộc này được gọi là thuộc tánh tâm (Cetasika). Tất cả tâm khi khởi lên đều chỉ có một nhiệm vụ là "biết cảnh", nhưng được phân chia làm nhiều loại v́ chúng có những đặc tính khác biệt nhau. Đặc tính khác biệt ấy là do Sở Hữu Tâm" gây nên, như cũng đồng biết cảnh mà sự biết cảnh nầy có đặc tánh ham muốn, sự biết cảnh kia có đặc tánh khó chịu. Như vậy, để nhận rơ và phân định từng trạng thái của các thứ tâm cũng như những điểm dị đồng của các loại tâm thức chúng ta cần phải biết rơ về những thuộc tánh phối hợp tương ưng đồng sanh với tâm.

B) Thuộc TánhTâm và tâm

17.7 Thuộc Tánh Bất Thiện

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính đảnh lễ Sư Trưởng và Chư Tôn Đức, kính thưa qúi Phật tử. Hôm nay chúng ta học về thuộc tánh bất thiện, khi chúng ta nói đến thuộc tánh bất thiện phối hợp với tâm thi` đây là đề tài khá thú vị, và nó được xem như một bản đồ để giúp cho chúng ta chuyên nghiệm về những tâm sanh khởi có những thuộc tánh đi kèm, nó biểu hiện ra trong đời sống hàng ngày của chúng ta.  Và để sự nhận thức về tâm sanh có những trạng thái như thế nào, nhận thức một cách chính xác thi` chúng ta phải học rơ ràng về các thuộc tánh bất thiện nó phối hợp với tâm, với tâm bất thiện.

Ở đây thưa qúi vị trước nhất chúng ta cũng phải lưu y' là tâm phân ra có bốn loại: loại tâm bất thiện, loại tâm thiện, loại tâm quả và loại tâm tố. Ở đây thuộc tánh bất thiện luôn luôn chỉ đi với loại tâm bất thiện mà thôi, co`n ba loại tâm kia thi` thuộc tánh bất thiện không thể nào đồng sanh và tương ưng được, một cách tổng quát thi` chúng ta phải nói như vậy để chúng ta có thể giới hạn và chúng ta hiểu được, không có cảm thấy rối khi chúng ta phải nhớ từng chi tiết. Đă có một lần khi chúng tôi tri`nh bày về các tâm sở, chúng tôi cũng lưu y' với qúi vị là dầu tâm sở tợ tha, hay tâm sở bất thiện, chúng ta cũng nên hiểu rằng mỗi một phần tâm sở đó nó gồm có tâm sở biến hành và tâm sở biệt cảnh. Như đối với tợ tha thi` có tợ tha biến hành, tức là biến hành tất cả tâm, và tâm sở tợ tha biệt cảnh nó phối hợp rải rác trong các thứ tâm. Nói về tâm sở bất thiện thi` cũng có trường hợp bất thiện biến hành và bất thiện biệt cảnh. Bất thiện biến hành ở đây tức là những thuộc tánh bất thiện mà nhất định phải hợp trong tất cả các tâm bất thiện không thể thiếu.

Co`n gọi bất thiện biệt cảnh thi` bắt đầu kể từ tham phần, sân phần, cho đến hôn phần và hoài nghi thi` được xem như là bất thiện biệt cảnh, bởi vi` nó tùy thuộc vào trạng thái sanh khởi, nó chỉ tương ưng phối hợp với một số tâm bất thiện nào đó, chớ không phải cùng khắp. Cũng vậy đối với tâm sở tịnh hảo thi` nó cũng có hai loại, tức là một loại tịnh hảo biến hành và một loại tịnh hảo biệt cảnh. Tịnh hảo biến hành gồm 19 thuộc tánh mà nó luôn luôn phải phối hợp trong 91 tâm tịnh hảo không thể thiếu, nhất định như vậy. Co`n đối với 6 tâm sở tịnh hảo ngoài ra thi` nó thuộc về biệt cảnh, vi` rải rác trong các tâm tịnh hảo, chớ không phải tương ưng một cách đầy đủ tất cả những tâm tịnh hảo.  Như vậy đối với tâm sở bất thiện hay thuộc tánh bất thiện chúng ta học trong ngày hôm nay, chúng ta cũng học theo cách này để chúng ta có thể hiểu được về những thuộc tánh phối hợp với tâm bất thiện.

