A Tỳ Đàm, Bài 17 Ngày 25 tháng 12 năm 2004
chánh Hạnh chuyển biên & Cô Tu
Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
A Tỳ Đàm bài 17.4-
Sự Phối Hợp Giữa Tâm và Các Thuộc Tánh
A Tâm và thuộc tánh tâm
17.4 Tâm Đáo Đại Tương Ưng
Sư Trưởng:
_ Đáo đại cũng hiệp 5 lần
_ 35, 34, giữa cần 33
_ Thiền tứ băm nhị (32) đổi ra
_ Thiền ngũ 30, bớt số 2
4 câu này nói lên sự phối hợp giữa tâm sở có mặt trong các tâm. Hôm nay TT Trí Siêu sẽ giảng giải về tâm đáo đại tương ưng, hay phối hợp tức là tâm đáo đại như sơ thiền chẳng hạn, có mặt được bao nhiêu sở hữu tâm cùng phối hợp trong đó. Và lư do tại sao tâm sơ thiền lại chỉ có 35 mà không là 38 như tâm thiện dục giới. Những các bậc thiền sau trừ lại bớt, đáng lẽ những bậc thiền sau tu đắc thiền lên cao thêm th́ mới đúng nhưng tại sao càng cao lại càng ít đi?. Xin thỉnh TT Trí Siêu giải thích trong 5 bậc thiền có mặt tâm sở ít nhiều như số đă nêu và lư do tại sao những bậc thiền càng cao càng ít?
TT Trí Siêu:
Tâm quả đáo đại đó nó có vai tṛ làm thức tục sinh để cho sanh vào những cảnh giới Phạm thiên sắc giới và vô sắc giới. Một điều chúng ta cần phải lưu ư là giữa thiền thiện đáo đại và quả đáo đại, nhân quả hết sức khít khao, gắn liền. Nói như vậy có nghĩa là hễ thiền thiện có bao nhiêu tâm sở phối hợp th́ khi thành tựu tâm quả th́ tâm quả đáo đại đó cũng có bấy nhiêu tâm sở phối hợp. Đây là một điểm đặc biệt đối với pháp nhân quả của đáo đại, và nhân quả của tâm siêu thế chúng ta sẽ học về sau này
Không phải như tâm dục giới, nhiều khi
tâm thiện dục giới có chừng ấy tâm sở
phối hợp nhưng đến khi thành tựu quả,
tâm quả sẽ bị hạn chế, không có đủ.
Như chúng ta biết rằng đối với tâm thiện dục giới khi nào giữ giới hạnh, tŕ giới th́ có 3 tâm sở vô lượng phần, nhưng đến khi thành tựu tâm quả th́ tâm quả không có 3 vô lượng phần.
Khi tu tập tâm thiện dục giới với đề mục tứ vô lượng tâm, từ bi, hỷ xả, có 2 vô lượng phần phối hợp, nhưng đến khi thành tựu tâm đại quả, th́ tâm đại quả đó không có vô lượng phần.
Trong khi đó tâm đáo đại lại khác đi. Hễ tâm thiền này vị hành giả tu tập, thí dụ như đề mục phạm trú lấy đề mục tâm bi hoặc tâm tuỳ hỷ làm đề mục thiền, khi chứng và trú thiền thiện, tạo ra tâm quả của thiền thịên. Tâm quả đó vẫn có 2 vô lượng phần phối hợp. Nhưng 2 vô lượng phần phối hợp ở trong tâm quả đáo đại là sản phẩm của thiền thiện, chứ không tích cực như thiền thiện, bởi v́ thiền thiện là tâm đổng lực mà tâm quả là phi đổng lực. Đó là điều chúng ta phải chú ư.
Sở dĩ được gọi là tâm đáo đại Mahacata có nghĩa là đạt đến một cảnh giới rộng lớn. Những tâm thiền sắc giới và thiền vô sắc giới không nhỏ hẹp như tâm thiện dục giới mà đạt tới cảnh giới rất cao. Thí dụ như tâm thiện dục giới chỉ sanh khởi trong một lộ tŕnh quá lắm là 7 sát-na , 7 chập tư tưởng đổng lực mà thôi. Nếu muốn phải sanh khởi lộ tâm khác mới tiếp tục diễn tiến tâm đổng lực. Trong khi đó một vị hành giả có thể nhập thiền và liên tục trong vô lượng vô số sát-na. Trong suốt cả ngày vị đó chỉ khởi lên tâm thiền, đổng lực sanh khởi liên tục như vậy.
