A Tỳ Đàm, Bài 16 Ngày 23 tháng 10 năm 2004
Chánh Hạnh chuyển biên &
Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài 16
Nhóm Thuộc Tánh Tịnh Hảo
Tâm Sở Tịnh Hảo (Sobhanacetasika)
Nhóm Thuộc Tánh Tỉnh Hảo
Tâm sở tịnh hảo là những thuộc tánh tốt đẹp, tạo nên những tâm tịnh hảo (sobhanacitta) như tâm thiện, tâm quả hữu nhân và tâm tố hữu nhân. Tâm sở tịnh hảo thuộc về hành uẩn. Gồm 25 thứ, được chia thành 4 nhóm:
I TÂM SỞ TỊNH HẢO BIẾN HÀNH
Vô Tham (Alobha) (Ottappa)
“Lubbhatīti lobho: dính mắc gọi là tham”.
“Na lobho’ti alobho: không dính mắc gọi là vô tham”.
Vô tham tâm sở có trạng thái không dính mắc với đối tượng, không bám bíu vào đối tượng; chức năng của vô tham tâm sở là giúp các pháp đồng sanh biết cảnh một cách vô nhiễm. Ví dụ như một lá sen hay lá môn nhờ có lớp phấn trên mặt nên không bị dính ướt khi nước rơi.
- Chơn tướng của vô tham là trạng thái không dính mắc.
- Phận sự của vô tham là không chấp giữ.
- Sự hiện bày là không quyến luyến.
- Nhân cần thiết của vô tham là khéo tác ư.
Vô tham tâm sở là nguồn gốc của thiện pháp hay c̣n gọi là căn thiện (kusalamūlanaṃ); từ vô tham mà phát sanh thiện pháp bố thí, xả tài…
ooOoo
TT Giác Đẳng : Chúng con xin đănh lễ Sư
Trưởng ,TT Trí siêu và
Chúng ta trở lại với trạng thái vô tham, một trạng thái thiện có thể nói rằng cũng đặc biệt lắm thưa quư vị. Những tâm tư hiện hữu trong cuộc đời này, có những tâm tư nó bị dính mắc vào một cảnh nào đó và có những tâm tư mà nó nhận thức được đối tượng nhờ vào trạng thái vô tham, TSVT, hay thuộc tánh vô tham , một trạng thái khả dĩ có thể làm cho tâm không bị dính mắc như nước ở trên lá sen. Và dĩ nhiên trạng thái này nó có nhiều ư nghĩa rất là thú vị mà trong phần thảo luận chư Tăng sẽ trở lại. Xin kính cung thỉnh TT Trí siêu , vị giảng sư của lớp học a-tỳ-đàm giảng về bài học ngày hôm nay.
TT Trí Siêu : Chúng con kính đănh lễ Sư trưởng , kính chào TT Giác Đẳng.Thật là vô cùng hoan hỷ hôm nay nghe được tiếng nói của TT. Sự hiện diện của TT Giác Đẳng trong ngày hôm nay khiến cho chúng tôi hết sức vui mừng hoan hỷ. Trong những ngày qua , room vẫn sinh hoạt b́nh thường . Nhờ sự thường xuyên có mặt của Sư Trưởng, room vẫn sinh hoạt tốt đẹp trong những ngày qua.
Hôm nay chúng ta học tiếp phần tâm sở tịnh hảo biến hành . Vô tham là một trong những thuộc tánh của tịnh hảo biến hành. Đây là một đặc tánh hết sức là quan trọng, cũng không kém ǵ các tâm sở khác bởi v́ vô tham vừa làm chức năng như tương ưng trong ba căn thiện tức là vô tham vô sân và vô si mà vô tham nó c̣n có nguồn gốc là từ đó mà nó tạo ra một sự vô nhiễm cho tâm. Sự vô nhiễm ở đây alobha tức là trạng thái ly tham hay là trạng thái không có dính mắc vào đối tượng. Tâm tịnh hảo biết cảnh là biết cảnh nhưng mà nó không bị dính mắc bởi đối tượng, cũng giống như một lá sen hay lá môn. Trên mặt của lá sen hay lá môn nó có bụi phấn hay là những lông tơ sẽ làm cho lá môn hay lá sen không thể thấm ướt được, sương hoặc nước mưa sẽ chạy tuột ra khỏi lá môn hay lá sen không để lại dấu vết dính nước.