Trước hết chúng ta nói đến thuộc tánh si phần, thuộc tánh si phần này nó là bất thiện biến hành Kusalasa`dha`ran.a` Vi` rằng si, vô tàm, vô qúi, phóng dật, bốn thuộc tánh này luôn luôn đi chung với nhau, không rời nhau và nhất định là phối hợp trong 12 tâm bất thiện, không có thứ tâm bất thiện nào lại có thể thiếu si, hay vô tàm, vô qúi, phóng dật. Về y' nghĩa này chúng ta đă từng được nghe giảng giải trong các bài học trước, bởi vi` tâm bất thiện bao giờ cũng biết cảnh bằng mọi cách ám muội, thiếu sáng suốt do đó cho nên nó không thể nào vắng mặt si.  Tâm tham cũng phải có mặt si, tâm sân cũng phải có si, mà tâm si hoài nghi, si phóng dật đều cũng phải có thuộc tánh si .

 

Co`n vô tàm vô qúi là một trạng thái không hổ thẹn tội lỗi, trạng thái không ghê sợ tội lỗi. Hai thuộc tánh vô tàm vô qúi này nó được xem như  bất thiện biến hành khi nói phối hợp với tâm bất thiện thi` nó nhất định phải có và có mặt trong cùng khắp, ly’ do tại sao? Tâm bất thiện là một trạng thái tâm tội lỗi, một trạng thái tâm quả xấu trong tương lai, mà vô tàm vô qúy nếu như chúng ta nói một cách bi`nh thường trong cuộc sống của chúng ta, thi` có một vài trường hợp chúng ta nhận xét rằng người đó không tàm không qúy.  Nhưng có những trường hợp chúng ta lại không nhận thức được trạng thái tâm đó vẫn có vô tàm, vô qúy.  Thí dụ như trường hợp chúng ta thấy một người làm những việc sằng bậy, họ đầu trộm đuôi cướp hay họ có những hành động, mà chúng ta thấy rằng đó là hạng người xấu xa trong xă hội, thi` chúng ta mới cho rằng người đó là người vô tàm vô qúy.  Co`n những trường hợp bi`nh thường thí dụ như khi chúng ta đang thưởng thức một món ăn ngon, thi` món ăn ngon đó do chính mi`nh bỏ tiền ra mua đem về nấu làm nên món ăn, thi` khi mi`nh tham đắm món ăn đó, mi`nh ăn những món ăn hợp khẩu vị, khoái khẩu như vậy thi` đ ó không phải  là con người vô tàm vô qúi. 

 

Một người làm việc cật lực để có tiền xây dựng một ngôi nhà, hay mua sắm một bộ  y phục đẹp hợp thời trang, họ say sưa với sự thành công rực rỡ của họ, thi` chúng ta nhi`n vào và có sự ngưỡng mộ nói rằng người này trí thú làm ăn, người này có tài v.v… Nhưng người ta không thấy rằng trong cái thành công của họ có sự kiêu mạn, họ có sự san tham nói chung, người ta không nhận xét đó là trạng thái vô tàm vô qúi có mặt  v.v…. Nhưng ở đây tính chất của thuộc tánh vô tàm vô qúi không phải nó nằm trong y’ nghĩa là một con người vô liêm sỉ, không phải nằm trong y’ nghĩa đó thôi, y’ nghĩa đó là một sự nhận xét theo cách thường thức, co`n khi  chúng ta nói đến thuộc tánh của tâm, trong trường hợp này nó như một chất dễ nhiễm làm cho tâm trở nên ô nhiễm khi biết cảnh, thi` tánh chất đó là tánh chất chúng ta gọi là Ahirika Vô tàm, Anottappa vô qúi, bao giờ cũng như thế.  Cho nên khi chúng ta học về A Ty` Đàm thi` những thuộc tánh hay những danh từ để chỉ cho…28.0… thi` những danh từ này chúng ta cần phải minh định y’ nghĩa theo hai cách: là y’ nghĩa của thực tính pháp và y’ nghĩa của pháp thường thức. Như vậy thi` chúng ta không có sự nhầm lẫn, và sẽ không khó chịu khi nghe tri`nh bày thấy trái tai chút. 