Lại nữa chính tâm thiền sắc giới và vô sắc giới lại là yếu tố để tạo ra quả thiền và quả đó là thức tục sinh sanh về những cảnh giới Phạm thiên đặc biệt vô lượng .
Mục đích của bài học ngày hôm nay chúng ta không bàn sâu về ư nghĩa của tâm đáo đại, chúng ta chỉ bàn về tâm đáo đại tương ưng, có nghĩa là chúng ta học về mỗi thứ tâm thiền đáo đại có được bao nhiêu thuộc tánh phối hợp.
Khi chúng ta nói đến tâm thiền, dầu cho thiền sắc hay thiền vô sắc có trạng thái cao thấp khác nhau, và đề mục khác nhau, nhưng tâm đáo đại tương ưng chỉ cần phân năm trường hợp mà thôi :
1_ Tâm sơ thiền tương ưng với sở hữu bao nhiêu?
2_ Nhị thiền tương ưng với tâm sở bao nhiêu?
3_ Tam thiền tương ưng với tâm sở bao nhiêu?
4_ Tứ thiền tương ưng với tâm sở bao nhiêu ?
5_ Ngũ thiền tương ưng với tâm sở bao nhiêu?. Ngũ thiền sắc giới và vô sắc giới chúng ta gom chung lại thành một nhóm tương ưng với tâm sở là bao nhiêu.
Chúng ta sẽ trừ ra cái ǵ ? Và tại sao chúng ta lại trừ ra cái đó?.
Chúng ta chú ư một điều là đối với tâm thiền chứng đáo đại tuyệt nhiên không có thuộc tánh giới phần. Chúng ta đă nghe Sư trưởng gơị ư cho chúng ta giới năng sinh định, mà trong tâm thiền định th́ lại không có giới phần trong đó?.
Vấn đề giới năng sanh định muốn đề cập tới nền tảng tu tập buổi đầu. Khi c̣n dùng tâm thiện dục giới để tu tập phát triển đề mục thiền, th́ lúc đó tâm thiện dục giới này cần phải có nền tảng về giới. Trước khi tu tập thiền định vị hành giả phải trang nghiêm thanh tịnh về giới hạnh. Trong lúc vị hành giả đang nghiêm tŕ giới hạnh th́ lúc đó vị hành giả chưa bắt đầu tập chú trên đề mục thiền, bởi v́ không thể nào một tâm an trú hai ba cảnh được. Việc giữ giới bằng tâm thiện dục giới có 3 giới phần phối hợp. Lẽ đương nhiên là như vậy. Cho đến khi nào vị hành giả đă an trú giới một cách chính chắn nghiêm tịnh, và phát sanh được hân hoan, tâm được nhẹ nhàng do thân khẩu nghiệp chơn chánh, lúc đó vị hành giả mới bắt đầu phát triển tâm thiện dục giới trên đề mục. Ngay lúc đó những sát-na tâm thiện dục giới này vẫn không có giới phần phối hợp. Bởi v́ lúc nào giữ giới th́ mới có giới phần, c̣n lúc nào tập chú trên đề mục thiền, chánh niệm tỉnh giác trên đề mục thiền, th́ lúc đó không có giới phần phối hợp. Huống hồ là khi đạt thành thục với các samadhi cận định, hay ucha samadhi sat-na định, cận định, vị này chứng và trú được tâm thiền đáo đại. Lúc bấy giờ chỉ là trạng thái tâm định vững chắc hoàn toàn vắng mặt áp chế được 5 triền cái, th́ lúc đó tâm thiền định đă chứng và trú không có giới phần phối hợp là lẽ đương nhiên.
Một người thực sự khoẻ mạnh sẽ không phải dùng thuốc. Thí dụ như trong lúc ta cảm thấy người khó chịu, nhuốm bệnh th́ phải uống thuốc và dần dần t́m được trạng thái thư giản, cơ thể bắt đầu phục hồi. Đến khi đạt được trạng thái khoẻ mạnh sẽ không dùng thuốc nữa. Cũng như vậy khi một vị chuẩn bị tu tập bước đầu phải giữ giới cho nên có giới phần cho đến khi vị này tập chú tâm trên đề mục thuần thục, và chứng trú được các thiền, lúc bấy giờ trong trạng thái tâm thiền không có giới phần phối hợp nữa. Chúng ta dễ nhận ra điều này khi chúng ta nhận ra ư nghĩa của giới phần như thế nào và ư nghĩa của tâm thiền như thế nào.