Ở đây chúng ta định nghĩa về chữ vô tham, danh từ alobha (pali) không dính mắc gọi là vô tham.Chữ tham lobha ở đây “Lubbhati`ti = Lobho” dính mắc gọi là tham. Đối với tâm tham khi mà nó bắt cảnh v́ rằng có tham tâm sở phối hợp. Do đó nó bám víu nó chấp trước dính mắc với đối tượng. Cũng giống như là một chất keo hay là một chất nhựa bất cứ lá cây hay là hạt bụi mà rơi trúng nhầm đó th́ không thoát ra bên ngoài được. Đó là trường hợp của tham.
C̣n vô tham ở đây là trạng thái không dính mắc không có bám víu vào đối tượng và chính tâm sở vô tham này nó giúp cho các pháp đồng sanh biết cảnh nhưng mà không dính mắc với cảnh. Ở đây chúng ta phải thận trọng định nghĩa về chữ vô tham như là một thuộc tánh như là một thực tính của pháp để chúng ta có thể giải thích được trường hợp vô tham tâm sở nó phối hợp được cả trong tâm thiện và cả trong tâm tố hữu nhân và tâm quả hữu nhân thuộc về tâm tịnh hảo.
Trước khi chúng ta muốn nói đến vô tham là một ư nghĩa trong vai tṛ thiện pháp tu tập th́ chúng ta phải định nghĩa theo nghĩa nguyên sơ của nó chỉ là một trạng thái không dính mắc mà thôi .
Chơn
tướng của vô tham là không dính mắc.
Phận sự của vô tham
là không chấp giũ vào cảnh hay chấp giữ vào
đối tượng, không bám víu vào đối
tượng.
Sư hiện bày là không có dính
mắc, không có quyến luyến đối tượng
Nhân cần thiết của vô tham là khéo tác ư, là sự suy tư một cách khéo léo, suy tư bằng trạng thái chánh tư duy. Như vậy là mới có vô tham được.
Tất nhiên là khi nói đến nhân cần thiết của tâm sở vô tham. Chúng ta nói theo cách này là chúng ta hơi nói qua về vấn đề phạm trù tu tập. Bởi v́ ở đây có những thứ tâm như tâm quả hữu nhân những thứ tâm làm việc hộ kiếp tục sinh chẳng hạn, tam nhân trong đó có vô tham tâm sở phối hợp nhưng mà những thứ tâm đó hoàn toàn không cần phải có sư khéo tác ư để mà phát sanh lên được là bởi v́ những thứ tâm đó là thành quả của tâm thiện, hễ tâm thiện dục giới hay là tâm thiện sắc giới hoặc là tâm thiện vô sắc giới có mănh lực dị thời nghiệp duyên tạo ra các tâm quả đó là tự nhiên các tâm quả đó là có vô tham tâm sở.
Đơn giản như vậy thôi chứ không phải do sự khéo tác ư ǵ mà phát sanh lên trạng thái vô tham ở đó. Nhưng ở đây sở dĩ được đề cập đến nguyên nhân này là bởi v́ trong đời sống hằng ngày của chúng ta cái trạng thái tâm sanh khởi không bị dính mắc ở đối tượng khả ái khả ư khả hỷ khả lạc đó chính là do nhờ chúng ta khéo tác ư hay là chúng ta khéo suy nghĩ. Ở đây có một trường hợp mà quư vị chắc có lẽ có nghe.
Một người học tṛ của một nhà hiền triết Socrat, người học tṛ đó đến thưa với thầy rằng :
_ “ Thưa thầy con đang gặp một trở ngại về tinh thần, gặp một cô gái có nhan sắc và tâm của con bị quyến luyến. Bây giờ phải làm sao đây ?”
Lúc bấy giờ nhà hiền triết nới nói rằng :
_ “ Nếu thế th́ con hăy nh́n kỹ lại một lần nữa cái bóng sắc đó “
Chỉ một câu nói đơn giản thôi thưa quư vị, mà nó bao hàm ư nghĩa như là một sự khéo tác ư để thành tựu được tâm lư vô tham, nghĩa là không có sự đắm nhiễm.
Khi mà chúng ta gặp bất cứ trường hợp ǵ, bất cứ một đối tượng nào, một cảnh nào mà nếu tâm của ta bị buông lung, bỏ quên, lơ đễnh th́ tâm tham sẽ sanh khởi có sự quyến luyến có sự dính mắc. Nhưng nếu trong lúc đó chúng ta đối diện với cảnh và chúng ta khéo suy nghĩ phân tích để cho thấy rằng cái này là tạm bợ là vô thường, nó là huyễn không chẳng hạn. Khi mà suy xét như vậy th́ tâm không thể nào dính mắc được.
Chẳng hạn như
trường hợp Ngài em trai út của Ngài Sariputta Tôn
giả Xá-lợi-Phất. Mẹ của Ngài Sariputta v́
muốn giữ chân đứa con trai út là cư sĩ
tại gia không cho đi tu theo những người anh trong
gia đ́nh. Cho nên bà mới t́m cưới cô
gái đẹp con nhà thế gia vọng tộc, môn
đăng hộ đối với nhà của bà cho con trai
út của ńnh. Theo tập tục Án
Độ thời xưa, trong ngày lễ thành hôn, một
cụ già sẽ cầm b́nh nước gọi là
nước An-Lành rưới trên tay của đôi tân hôn và
chúc phúc cho họ. Cụ già tuổi phải cao và vẫn c̣n
đủ đôi đủ bạn ,
họ tin rằng với sự phúc chúc đó sẽ giúp
đôi tân hôn sẽ hạnh phúc và sống đến
răng long tóc bạc với nhau. Th́ khi đó thưa quư
vị do cơ duyên trong quá khứ cũng đă chín muồi
khiến cho công tử Jetava bất chợt khi nh́n thấy
bà ngoại của ḿnh là bà cụ già 80 tuổi, đang
cầm b́nh nước run rẫy để rưới lên tay của chàng. Chàng chợt
nhận ra rằng thời gian sẽ tàn phá nhan sắc.
Bà ngoại ta trước đây chắc có lẽ khi c̣n
trẻ tuổi cũng là một người nữ duyên
dáng xinh đẹp nhưng mà thời gian trôi qua bây giờ
bà đă 80 tuổi, thân xác của bà bây giờ tàn tệ như
vầy hay sao. Thế th́ người vợ
xinh đẹp như tiên nữ đang đứng bên
cạnh ta trong tương lai rồi cũng như vậy
thôi. Nghĩ đến chỗ đó công tử Jetava
tự nhiên khởi tâm nhàm chán và muốn đi xuất gia theo những người anh của ḿnh, theo
Tôn giả Xá-Lợi-Phất.Trên đường
rước dâu về nhà chàng rập tâm trốn thoát,
giữa đường giả vờ đau bụng
bảo mọi người đưa cô dâu về nhà
trước, rồi chàng sẽ đuổi theo. Chàng Jetava
đă chạy riết vào rừng t́m gặp chư
tỳ kheo và xin xuất gia.
Với thí dụ này chúng ta thấy rằng vấn đề khéo tác ư là như vậy đó. Tức là nh́n một cảnh khả ái khả ư nếu để tâm buông lung th́ lúc bấy giờ tham ái sẽ sanh khởi, nó sẽ dính mắc nhưng nếu có sự suy tư chánh hướng, suy tư đúng cách th́ lúc bấy giờ trạng thái ly tham nó sẽ sanh khởi. Khi ta nói nguyên nhân để phát sanh lên, yếu tố để làm cho thuộc tánh vô tham có mặt th́ ở đây chúng ta phải nói đến vấn đề khéo tác ư là như thế.
Và chúng ta có thể nói rằng chính do nhờ sự khéo tác ư này mà khởi lên tâm thiện vô tham, rồi tâm thiện vô tham đó sẽ tạo ra các tâm quả tương ứng. Tâm quả tương ứng đó như tâm quả hữu nhân th́ nó cũng có trạng thái vô tham vậy nhưng trạng thái vô tham này nó tiêu cực chứ không được tích cực như là trạng thái vô tham trong tâm thiện.