 

Và ở đây cũng như thế đối với sự phóng dật, chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ khi tâm của chúng ta hay mơ mộng, quên trước quên sau không tập trú vào công việc ngay trong hiện tại, chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ có nghĩ đến như vậy mới gọi là có phóng dật, mà những trường hợp khác không có phóng dật, không phải vậy. Thuộc tánh Uddhacca: phóng dật nó làm cho tâm bốc đồng, nó làm cho tâm bị lao chao bị tán loạn, thi` đối với tâm bất thiện nói chung, bao giờ cũng vậy, luôn luôn nhi`n cảnh, biết cảnh bằng trạng thái phân tán, chớ không an trụ,  cho nên thuộc tánh tâm bất thiện bao giờ cũng có thuộc tánh đ ược kể như vậy.

 

Nói chung là si vô tàm, vô qúy, phóng dật, được xem như bốn thuộc tánh bất thiện biến hành, vi` có mặt trong cùng khắp 12 tâm bất thiện.  Bây giờ chúng ta nói đến thuộc tánh tham, những thuộc tánh tham phần.  Tham phần ở đây gồm có ba, tức là tham tâm sở, tà kiến tâm sở và kiêu mạn tâm sở.  Trong ba tâm sở tham phần này, chúng ta cần phải giới hạn tâm tương ưng của nó, tức là ba tâm sở này nó chỉ phối hợp với 8 tâm tham mà thôi, nhưng trong thuộc tánh tham thi` có mặt trong đủ cả 8 tâm tham, riêng về thuộc tánh tà kiến thi` nó chỉ có mặt trong bốn tâm tham tương ưng tà hay là bốn tâm tham hợp tà mà thôi, và khi nào mà có tâm tham tương ưng tà kiến thi` lúc bấy giờ trong tâm tham tương ưng tà kiến đó không hề có mặt kiêu mạn tâm sở, bởi vi` hai cái này nó ở hai cảnh khác nhau, hai đối tượng khác nhau, hai chức năng khác nhau, và ngược lại kiêu mạn tâm sở nó chỉ có thể có mặt ở trong bốn tâm tham ly tà, hay tham bất tương ưng tà kiến, mà ở đây thi` tham hợp tà nhất định là có tà kiến, nhưng tham ly tà thi` không nhất định là phải có kiêu mạn, nhưng kiêu mạn tâm sở nếu có phối hợp thi` nó phối hợp với tâm tham ly tà, chúng ta chú y’ ở hai điểm này, bởi vi` tham ly tà tức là tham mà không có một tri kiến tà vạy xen lẫn vào trong đó. 

 

