A Tỳ Đàm, Bài 16 Ngày 15 tháng 10 năm 2004

Minh Hạnh chuyển biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

 

Bài 16

 

Tâm Sở Tịnh Hảo (Sobhanacetasika)

Nhóm Thuộc Tánh Tỉnh Hảo

 

Tâm sở tịnh hảo là những thuộc tánh tốt đẹp, tạo nên những tâm tịnh hảo (sobhanacitta) như tâm thiện, tâm quả hữu nhân và tâm tố hữu nhân. Tâm sở tịnh hảo thuộc về hành uẩn. Gồm 25 thứ, được chia thành 4 nhóm:

 

I TÂM SỞ TỊNH HẢO BIẾN HÀNH

(SOBHANASĀDHĀRAṇACETASIKA):

 

Là những tâm sở đẹp, chúng luôn luôn có mặt trong tất cả tâm tịnh hảo, là những thuộc tánh căn bản của tâm tịnh hảo, nên gọi là tâm sở tịnh hảo biến hành. Những tâm sở tịnh hảo biến hành này luôn luôn đi chung với nhau không thể thiếu một thứ nào.

16. I . 3. Tàm (Hiri):

Có chú giải rằng: “Hiriyatīti hiri: Hổ thẹn gọi là tàm”.

Tàm tâm sở là một thuộc tánh có chức năng loại bỏ những ác bất thiện, tàm có nghĩa là hổ thẹn với tội lỗi. Tàm giống như là chất miễn nhiễm, không để bị xâm nhập của những bệnh hoạn.

- Chơn tướng của tàm là nhàm chán.

- Phận sự của không vi phạm lỗi lầm.

- Sự hiện bày là bỏ qua điều bất thiện.

- Nhân cần thiết của tàm là biết tự trọng.

Ḷng tàm đượ xem là một sức mạnh tinh thần của việc tu tập (tàm lực).

16. I . 4. Quư (Ottappa):

Có chú giải rằng: “Ottappatīti ottappo: kinh cảm, sợ hăi gọi là quư”.

Quư tâm sở có nghĩa là trạng thái sợ hăi với điều tội lỗi. Chức năng của quư tâm sở cũng giống như tàm là ngăn chặn ác pháp xâm nhập. Quư cũng là một chất miễn nhiễm của tư tưởng.

- Chơn tướng của quư là ghê sợ điều xấu.

- Phận sự của quư là chận đứng sự làm quấy.

- Sự hiện bày là thối thoát điều ác.

- Nhân cần thiết của quư là trọng tha nhân.

Quư cũng là một sức mạnh tinh thần (quư lực).

Câu thảo luận:

Ḷng tàm, quư là yếu tố tu tập qua h́nh thức nào?

Một vị Thánh A-la-hán đă chấm dứt mọi phiền năo lỗi lầm, với vị ấy c̣n cần thiết ḷng tàm quư không?

Chỉ là người tu tập mới có ḷng tàm quư hay là tất cả mọi người đều có thể có?