Bây giờ chúng ta lại nói qua một khía cạnh khác cũng có liên hệ về vấn đề vô tham, sau khi chúng ta đă nói về cái nghĩa nguyên sơ của nó là những thuộc tánh phối hợp trong tâm tịnh hảo. Bây giờ chúng ta lại nói đến khía cạnh của vô tham nằm trong phạm trù tu tập. Trong khi nguồn gốc của bất thiện là tham là sân là si.
Tham có khuynh hướng là dính mắc là chiếm hữu.
Vô tham có khuynh hướng xả ly dứt bỏ không chấp trước.
Chúng ta thấy một đằng th́ nắm lấy một đằng th́ buông bỏ.
Cho nên vô tham nó là một trong ba tâm thiện vô tham vô sân vô si và chính do nguồn gốc này mà từ đó phát sanh lên những thiện pháp khác.Một vị tu tập đạt đến một trạng thái xả ly hay là dứt bỏ ca`ga những ǵ thuộc về hệ phược th́ trạng thái dứt bỏ đó nó xuất phát từ nguồn gốc vô tham. Vô tham tạo ra trạng thái tâm muốn dứt bỏ. Và khi đă có trạng thái vô tham dứt bỏ rồi th́ nó phát sanh lên những đức tính thiện khác như là bố thí chẳng hạn. Chính do sự bố thí này có nghĩa là tâm không có dính mắc có thể xả tài ra được. Cả hai trường hợp này chúng ta cũng nên chú ư bố thí chỉ là giai đoạn cuối cùng nhưng quan trọng nhất là người thí chủ đó cần phải có tâm dứt bỏ mới được.Thí dụ bây giờ chúng ta đang có những vật sỡ hữu ở trong tay là tiền bạc hay là y phục chẳng hạn. Mặc dầu chưa có cơ hội để chúng ta đem cho người khác nhưng mà chúng ta vẫn có thể tu tập vô tham bằng cách là chúng ta có sự xả ly, tâm của chúng ta xả ly món đồ đó. Với trạng thái tâm lư này sẵn sàng để cho. Cho nên giai đoạn thứ hai là giai đoạn ca`ga hay là giai đoạn dứt bỏ vẫn được xem như là nguồn gốc phụ của sự bố thí. C̣n nguồn gốc chính để tạo thành đức tánh bố thí đó là t́nh trạng vô tham. Vô tham có nghĩa là không dính mắc, hễ mà chúng ta không có dính mắc không có chấp trước cái ǵ th́ chúng ta xả ly dễ và chúng ta bố thí cũng dễ. Đó là trường hợp mà chúng ta cũng cần nên lưu ư.
Trong việc tu tập th́ chúng ta là vị hành giả cần nên biết rằng những trạng thái mà chúng ta bám víu dính mắc ở chỗ này ở chỗ kia. Dính mắc vào những cảnh khả ư khả hỷ khả lạc hay dính mắc vào những sự kiện tái sanh v.v.. Dầu cho dục ái hay hữu ái phi hữu ái cũng là sự dính mắc không đem lại lợi ích giải thoát. Thé th́ bây giờ khi chúng ta biết được như vậy th́ chúng ta phải tu tập bằng cách xuất ly là vô tham. Xuất ly nekkhamma ở đây tức là tâm của chúng ta ĺa bỏ sự ham muốn. Xuất ly cũng từ nguồn gốc Alobha tức là vô tham. Khi tu tập chúng ta muốn thành tựu được trạng thái tâm lư xuất ly hay là xả ly hay là bố thí được mà không có sự dính mắc chấp thủ lại những ǵ chúng ta đă có.
Người Phật tử chúng ta tu tập trước nhất chúng ta tưởng về vô thường Anicca`Đức
Phật Ngài dạy rằng vị tỳ kheo tu tập làm cho viên măn về tưởng vô thường, thời ở đây sẽ làm cho giảm bớt hay là trừ khử được tâm tham ái dính mắc.
Hay là chúng ta quán về thân thể trược cũng được. Nếu như một người nặng về tính ái tham hay dính mắc người này hay dính mắc người kia. Người nam th́ dính mắc người nữ, người nữ th́ dính mắc người nam chẳng hạn. Th́ trong trường hợp đó chúng ta phải suy quán về 32 thể trược xác thân này th́ lúc đó ta sẽ đạt đến trạng thái vô tham nghĩa là vô nhiễm đối với cảnh sắc. Và chúng ta có nhiều trường hợp khác, hễ tâm chúng ta dính mắc cái ǵ th́ chúng ta cần phải khéo tác ư để mà chúng ta có thể đoạn trừ nó bằng pháp môn tu tập tương ứng. Cũng giống như là một người thợ mộc hoặc những người thợ khác khi họ làm việc họ xử dụng tất cả món dụng cụ làm mộc. Lúc nào xả cây th́ họ xử dụng cưa ṛng, lúc nào họ cần cắt mộng cắt ngang th́ họ dùng cưa cắt ngang, lúc nào họ cần bào thẳng th́ họ dùng bào trường, lúc nào họ cần bào láng th́ họ dùng bào cóc chẳng hạn. Mỗi thứ dụng cụ đều có tác dụng riêng.
Hoặc ví
như một bác sĩ vào pḥng giải phẫu. Lúc bấy giờ họ biết cách xử
dụng kéo loại nào, dao loại nào. Trên
mâm dụng cụ luôn được bày ra đầy
đủ, người y tá biết lúc nào phải
đưa dụng cụ nào cho bác sĩ. Và kéo y khoa th́
có nhiều loại kéo , dao y khoa có
nhiều loại dao chứ không như người
đồ tể chỉ dùng một con dao để xẻ
thịt. Ở đây việc tu tập của chúng ta
cũng như thế, tuỳ theo mức độ tham ái và
đối tượng tham ái mà chúng ta xử dụng
một pháp môn nào tương ứng như là quán vô
thường hay là quán thân bất tịnh v.v..
để mà chúng ta trừ khử
dẹp bỏ tham ái đó đi. Thế là
chúng ta đạt được tŕnh độ gọi là
vô tham. Chúng tôi xin được kết
thúc bài giảng ở đây. Kính chúc Chư Tôn
Đức luôn được sự an lạc, chúc quư
vị luôn được sự an vui
tiến hoá.
TT Giác Đẳng :
Cái ǵ đáng lưu luyến, cái ǵ đáng giữ lại trong ḷng. Như vậy phải chăng trạng thái vô tham ở đây được đề cập đến trong a-tỳ-đàm như một trạng thái tâm cái ǵ nó đến th́ nhận nó đến, cái ǵ nó đi th́ chúng ta cứ cho nó đi, không luyến tiếc không giữ lại. Không luyến tiếc cái ǵ đáng cho chúng ta hoài niệm có phải như vậy không ? Nói một cách ngắn gọn là ở trong cảnh giới của thiện, ở trong cảnh giới của tâm tịnh hảo có trạng thái nào cho phép chúng ta có được một tâm tư khả dĩ để nhớ và để giữ lại những ǵ có giá trị đáng tha thiết trong cuộc đời mà sự tha thiết đó không gọi là tham không gọi là dính mắc được không? Xin thỉnh TT Trí Siêu nói thêm một chút về điểm này. Thỉnh TT.
TT Trí Siêu :
Khi mà chúng ta gợi nhớ bao nhiêu đó tâm của chúng ta dậy khởi lên một niềm tin dạt dào và niềm tin đó có thể làm cho chúng ta xúc động làm cho chúng ta cảm xúc và chúng ta nhớ và chúng ta khôn thể nào quên được cảm xúc đó.
Trong trường hợp này cần phải được phân tích một cách hết sức là chặc chẽ. Hễ là tham, một sự dính mắc th́ luôn luôn nó làm tăng trưởng bất thiện pháp , làm cho thiện pháp bị suy giảm. Vô tham th́ nó làm cho thiện pháp được tăng trưởng và bất thiện pháp bị suy giảm , trong trường hợp này chúng ta cần phải có sự cân phân bằng trí tuệ với chánh niệm để chúng ta biết rơ trong trường hợp đó ḿnh có sự dính mắc hay là chỉ v́ niềm tin xúc động, một sự nhớ tưởng mà nó không mang tính chất tham ái. Bởi v́ ở đây nhớ biết như vậy ghi nhận như vậy nhưng mà không có sự quyến luyến ở nơi này. Trong trường hợp đó là trạng thái vô tham.
Tuy nhiên khi nói điều đó chúng ta chưa hoàn toàn nói rằng khi ta đến những cảnh động tâm những nơi mà chúng ta tham quan, tâm của chúng ta gợi nhớ lên cái này cái kia chúng ta không thể nói hoàn toàn là vô tham. Tuỳ. Có thể một vài đối tượng, một vài người khi gặp cảnh đó trở về họ gạn lại với một cách dính mắc, họ lưu luyến trong trường hợp đó rơ ràng ở đây là tham. C̣n trường hợp khi mà chúng ta trở về chúng ta càng hoan hỷ chúng ta càng thích thú càng phấn chấn tư tưởng để chúng ta quyết tâm tu tập nữa th́ trong trường hợp này rơ ràng là có sự gợi nhớ của chúng ta về cảnh động tâm mà chúng ta đi qua, đi hành hương ở Ấn Độ chẳng hạn th́ trong trường hợp đó lại là trạng thái vô tham. Vấn đề này hết sức tế nhị.
Khi chúng ta đề cập đến thiện pháp và bất thiện pháp, th́ trạng thái sân và vô sân là hai thái cực rất dễ phân biệt. Nhưng trạng thái tham trong tâm bất thiện và trạng thái vô tham trong tâm thiện khi nh́n một cảnh nếu ta không khéo th́ chúng ta tưởng chừng như cái này là cái kia và cái kia là cái nọ.
Thí dụ như một người có sự thương kính cha mẹ và họ rất xúc động khi nh́n thấy cha mẹ đă già yếu lại bệnh tật hoặc phải sống nghèo khổ. Một niềm thương yêu dâng trào làm cho người con cảm thấy nghẹn ngào. Ta phải phân tích rơ ràng. Nếu như trong lúc người con có sự kính trọng cha mẹ th́ trong lúc đó rơ ràng người con có trạng thái tâm thiện tức là có trạng thái vô tham. Nhưng khi sự thương cảm có sự quyến luyến, dầu đối với cha với mẹ đi nữa nhưng đó cũng là trạng thái tham ái.
Trong đời thường khi nghe như vậy họ sẽ phản bác luyến ái cái ǵ khi con cái thương cha mẹ hoặc là cha mẹ th ương con. Chừng nào ḿnh luyến ái với người yêu mới gọi là tham ái. Nhưng ở đây thưa quư vị chính đó mới là trạng thái dính mắc của ḷng tham theo Phật học A-tỳ-đàm chúng ta cần phân biệt một cách kỹ lưỡng, một cách chi li. Tại sao vậy ? Khi một người có trạng thái thiện tâm kính trọng thương tưởng đến cha đến mẹ th́ không làm cho tâm của ḿnh nó bị lui sụt về thiện pháp. Nhưng nếu trong tr ường hợp đó có sự quyến luyến thuộc về bất thiện pháp th́ trong trường hợp này có nghĩa là khi cha mẹ có mệnh hệ ǵ hay có trăm tuổi th́ ḿnh sầu muộn khóc than. Sụ sầu nuộn khóc than đó nó bắt nguồn từ ở tâm ái mà ra. Bất thiện duyên cho bất thiện.
Nói tóm lại câu hỏi mà TT Giác Đẳng nêu lên, chúng tôi có sự nhận xét như vậy.
Có những trường hợp tâm của chúng ta khi đối diện với một cảnh làm cho ḿnh gợi nhớ cái ǵ đó và chúng ta bị xúc động th́ trạng thái gợi nhớ như vậy, xúc động như vậy cũng có thể là trạng thái vô tham nếu như trong lúc đó tâm thiện sanh khởi bằng niềm tin dạt dào th́ ở đây hoàn toàn là vô tham trong tâm thiện.
Cũng có trựng hợp là tâm tham hay tâm bất thiện sanh khởi lúc đó là bởi v́ sự cảm động này, sự xúc động này bắt nguốn từ sự dính mắc mà ra . Trong trường hợp này chúng ta phải nói phân hai như thế đó. Chúng ta phải suy xét để tự ḿnh biết lấy là có sự dính mắc với cảnh hay là chúng ta có thái độ ly tham với cảnh . Điều này tự mỗi người chúng ta sẽ phân biệt rơ ràng hơn. Xin được dứt lời ở đây.