Tuy nhiên trường hợp có kiêu mạn và trường hợp không có kiêu mạn, chứ không phải có trường hợp nhất định ở đây, chỉ khi nào khởi lên một trạng thái tâm tham mà có những y’ nghĩ so đo, so sánh hay có sự kiêu hănh dương dương tự đắc thi` ngay trong lúc đó gọi tâm tham này có kiêu mạn phối hợp (Ma`na) co`n nếu như bi`nh thường thi` không có.  Thí dụ bây giờ khi chúng ta đang ngồi thưởng thức một món ăn thích hợp với khẩu vị của mi`nh, thi` lúc bấy giờ tâm tham sanh khởi và ngay trong lúc đang thưởng thức bữa ăn đó, chúng ta lại không có một tri kiến sai lệch nào xen lẫn mà chúng ta chỉ là sự đắm nhiễm với vị ngon của vật thực mà thôi. Không có tà kiến thi` gọi là ly tà, nhưng đồng thời trong lúc chúng ta ăn những món ăn đó, mặc dầu nó là tham ly tà, nhưng trong lúc ta đang thưởng thức món ăn như vậy thi` với thái độ tâm ly’ là ngon chỉ biết thưởng thức sự ngon đó thôi, chứ không có một sự kiêu mạn so sánh về khía cạnh nào khác, chỉ có trường hợp thí dụ như trong lúc chúng ta đang ăn ngon mặc đẹp, lúc bấy giờ chúng ta thoả thích với sự ăn ngon rồi mặc đẹp của mi`nh, rồi chúng ta khởi lên một sự tự hào rằng mi`nh có phước hơn kẻ khác, mi`nh hạnh phúc hơn kẻ khác, mi`nh may mắn hơn kẻ khác, chúng ta khởi lên sự tự hào như vậy thi` ngay trong lúc đó nó là tham ly tà có tương ưng với kiêu mạn, chỉ có những trường hợp đó thôi, nếu như trường hợp khác thi` không có. Một em bé thích ăn kẹo hay ăn bánh hoặc ăn trái cây, khi người lớn cho nó cái bánh hoặc một vài viên kẹo hoặc một vài trái cây nào đó, thi` nó khởi lên tâm ưa thích và với tâm tham ly tà sanh khởi, ngay trong lúc đó nó cũng không cần gi` phải có sự kiêu mạn, chúng ta cần phải phân tích rơ ràng như vậy.

 

Tâm sở sân phần hay thuộc tánh sân phần, thuộc tánh sân phần nó gồm có bốn thứ tức là sân tâm sở, tật tâm sở, lận tâm sở và hối tâm sở. Sân: Dosa là trạng thái bực bội khó chịu, trạng thái búc xúc, tật : Issa trạng thái đố kỵ ganh tỵ với sự thạnh lợi của người khác.  Co`n lận :Macchariya  ở đây tức là trạng thái bỏn xẻn chúng ta gọi là lận sắc hay keo kiết. Khi chúng ta nói đến vấn đề lận chúng ta đừng sài giống như từ gọi là biển lận, biển lận là khác, nó không dính dấp gi` đến nghĩa của lận ở trong sân phần macchariya,ở đây chữ lận Macchariya có nghĩa là sự bỏn xẻn, keo kiết. Co`n chữ biển lận có nghĩa là một sự tham mà có thủ đoạn trong đó, là không rơ ràng về vấn đề, thí dụ như tiền bạc, chúng ta lén lấy cắp một cách tinh vi thi` như vậy người ta gọi là có sự biển lận, thi` chữ lận này không có y’ nghĩa gi` dính dấp chữ lận ở trong bốn sân phần này hết, chúng ta cần phải lưu y’ như vậy.  Chúng tôi cũng có nghe một vài vị hơi bị nhầm lẫn trong vấn đề này cho nên sáng hôm nay cũng nên minh định lại y’ nghĩa này với qúi vị, sân, tật, lận.

 

Bây giờ nói đến hối. Hối là trạng thái tâm ray rứt, chữ hối ở đây Kukkucca chúng ta xài trong ba trường hợp, xài trong kinh tạng có nghĩa khác, trong luật tạng có nghĩa khác, mà trong Vi Diệu  tạng có nghĩa khác.  Thật ra nghĩa thi` cũng hơi giống, cũng là trạng thái ray rứt ăn năn, nhưng ở trong kinh tạng thi` một người làm việc gi` đó khi họ khởi lên sự áy náy, một sự hối hận về việc mi`nh đă làm để họ có hướng chừa cải trong tương lai, thi` như vậy người đó gọi là người có tâm hối, nhưng sự hối ở trong kinh tạng thi` lại được chấp nhận như một trạng thái tâm ly’ mà tiến bộ, bởi vi` có những người khi họ đi đến Đức Phật và họ bày tỏ sự hối hận của mi`nh về những việc ác mà họ đă làm, họ xin sám hối, lúc bấy giờ Đức Phật Ngài đă chấp nhận, và Ngài đă tuyên bố rằng một sự hối hận và phát lồ ra những điều lỗi lầm được xem như là sự tiến bộ trong pháp luật này cho nên Ngài chấp nhận cho sự sám hối của người đó.  Chúng ta đọc qua chỗ đó chúng ta thấy rơ ràng là ở trong kinh tạng khi chúng ta tu tập thi` tất nhiên chúng ta cần phải có một tâm hối đối với những sự việc mà chúng ta đă làm không được tốt đẹp, chúng ta phải biết hối cải, phải biết chừa bỏ trong tương lai.

 

Nhưng bây giờ chúng ta nói đến chữ hối trong tạng luật thi` chữ Kukkcca nó chỉ đơn thuần là trạng thái tâm hoang mang thôi, khi một vị ty` khưu làm việc gi` đó không biết chuyện đó đúng hay là sai với luật, vị này khởi lên tâm hoang mang cũng gọi là kukucca hay ở trong luật tạng chúng ta thường gặp những sự kiện thí dụ như một vị xuất gia sa di thọ đại giới, khi vị đó chưa đủ 20 tuổi, vị đó chỉ tro`m trèm 20 thôi, tính tuổi tây, tuổi ta, nhưng nếu tính cho kỹ thi` đă đủ rồi, kể luôn 9 tháng nằm trong bụng mẹ, nhưng vi` tính tuổi từ khi lọt lo`ng mẹ ra đời đến bây giờ là chưa đủ 20, co`n thiếu đâu vài tháng, bấy giờ các vị ty` khưu khác biết rơ tuổi của vị này cho nên mới phê bi`nh rằng vị đó không thành tựu đại giới, khiến cho vị ty` khưu này khởi lên trạng thái ray rứt, thi` sự ray rứt đó được dùng từ gọi là Kukkucca nữa.  Nhưng rơ ràng trong trường hợp này thi` không gọi là hối hận, bởi vi` chuyện vị đó thọ ty` khưu mà non ngày tháng không đủ 20 tuổi gọi là đă sai, đă không thành tựu bởi vi` Đức Phật Ngài đă chế định điều luật đó.  Thi` rơ ràng trong trường hợp này bất cứ một trạng thái tâm ray rứt nào, một sự hoang mang nào thuộc về tâm ly’ đối với sự việc đă xảy ra thi` theo trong luật tạng thi` cũng đều sài danh từ kukkucca, nhưng chữ kukkucca đó hoàn toàn không nằm trong nghĩa là hối hận để chừa cải, chúng ta phải hiểu chỗ đó.

 

Nhưng bây giờ chúng ta lại nói đến khía cạnh thứ ba của chữ hối, chữ Kukkucca sài trong A Ty` Đàm là chắc chắn chữ hối ở đây, hối này là một trạng thái tâm nóng bứt, một trạng thái tâm khó chịu, bởi vi` sự ray rứt cũng là trạng thái tâm khó chịu, hay trạng thái tâm hối hận sự kiện đă qua cũng là một trạng thái tâm khó chịu đều nằm trong tánh chất của sân phần cả.  Bởi vậy khi chúng ta nói đến chữ Kukkucca bây giờ đối với sân phần thi` sân tâm sở luôn luôn có mặt trong hai tâm sân, hễ tâm sân sanh khởi thi` bao giờ cũng tương ưng với thuộc tánh sân, hay có thuộc tánh sân phối hợp, chắc chắn là như vậy.  Nhưng riêng về lận, tật và hối, ba tâm sở này chúng ta cần phải lưu y’, một là ba tâm sở đó hợp với tâm sân một cách bất định, nghĩa là không phải lúc nào tâm sân sanh khởi là có hối, chỉ lúc nào chúng ta khởi lên trạng thái bực bội vi` ganh tỵ thi` lúc đó mới gọi là sân có tật phối hợp, lúc nào chúng ta bực bội vi` tâm chấp thủ bỏn xẻn về tài sản không muốn chia sẻ cho người khác thi` như vậy gọi là tâm sân có tật phối hợp, và khi nào khởi lên một trạng thái tâm nóng bức khó chịu bởi vi` một sự ăn năn, sự ray rứt cho sự việc đă qua thi` như vậy mới gọi là tâm sân có hối phối hợp.  Co`n ngoài ba trường hợp này thi` tâm sân bi`nh thường sanh khởi không có hối, không cần phải có mặt hối phối hợp hay tật hay lận, bởi vậy mới nói rằng ba sở hữu này nó thuộc về bất định.

 

Khi chúng ta bị nhứt đầu hay bị nhứt răng hay đau bụng, ngay trong lúc đó tâm của chúng ta bực bội khó chịu, trạng thái khó chịu này là một trạng thái theo A Ty` Đàm cũng được kể như là trạng thái tâm sân. Nhưng sân lúc bấy giờ chỉ đơn thuần là thuộc tánh sân phối hợp với tâm sân mà thôi, chớ không có tật, không có lận, không có hối, bởi vi` lúc chúng ta khó chịu vi` nhứt đầu, chúng ta không phải vi` ganh tỵ, không phải vi` do nguyên nhân bỏn xẻn hay vi` nguyên nhân ăn năn ray rứt hối hận gi` cả, mà chỉ là trạng thái tâm bất an thôi.  Rồi một khía cạnh thứ hai nữa là đối với tật, lận, hối nó đi riêng, không bao giờ đi chung với nhau được, khi nào có mặt tật thi` không có lận, không có hối.

 

Bây giờ chúng ta tiếp tục nói đến vấn đề này, là đối với tâm sân chúng ta lại nói đến hôn phần, hôn phần ở đây có hai tức là hôn trầm và thụy miên. Hôn trầm tức là trạng thái uể oải, chúng tôi nói uể oải ở đây không phải là thân uể oải mà là tâm uể oải, một trạng thái tâm dă dượi, hay trạng thái tâm mệt mỏi.  Co`n chữ thụy miên Middha là trạng thái buồn ngủ, chúng ta lưu y’ ở hai chữ thi`na là trạng thái uể oải của tâm, trạng thái tâm uể oải, chữ middha là trạng thái buồn ngủ, hai trạng thái này chúng ta cần phải hiểu rơ một chút là có đôi lúc tâm của chúng ta trụ trữ, chần chờ, chúng ta không hứng thú hay chúng ta hơi mệt mỏi uể oải thi` lúc đó không phải lúc là chúng ta buồn ngủ mà nó chỉ là trạng thái tâm biếng nhác mà thôi.  Co`n đối với trạng thái buồn ngủ middha. đó là trạng thái  gần với trạng thái đi vào ti`nh trạng gọi là ngủ,  bởi vậy khi chúng ta hiểu rơ hai trạng thái này thi` chúng ta mới nhận thức một cách rơ ràng về vấn đề ngủ của kẻ phàm phu và trạng thái ngủ nghỉ của bậc thánh A La Hán.

 

Nếu nói về trạng thái ngủ gọi là supati hay sayati  Thưa qúi vị nó chỉ là trạng thái nghỉ ngơi của gio`ng tâm thức bi`nh thường chi phối cảnh ở bên ngoài, như trường hợp đối với hoàn cảnh mà tâm trạng một người ngủ thi` ngay trong lúc đó là tâm hộ kiếp diễn ra liên tục, không xen lẫn với trạng thái tâm khách quan, ngoại trừ giấc chiêm bao của chúng ta thôi, nhưng cũng nằm trong phạm vi chúng ta gọi là ngủ.  Thi` đối với trường hợp ngủ này có hai cách, trước khi ngủ đă có khởi lên một trạng thái hôn trầm thụy miên rồi mới rơi vào ti`nh trạng ngủ, như vậy giấc ngủ này là giấc ngủ của phàm phu.  Đối với bâc thánh A La Hán thi` hễ khi Ngài cảm thấy rằng thân cần phải nghỉ ngơi thi` bấy giờ Ngài bắt đầu nằm xuống với chánh niệm, Ngài khởi lên lộ tâm khách quan với đổng lực cuối cùng, rồi sau lộ tâm khách quan đó lại đi vào ti`nh trạng gọi là tâm hữu phần hay tâm hộ kiếp mà thôi, thi` như vậy chúng ta gọi là giấc ngủ của bậc thánh. 

 

Bởi vậy cho nên ở đây chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng hăy luôn luôn ngủ phải là buồn ngủ, giấc ngủ bao giờ cũng đi kèm với trạng thái buồn ngủ, đó là đối với kẻ phàm phu chúng ta thôi.  Chúng ta nên nhớ  khi có trạng thái buồn ngủ thi` sẽ rơi vào giấc ngủ, nhưng không phải trong bất cứ trường hợp nào giấc ngủ cũng phải là đi qua trạng thái buồn ngủ, bởi vi` đối với bậc thánh A La Hán thi` khác, chúng ta phải hiểu như vậy.

 

Bây giờ chúng ta nói đến sự phối hợp của hai hôn phần này đối với tâm, hai hôn phần này phối hợp ở trong tâm tham hữu trợ và tâm sân hữu trợ, nhưng hai hôn phần này sự phối hợp có hai khía cạnh, khía cạnh thứ nhất là hai hôn phần này nó phối hợp với tâm bất thiện hữu trợ một cách bất định, tức là có thể có, có thể không, lúc nào tâm tùy lúc, tùy trường hợp có khi hữu trợ tâm bất thiện không có hôn trầm.  Khi chúng ta là một người có danh giá, có địa vị, một người được xem như là học thức mô phạm, khi chúng ta được mời đến dự tiệc, và trong bàn tiệc có nhiều nhân vật lịch sự, bấy giờ chúng ta nhi`n thấy trong bàn ăn có những món ăn hấp dẫn hạp với khẩu vị.  Nhưng trong lúc đó thi` vi` một cái ly’ do này, ly’ do khác, một điều kiện khách quan cho nên lúc bấy giờ tâm tham nó chậm sanh khởi, không phải giống như một kẻ phàm phu tham ăn vừa thấy là đă chảy nước miếng rồi, mà ở đây tâm tham đến rất chậm đến từ từ, đến một cách rất tế nhị, thi` như vậy trong trường hợp đó tâm tham này gọi tham hữu trợ, nhưng tâm tham hữu trợ ngay trong lúc đó thi` mặt dù là hữu trợ nhưng tâm tham này không có hôn trầm và thụy miên.  Rơ ràng là người này đang dự bàn tiệc, sở dĩ hữu trợ tâm tham chậm sanh khởi là vi` họ gi`n giữ y’ tứ một chút , ly’ do họ cũng là người được biết đến là con người có học, có địa vị chẳng lẽ bây giờ mi`nh phàm ăn quá thi` coi ky` lắm, cho nên trong trường hợp đó mi`nh phải tham hữu trợ một chút, nhưng cái hữu trợ lúc bấy giờ nó không có trạng thái buồn ngủ uể oải, co`n trường hợp có hôn trầm thụy miên phối hợp với tâm tham hữu trợ hay tâm sân hữu trợ đó là trường hợp khi cơ thể gặp trục trặc gi` đó hoặc mệt mỏi, lúc bấy giờ trong sự kiện mệt mỏi đó chúng ta ăn hay chúng ta thưởng thức tâm của chúng ta uể oải một chút, chúng ta hơi chán ăn, mặt dầu chúng ta ăn vào chúng ta cũng biết ngon, ăn vào cũng thích vậy, nhưng chúng ta chán ăn thi` trạng thái tham hữu trợ này chúng ta gọi là có hôn trầm thụy miên.

 

Tâm sân cũng như thế, không phải lúc nào sân hữu trợ cũng hôn trầm thụy miên, một người có tánh tế nhị lịch sự và ít có sân giận, người này những chuyện bi`nh thường, những chuyện nhỏ nhặc, những nghịch cảnh nhỏ nhặc khác không làm cho họ khởi lên tâm sân được chỉ trừ khi là bị người ta tác động nhiều lần, mắng chửi nhiều lần hay người ta sỉ vả nhiều lần thi` lúc bấy giờ người này mới khởi tâm sân, tâm sân lúc bấy giờ là tâm sân hữu trợ, nhưng trạng thái hữu trợ đó vẫn không có hôn trầm và thụy miên. Co`n lúc chúng ta đang mệt mỏi uể oải đang lười biếng, chúng ta nằm dài đó, nếu có người họ đi đến réo gọi chúng ta dậy, hoặc là họ gây khó dễ cho mi`nh bằng những lời nói hơi xấc xược, lúc bấy giờ chúng ta đang trong trạng thái lười biếng uể oải mà chúng ta nghe như vậy cảm thấy bực bội khó chịu, thi` trạng thái bực bội đó phát sanh lên cũng gọi là hôn trầm thụy miên, hôn phần được xem như là tâm sở bất định. Co`n khía cạnh thứ hai tức là nó đi chung với nhau, chúng ta lưu y' điểm này, nó khác hơn tận lận hối, tật lận hối nó bất định và đi riêng, co`n hôn trầm thụy miên bất định mà đi chung, nghĩa là khi nào có hôn trầm thi` sẽ có thụy miên, hễ có thụy miên thi` có hôn trầm, hai trạng thái đó phải đi chung với nhau như vậy.

 

Cuối cùng chúng ta nói về hoài nghi, hoài nghi ở đây chỉ phối hợp duy nhất với tâm si hoài nghi mà thôi, hoài nghi được xem như là một trạng thái khác biệt với tất cả những tâm sở khác, cho nên nó không thể nào tương ưng được với tâm sân, tâm tham, tâm hoài nghi. Chúng ta đặc vấn đề là có trường hợp nào mà tâm bất thiện đương thuần nó chỉ là bất thiện với bất thiện biến hành mà không có tham, không có sân, không có hoài nghi chăng, trường hợp này thi` trong bất thiện biến hành phối hợp với tâm si này nổi bậc là có si vô tàm vô qúy phóng dật. Chúng ta lấy phóng dật làm tên gọi cho nó, chúng ta gọi tâm si phóng dật, chớ thật sự ra không phải là trạng thái tâm riêng, nó là trạng thái tâm mà chúng ta gọi si phóng dật.  Thi` tâm si phóng dật này có hai trường hợp, một chỉ là trạng thái tâm bi`nh thường, không tham, không sân, không hoài nghi, nhưng trạng thái đó không có hay ho gi` lắm cho nên chúng ta gọi là si phóng dật, chứ thật sự ra ngay trong lúc đó gọi là tâm si cũng được.

 

Đời sống của chúng ta nên lưu y' điểm này, trường hợp nào chúng ta khởi lên đắm nhiễm đối với cảnh thi` lúc đó mới gọi là tâm tham, trường hợp nào chúng ta khởi lên trạng thái tâm bức xúc đối với cảnh thi` mới là tâm sân, trường hợp nào chúng ta khởi lên sự hoài nghi một vấn đề gi` đó mới là tâm si hoài nghi.  Nhưng tâm bất thiện thuộc về si phóng dật thi` lúc nào chúng ta cũng có cả, chúng ta ngồi mà tâm không an trụ, ngồi mơ mộng suy nghĩ cái này suy nghĩ cái kia thi` lúc đó nó lại là si phóng dật rồi, và ở đây thưa qúi vị như vậy là chúng tôi đă tri`nh bày về thuộc tánh tâm bất thiện, vi` rằng bài học của chúng ta ngày hôm nay chúng ta phải tri`nh bày cho hết với hơn nữa là trong ngày học A Ty` Đàm thi` chúng ta không có bản tin do đó thời gian có lẻ là chúng tôi hơi ngoại lệ một chút là chúng tôi giảng hơi dài gần một giờ đồng hồ và như vậy chúng tôi xin được kết thúc buổi giảng ngày hôm nay