BÁI A-TỲ-ĐÀM NGÀY 10 THÁNG 12
A Tỳ Đàm, Bài 17 Ngày 04 & 10& 17 tháng 12 năm 2004
Chánh Hạnh
chuyển biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu
đính
A Tỳ Đàm bài 17.1-
Sự Phối Hợp Giữa Tâm và Các Thuộc Tánh
A Tâm và thuộc tánh tâm
Tâm thức, như đă nói, không phải là một cá thể đơn thuần mà là một đơn vị tổng hợp. Một tâm thức sanh khởi lên chắc chắn phải có những thành phần phụ thuộc.
Những thành phần phụ thuộc này được gọi là thuộc tánh tâm (Cetasika). Tất cả tâm khi khởi lên đều chỉ có một nhiệm vụ là "biết cảnh", nhưng được phân chia làm nhiều loại v́ chúng có những đặc tính khác biệt nhau. Đặc tính khác biệt ấy là do Sở Hữu Tâm" gây nên, như cũng đồng biết cảnh mà sự biết cảnh nầy có đặc tánh ham muốn, sự biết cảnh kia có đặc tánh khó chịu,Như vậy, để nhận rơ và phân định từng trạng thái của các thứ tâm cũng như những điểm dị đồng của các loại tâm thức chúng ta cần phải biết rơ về những thuộc tánh phối hợp tương ưng đồng sanh với tâm.
17.1
Tâm Bất Thiện Tương Ưng
TT Giác Đẳng : Ở trong bài học ngày hôm nay chúng ta trở lại với bài học lần trước. Như quư vị đă được nghe chư Tăng giảng tuần qua, chúng ta đă sang phần tâm và tâm sở tương ưng hay tâm và tâm sở phối hợp. Có thể nói rằng một trong những phần của a-tỳ-đàm đă tạo cho chúng ta rất nhiều sự suy tư, cũng như gợi ư quan trọng về những trạng thái tâm. Phải nói rằng sự phối hợp giữa tâm và các thuộc tánh gợi cho chúng ta biết rất nhiều mô tả đặc biệt, và dĩ nhiên trong cách tŕnh bày truyền thống các vị A-xà-lê nhất là Ngài Anutrutdha cũng tạo một tiền lệ cho quư vị về sau này, tương đối ghi chép ở một mức độ rất giản lược. Ư chúng tôi muốn nói ở tại đây, các Ngài cũng ghi chép lại, và thường người học phải nghe các vị giáo thọ tŕnh bày để có thể đi sâu vào chi tiết là tại sao nó như vậy . Khoá học này cũng không ngoại lệ, bài học mà quư vị đang đọc tương đối rất kiểu mẫu theo truyền thống. Có nghĩa là tâm này phối hợp với tâm kia có bao nhiêu trường hợp v.v... Nhưng rồi bên cạnh đó th́ nó lại cũng có một số điểm chúng ta hăy đi vào, nhất là những điểm không được nói tới. Chúng ta lấy ví dụ khi mà đề cập đến tâm sân phối hợp với thuộc tánh, th́ ở đây chúng ta thấy rằng trong bảng truyền thống chỉ nêu lên 6 trường hợp :
_Tâm sân đi với tật tức là đi với ganh tị có hữu trợ hoặc có vô trợ, phân ra hai trường hợp
_ Tâm sân đi với lận tức là đi với bỏn xẻn, có hữu trợ và có vô trợ, nó sanh ra 2 trường hợp nữa là 4
_ Tâm sân đi với hối, tức là đi với hối hận tiếc nuối th́ nó cũng có 2 trường hợp vô trợ và hữu trợ,
Như vậy được đề cập tới 6.
Tuy nhiên chúng ta cũng được biết rằng có những thứ sân mà nó không nằm trong tật không nằm trong lận, không nằm trong hối mà nó không được kể ra tại đây. Đây là một ví dụ điển h́nh tại sao khi chúng ta đi vào trong các bài học được ghi chép truyền thống, chúng ta phải xem kỹ lại và nh́n lại vấn đề. Thật ra bài học này đă được giảng tuần rồi, nhưng v́ có một số các câu hỏi chưa đủ th́ giờ để bàn trong thời gian vừa qua. Do đó chúng tôi trở lại với đề tài này, và để cho mọi việc tương đối kết hợp với những quư vị mới vào room hôm nay, có thể quư vị chưa nghe bài giảng, bất chợt quư vị nghe chư Tăng có những câu hỏi đáp, th́ quư vị không thể nắm bắt được. Do vậy kính thỉnh TT Trí Siêu hoan hỷ v́ lợi ích của đại chúng, giảng lại một lần nữa bài học trên. Sau đó th́ chúng ta có những mổ xẻ chi tiết quan trọng của bài học ngày hôm nay. Kính cung thỉnh TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu:
Hôm nay khi chúng ta nói về tâm bất thiện tương ưng và sở hữu bất thiện hay tâm sở bất thiện phối hợp với tâm bất thiện.
Ở đây chúng ta phải đặc biệt nói đến 2 phần :
1/ Chúng ta nói về tâm bất thiện gồm các thuộc tánh, hay nói cách khác là tâm bất thiện có được bao nhiêu thuộc tánh?.
2/ Chúng ta nói mỗi một tâm sở bất thiện hay mỗi thuộc tánh bất thiện nó phối hợp được với bao nhiêu tâm ?
Hai phần đó chúng ta phải phân ra cho rành rơi . Cái nhà đó chứa được bao nhiêu người ? Và mỗi một thành viên trong gia đ́nh đă từng ở bao nhiêu ngôi nhà ? Hai điểm này nó khác nhau . Cho nên tâm nhiếp thu sở hữu và sở hữu phối hợp với tâm. Chúng ta cần phân định điểm này ra để chúng ta có thể nắm bắt .
1/Trước hết chúng tôi xin nói ngược lại là bây giờ chúng ta hăy luận về các thuộc tánh tâm bất thiện. Chúng ta sẽ xem có bao nhiêu tâm sở phối hợp với chúng. Khi chúng ta nói đến tâm sở bất thiện chúng ta đă biết nó gồm có14 thuộc tánh, và trong 14 thuộc tánh này có 4 thuộc tánh mà chúng ta gọi là 4 thuộc tánh si phần, gọi là bất thiện biến hành. Vừa nghe tên bất thiện biến hành chúng ta biết 4 thuộc tánh này nó phối hợp trong tất cả 12 tâm bất thiện. Không có tâm bất thiện nào mà lại thiếu 4 thuộc tánh.
2/ Chúng ta nói đến những biệt cảnh. Sở dĩ chúng tôi gọi như vậy là v́ tâm sở bất thiện c̣n lại nó không phối hợp đầy đủ trong 12 tâm bất thiện mà chỉ là phối hợp rải rác.
Bây giờ chúng ta lại nói về 3 tham phần. 3 thuộc tánh tham phần nó chỉ phối hợp trong phạm vi của 8 tâm tham mà thôi . Nhưng chúng ta cũng nên lưu ư chỉ có thuộc tánh tham th́ nó trọn vẹn phối hợp đủ trong 8 tâm tham.
_ Thuộc tánh tà kiến chỉ phối hợp với 4 tâm tham hợp tà.
_ Thuộc tánh ngă mạn có thể phối hợp trong 4 tâm tham ly tà. Sỡ dĩ chúng tôi nói có thể là v́ thuộc tánh ngă mạn, là một loại tham không phải lúc nào tâm tham ly tà sanh khởi cũng đều có ngă mạn.
Khi tham ly tà khởi lên trong lúc một người đang thưởng thức món ăn. Họ chỉ thưởng thức món ăn thôi, th́ trong trường hợp này tham ly tà không có ngă mạn. V́ vậy ngă mạn chỉ về địa vị, về học vấn trong xă hội . Họ khởi lên sự kiêu mạn với địa vị với học thức với tài sản đă có v.v…th́ lúc đó ngă mạn nó sanh trong tâm tham .
Thuộc tánh sân th́ luôn luôn phối hợp trong 2 tâm sân. Không khi nào tâm sân sanh khởi mà lại thiếu thuộc tánh sân. Nếu thiếu thuộc tánh sân th́ nó không thành tâm sân, Chúng ta phải chú ư như vậy.