Khi nói đến tâm đáo đại tương ưng , ta thấy có các thuộc tánh như:
_ 13 thuộc tánh tợ tha
_ 19 thuộc tánh tịnh hảo biến hành
_ 2 thuộc tánh giới phần
_ 1 thuộc tánh trí tuệ
Như vậy tổng quát có tất cả là 35 tâm sở tương ưng với tâm đáo đại. Thoạt đầu trong ư nghĩa của trạng thái sơ thiền có đủ 35 tâm sở. Trạng thái sơ thiền là trạng thái định phát sanh , trạng thái hỷ lạc do ly dục, ly bất thiện pháp phát sanh nên trạng thái này vẫn có :
Tầm _ Tứ _ Hỷ _ Lạc _ Định
Như vậy có tất cả 13 sở hữu tợ tha.
Sơ thiền có 19 tâm sở tịnh hảo biến hành đó là điều đương nhiên bởi v́ 19 tâm tịnh hảo biến hành luôn luôn có mặt trong tâm tịnh hảo. Tâm sơ thiền vẫn có thuộc tánh trí tuệ bởi v́ trong trạng thái thiền định hay trạng thái đạo quả v.v.. Những tâm này là những tâm hết sức là đặc biệt do đó không thể nào thiếu trí tuệ được .
Hai vô lượng phần có mặt trong sơ thiền hay không ? Có thể có và có thể không bởi v́ trong 40 đề mục của thiền samadhana trong đó có 30 đề mục có thể đắc chứng được thiền. Trong 30 đề mục này có 4 phạm trú Từ Bi Hỷ Xả khi vị hành giả chọn lấy đề mục tâm từ, bi , hỷ , xả. Khi nào chọn lấy đề mục tâm bi để tu chứng thiền th́ tâm sơ thiền sẽ có bi tâm sở. Khi chọn đề mục hỷ làm đề mục phạm trú tu tập chứng thiền tâm thiền sẽ có tùy hỷ chứ không phải lúc nào tâm thiền cũng có bi và tùy hỷ cả.
Khi vị hành giả chọn lấy đề mục phạm trú bi và tùy hỷ th́ tâm thiền này mới có thuộc tánh bi hay thuộc tánh tùy hỷ phối hợp. Cho nên 2 thuộc tánh này nói một cách bất định là có tâm thiền sắc giới ,
Tâm nhị thiền thuần thục hơn tâm sơ thiền nên không có mặt tầm(PALI). Chữ tầm ở đây có nghĩa là hướng tâm đến cảnh. Thoạt đầu vị hành giả khi tu tập phải hướng tâm đến đề mục giống như là một con ong hướng t́m đến bông hoa và do quá hướng tâm tập chú trên cảnh cho nên đắc được sơ thiền có tầm . Đến khi vị đó đă thuần thục từ sơ thiền vị đó chứng đắc được nhị thiền không có tầm nữa. Thí dụ như lần đầu tiên chúng ta đi lên một thành phố lớn để chúng ta t́m nhà người quen. Chúng ta phải t́m theo địa chỉ nhưng khi đă biết nhà, lần sau chúng ta đến chúng ta không cần t́m địa chỉ nữa mà ta đă biết hướng đi đến. Cũng như thế chúng ta hiểu nhị thiền bỏ tầm không cần đến tầm là như vậy.
Trạng thái tam thiền thuần thục hơn trạng thái sơ thiền hoặc nhị thiền. Nhị thiền tuy không có tầm nhưng vẫn có tứ nghĩa là vẫn có sự bám sát theo đề mục . Với tam thiền do quá thuần thục cho nên không cần phải bám sát nữa mà vẫn an trú một cách vững chắc trên đề mục đó. Cũng giống như chúng ta khi viết chữ. Thoạt đầu chúng ta nghĩ ra một chữ chúng ta mới viết giống như là có tầm. Rồi khi chúng ta đă viết thuần thục th́ chúng ta không nghĩ đến chữ ABC ǵ cả mà chúng ta chỉ cần đặt viết vào là viết được ngay, cho đến khi chúng ta thuần thục rồi, tay ta không cần g̣ chữ nữa, tư tuởng suy nghĩ chữ ǵ là viết chữ đó. Tuy nhiên ở trạng thái thứ ba này vẫn c̣n hỷ và lạc(pali). Tức là tâm sơ thiền nhị thiền tam thiền vẫn c̣n trạng thái no vui hỷ lạc.
Đối với tâm thiền phải nói rằng tâm thiền c̣n ở trạng thái hạ đẳng th́ tâm thiền đó mới có trạng thái hứng thú, no vui, hân hoan trong trạng thái an trụ tâm, nhưng cho đến khi thuần thục rồi như tứ thiền chẳng hạn, trạng thái no vui đó không có nữa chỉ c̣n trạng thái cảm thọ lạc thôi nhưng không có vi tế nưă, chỉ c̣n lạc và định. Thí dụ như lúc c̣n nhỏ, khi có bà con ở xa đến chơi, có mang theo quà bánh. Chúng ta vui mừng thích thú nhưng đến khi trưởng thành khi gặp lại bà con chúng ta vui mừng đón tiếp, không c̣n nghỉ đến quà bánh nữa.