Riêng về tật lận hối như khi năy trong lời dẫn nhập chúng ta đă nghe TT Giác Đẳng tŕnh bày, th́ ba thuộc tánh tật lận hối này chúng ta gọi là ba thuộc tánh bất định đi riêng. Có nghĩa là nếu chúng có khởi sanh th́ khởi sanh phối hợp với tâm sân hữu trợ hoặc vô trợ. Nhưng không phải lúc nào chúng cũng có mặt trong tâm sân. Lúc chúng ta đang nhức đầu, đang nóng lạnh, đang bị đau bụng v.v… Lúc đó trạng thái bực bội, trạng thái bất an, trạng thái chán chường, th́ ngay trong lúc đó tâm sân đang có mặt, nhưng tâm sân lúc bấy giờ không có sự ganh tỵ, không có tật, không có sự bỏn xẻn, không có lận, không có sự hối hận, không ray rức với điều ǵ mà ḿnh đă làm v.v..không có hối.
Đó chúng ta gọi là sân thường , sân thường này có 2 : hữu trợ hoặc vô trợ.
C̣n sân tật nghĩa là tâm sân mà có sở hữu tật phối hợp, th́ nó cũng có trường hợp hữu trợ và vô trợ.
Khi có tật xuất hiện th́ lận hối không có, mà trong trạng thái tâm sân nào có lận, th́ không có tật, không có hối. Mà trạng thái tâm sân nào có hối, th́ không có tật và lận. Ba tâm sở bất định này đi riêng không đi chung với nhau.
Khi chúng ta suy xét đến chỗ đó chúng ta mới thấy rằng mỗi một trạng thái tâm khi sanh khởi nó có sự dị biệt với nhau về trạng thái, điều đó là do nơi sự phối hợp của những thuộc tánh, sự tương ưng giưă những thuộc tánh. Tuỳ theo tâm đó có những thuộc tánh như thế nào th́ nó sẽ có trạng thái như vậy. Hễ tâm sân sanh khởi có thuộc tánh tật, th́ đó có nghĩa là trạng thái sân này sự nóng năy bực bội, là do nơi ganh tỵ với người khác. C̣n hễ tâm sân sanh khởi có lận phối hợp, th́ có nghĩa là trạng thái bực bội khó chịu là do nơi tâm bỏn xẻn chấp thủ tài sản không muốn chia xẻ cho kẻ khác. C̣n khi tâm sân sanh khởi mà có hối phối hợp th́ đó là trạng thái ăn năn, trạng thái ray rứt, trạng thái mặc cảm về lổi lầm. Chúng ta nên chú ư điểm này.
Chúng ta lại nói đến 2 hôn phần tức là hôn trầm và thuỵ miên . Hai thuộc tánh này cũng là 2 thuộc tánh bất định, nhưng 2 thuộc tánh này lại đi chung. Bất định có nghĩa là nếu nó phối hợp với tâm bất thiện th́ nó có thể phối hợp với những tâm bất thiện hữu trợ, như tham hữu trợ hay sân hữu trợ. Nếu có thể phối hợp, và khi mà nó đă hợp trong tâm tham hữu trợ hay tâm sân hữu trợ rồi th́ lúc bấy giờ đi chung.
Tại sao chúng ta nói trường hợp này có thể phối hợp? Hai hôn phần nếu mà nó phối hợp với tâm th́ nó phối hợp với tâm hữu trợ bất thiện, nhưng trường hợp tâm bất thiện hữu trợ như tâm tham hữu trợ, hay tâm sân hữu trợ, th́ không phải lúc nào những tâm bất thiện hữu trợ sanh khởi cũng đều có mặt hôn trầm và thuỵ miên, không thể khẳng định như vậy được. Bởi v́ tham hữu trợ hay sân hữu trợ có nhiều nguyên nhân hữu trợ chứ không phải do nơi trạng thái uể oải dă dượi buồn ngủ , không phải luôn luôn có t́nh trạng đó. Một người nghèo khổ có liêm sĩ, có đạo đức. Khi người đó phải đi t́m kiếm những vật thực đề ăn. Nếu bất chợt họ nh́n thấy một túi tiền bị đánh rơi, lúc bấy giờ do sự liêm sĩ họ không khởi lên tâm tham liền, nhưng sau đó qua một hồi cân phân họ bắt đầu khởi lên tâm tham và nhặt lấy. Đó là tâm tham hữu trợ, nhưng trong lúc tâm tham hữu trợ sanh khởi người này thực sự đang tỉnh thức chứ không phải buồn ngủ dă dượi. Đó là trường hợp tâm tham hữu trợ không có trạng thái hôn trầm thuỵ miên.
C̣n trường hợp hữu trợ có hôn trầm thuỵ miên. Thí dụ như một người đang ngái ngủ bị đánh thức dậy để ăn điểm tâm hay ăn cơm, lúc bấy giờ họ đang trong giấc ngủ chưa tṛn chưa no phải thức dậy đến bàn ăn với mọi người trong gia đ́nh. Lúc bấy giờ họ ăn với tâm tham hữu trợ đi kèm với hôn trầm thuỵ miên tức là buồn ngủ dă dượi một trạng thái uể oải. Chúng ta lưu ư chỗ đó.
Tâm sân hữu trợ cũng vậy. Với một người họ đang tỉnh thức không buồn ngủ, nhưng tại v́ tánh của họ ít có sân giận cho nên khi bị người ta nói móc nói xiên xỏ hoặc là khích bác hạ nhục chẳng hạn . Lúc ban đầu người đó chưa khởi lên tâm sân giận đối phương nhưng sau khi bị nói nhiều lần người này mới thấm và không dằn nén được nữa th́ khởi lên tâm sân. Đó là tâm sân hữu trợ không có hôn trầm thuỵ miên.
Có trường hợp như người đang nằm ngủ, đang mệt mỏi uể oải, mà ai đến chọc phá họ, đánh thức họ lúc bấy giờ họ khởi lên sự bực bội trong trạng thái uể oải . Đó là tâm sân hữu trợ có hôn trầm và thuỵ miên.
Thuộc tánh bất thiện thứ 14 là sở hữu hoài nghi hay thuộc tánh hoài nghi. Thuộc tánh hoài nghi này chúng ta gọi là biệt cảnh, v́ nó chỉ hợp riêng với tâm si hoài nghi mà thôi. Nhưng thuộc tánh này nó thuộc dạng nhất định, bởi v́ tâm si hoài nghi bao giờ cũng phải có mặt thuộc tánh hoài nghi cả. Điều đó chắc chắn, bởi v́ không có thuộc tánh hoài nghi th́ tâm si đó không gọi là tâm si hoài nghi.
Trong thuộc tánh bất thiện khi phối hợp tâm chúng ta phải chú ư :
1/ Có những thuộc tánh bất thiện thuộc về biệt cảnh, có những thuộc tánh thuộc về biến hành. Ở trong bịêt cảnh đó có những thuộc tánh nhất định, có những thuộc tánh bất định.
Nhất định là luôn luôn tâm đó sanh
khởi th́ phải có mặt nó.
Bất định có nghĩa là tâm đó sanh khởi đôi khi có mặt chúng đôi khi không.
Trong bất định đó chúng ta lại thêm 2 khía cạnh nữa tức là bất định đi chung và bất định đi riêng . Bất định đi riêng như là 3 tâm sở thuộc về sân phần tật lận hối c̣n 2 tâm sở thuộc về hôn phần là bất định đi chung. Chúng ta phải chú ư điểm này
2/ Tâm bất thiện gồm thu những tâm sở. Tâm bất thiện nhiếp tâm sở. Chúng ta chia ra làm 3 phần :
Khi tâm bất thiện tổng nhíêp các tâm sở chúng ta loại bỏ 25 tâm sở tịnh hảo. Bởi v́ tâm bất thiện không bao giờ có mặt 25 tâm sở tịnh hảo đi chung . Do đó chỉ c̣n lại 27 tâm sở tức là 13 tâm sở tợ tha và 14 tâm sở bất thiện. Chúng ta sẽ gạn lọc ở đây trong phạm vi 27 tâm sở này. Nói đến tâm bất thiện như tâm tham chẳng hạn.
* Tâm tham có những tâm sở tương ưng như sau :
_13 tâm sở tợ tha th́ phối hợp với tâm tham .
_4 si phần, có thể là có 3 tham phần, và có 2 hôn phần .
_Nói cách tổng quát th́ tâm tham có tất cả là 22 tâm sở phối hợp.
Tuy nhiên khi phân tích kỹ những tâm tham thọ xả th́ không có hỷ tợ tha phối hợp. Như thế bớt đi một thứ .
Tâm tham ly tà th́ không có tà kiến nhưng có thể có ngă mạn.
Tâm tham vô trợ không có hôn phần nhưng tâm tham hữu trợ có thể có hôn phần.
Chúng ta sẽ hiểu rơ hơn với bản nêu.
*Tâm sân thuộc thọ ưu , do đó nó không có hỷ phối hợp.
Nhưng tâm sân có thể có 4 sân phần phối hợp, như vậy cũng có 22 tâm sở phối hợp như tâm tham. Bỏ hỷ nhưng thêm sân phần gồm có 4 chứ không phải như tâm tham có tham phần có 3. Cho nên cũng c̣n 22.
4 si phần th́ đương nhiên là trong tâm sân vẫn có bởi v́ đó là bất thiện biến hành. Nói kỹ ra trong tâm sân ngoài 6 trường hợp như TT Giác Đẳng đă nêu, chúng ta c̣n có 2 trường hợp nữa là:
Tâm sân đơn thuần hữu trợ và vô trợ.
Tâm sân có tật hữu trợ và vô trợ
Tâm sân có lận hữu trợ và vô trợ
Tâm sân có hối hữu trợ và vô trợ
Tổng cộng có tất cả là 8.
Tâm sân vô trợ không có hôn phần nhưng tâm sân hữu trợ th́ có thể có hôn phần.
·
Cuối cùng chúng ta nói đến
tâm si.
· Tâm si có 2 thứ : Tâm si hoài nghi và tâm si phóng dật hay tâm si trạo cữ,
· Tâm si hoài nghi có 10 tâm sở tợ tha phối hợp bởi v́ tâm si hoài nghi này không có tâm sở thắng giải, không có hỷ tâm sở, không có dục tâm sở.
· Hễ là tâm si hoài nghi th́ bao giờ nó cũng phải có 4 thuộc tánh si phần và thuộc tánh hoài nghi. Do đó có 15 thứ tâm sở.
Tâm si trạo cữ hay tâm si phóng dật không có hoài nghi nhưng có tâm sở thắng giải. Do đó có 12 tâm sở tợ tha trừ hỷ và dục, và chỉ đơn thuần tâm bất thiện cũng có 15 .
Khi chúng ta học về a-tỳ-đàm chúng ta luận về tâm và tâm sở th́ chúng ta cũng nên biết rằng nếu chúng ta chỉ định nghĩa suông về tâm tham như thế nào ? Tâm sân như thế nào? Tâm si như thế nào ? Mà không học qua phần tâm tham, tâm sân, tâm si gồm bao nhiêu thuộc tánh chúng ta vẫn c̣n thiếu sót trong việc học tập. Bởi v́ chúng ta sẽ không phân biệt được, th́ chúng ta khó nhận biết được trạng thái tâm đó nó sanh khởi ra sao?
Cũng giống như trường hợp chúng ta uống thuốc khi bệnh. Thuốc nào cũng là thuốc cảm nhưng trong thuốc cảm Tylenon hoặc Asprin hoặc Panadon chẳng hạn. Chúng ta nh́n thấy công thức ở trong đó có những chất loke chẳng hạn, th́ chúng ta biết rằng thuốc cảm có trị bệnh sổ mũi, nêú không có th́ chúng ta biết trị cảm thường, hoặc trong viên thuốc có chất cudin th́ chúng ta biết thuốc đó trị cảm c̣n trị luôn cả đau nhức nữa. Khi chúng ta biết được những thành phần dược tính trong viên thuốc th́ chúng ta biết được tác dụng trị liệu của loại thuốc đó như thế nào, khi chúng ta biết được những thuộc tánh nó có mặt trong tâm tham đó, hay không có mặt trong tâm tham đó. Cũng như vậy trong tâm sân tâm si. Th́ lúc bấy giờ chúng ta mới có thể hiểu một cách rơ ràng về những trạng thái tâm đó như thế nào tuỳ theo thuộc tánh nó có hay không ? Chúng tôi nghĩ rằng đó là những vấn đề có thể giúp ích nhiều cho sự tiến hoá mặc dầu nói như vậy nhưng trong bối cảnh hiện tại phương tiện học truyền thông của chúng ta về a-tỳ-đàm có rất nhiều trở ngại để lảnh hội. Chúng tôi xin được phép chấm dứt tại đây .