Đi đến trạng thái cao hơn nữa tức là đạt đến trạng thái ngũ thiền dù cho ngũ thiền sắc giới hay ngũ thiền vô sắc giới đạt tới trang thái không vô biên xứ, thức vô biên xứ , vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xứ. Trạng thái định này là xả niệm thanh tịnh, không c̣n trạng thái lạc nữa chứ đừng nói chi là trạng thái hỷ, chỉ c̣n xả và định mà thôi. Trạng thái tâm này rất là vi tế, tinh tế đến mức độ không có một cảm giác vui. Sở dĩ chúng ta nói hơi kỹ bởi v́ chúng ta thấy tại sao mỗi tầng thiền càng cao th́ chúng ta càng loại trừ ra một số thuộc tánh như:
Sơ thiền có tầm tứ có hỷ có lạc.
C̣n đối với nhị thiền th́ chỉ có tứ hỷ lạc phối hợp .
Đến tam thiền chỉ c̣n có hỷ lạc.
Đến tứ thiền th́ chỉ cón có lạc .
Đến ngũ thiền th́ không c̣n tầm tứ hỷ lạc nữa mà chỉ c̣n định và xả.
Đạt đến mức độ ngũ thiền chỉ c̣n 30 tâm sở mà thôi. Đối với ngũ thiền do quá thuần thục cho nên không có tầm không có tứ không có hỷ và không có hai vô lượng phần như vậy chỉ c̣n có 30 thay v́ sơ thiền có đến 35. Đối với tứ thiền chỉ c̣n 32 thuộc tánh sau khi đă trừ hỷ và hai vô lượng phần v́ tứ thiền quá là vi tế mặc dầu chưa đạt cao như ngũ thiền. Đối với tam thiền có 33 thuộc tánh bởi v́ tam thiền đă loại trừ tầm và tứ. Đối với nhị thiền có 34 tâm sau khi đă trừ tầm. Đối với tâm sơ thiền th́ có 35 thuộc tánh phốí hợp. Trong đó có 13 tợ tha, 19 tịnh hảo biến hành, 2 vô lượng phần và trí tuệ . Chúng ta lấy 35 làm chuẩn cứ một tầng thiền chúng ta trừ đi thuộc tánh nào mà đạt đến mức độ thiền thuần thục th́ không có . Như vậy chúng ta sẽ thuộc chúng ta sẽ nhớ được.
Tóm lại đối với 35 thuộc tánh phối hợp với tâm đáo đại chúng ta cần chú ư 2 thuộc tánh bất định đó là 2 vô lượng phần , v́ chúng được xem như là những đề mục tu tập trong đề mục phạm trú và do vậy từ sơ thiền cho đến tứ thiền c̣n thực hành phạm trú nên vẫn c̣n bi và tuỳ hỷ nhưng không phải luôn luôn lúc nào tâm thiền sắc giới cũng có bi và tuỳ hỷ tuỳ theo đề mục mà vị đó có tu tập phạm trú hay lấy đề mục khác mà tu tập.
Riêng về những sở hữu mà chúng ta phải chú ư có hoặc không có đối với thiền thấp hoặc thiền cao đó là tầm trạng thái hướng tâm đến cảnh. Đề mục sơ thiền th́ cần thiết nhưng từ nhị thiền trở đi th́ không cần thiết. Tứ là trạng thái bám sát theo đề mục đối với sơ thiền nhị thiền th́ cần thiết nhưng từ tam thiền trở đi th́ không cần nữa. Hỷ đối với sơ thiền, nhị thiền tam thiền có hỷ lạc nhưng từ tứ thiền sẽ không có . Chúng ta phải chú ư 3 sở hữu này. Thọ lạc thọ xả đều chi pháp là thọ cho nên chúng ta không loại trừ mà chỉ thay đổi ư nghĩa thôi .
Điều này được tŕnh bày tương đối chi tiết cặn kẽ. Tuy nhiên vấn đề học thấu đáo A-tỳ-đàm đ̣i hỏi chúng ta :
1_ Chúng ta có căn bản ngay từ đầu
2_ Chúng ta cần có thời gian lâu dài để thẩm nghiệm
Chúng tôi đă tŕnh bày xong ư nghĩa bài học , xin được dứt lời ở đây. Nam Mô bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .