A Tỳ Đàm, Bài 16   Ngày 22 tháng 10 năm 2004

 

Minh Hạnh chuyển biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

 

Bài 16

Nhóm Thuộc Tánh Tịnh Hảo

Tâm Sở Tịnh Hảo (Sobhanacetasika)

Nhóm Thuộc Tánh Tỉnh Hảo

 

Tâm sở tịnh hảo là những thuộc tánh tốt đẹp, tạo nên những tâm tịnh hảo (sobhanacitta) như tâm thiện, tâm quả hữu nhân và tâm tố hữu nhân. Tâm sở tịnh hảo thuộc về hành uẩn. Gồm 25 thứ, được chia thành 4 nhóm:

 


Tàm (Hiri) và Qúy (Ottappa)

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính chào ĐĐ Pháp Đăng cùng Chư Tăng đang có mặt trong rơom, và thưa tất cả các đạo hữu Phật tử. Hôm nay ngày thứ Sáu hàng tuần chúng ta học về môn A Ty` Đàm, bài học hôm nay chúng ta tiếp tục học về phần tâm sở tịnh hảo,  nhóm thuộc tánh tâm sở tịnh hảo biến hành.  Trong những ngày qua chúng ta đă học về tín tâm sở, niệm tâm sở, hôm nay chúng ta học về tàm tâm sở, qúy tâm sở.  Lẽ ra chúng ta chỉ học mỗi ngày một tâm sở để chúng ta bàn rộng thêm, nhưng vi` ở đây tàm qúy là một đôi pháp đi chung với nhau, hễ nhắc đến tàm là phải nhắc đến qúy. Cũng như trong hai tâm sở bất thiện chúng ta vừa học  qua trong những ngày trước, khi nói đến vô tàm và vô qúy thi` chúng ta gồm chung lại hay là nói đến hôn trầm thụy miên thi` chúng ta học chung một buổi học vi` nó có sự tương quan với nhau, y' nghĩa cũng gần với nhau. 

 

Cũng như thế ngày hôm nay chúng ta học về tàm tâm sở và qúy tâm sở được gọi là hiri sobhana. Trước hết là chúng ta hăy tri`nh bày y' nghĩa tàm qúy như là những thuộc tánh tịnh hảo biến hành có mặt trong khắp tất cả tâm tịnh hảo. Khi chúng ta nói đến tâm tịnh hảo, một trạng thái tâm có tánh chất tốt đẹp, không bị ô nhiễm bởi những thứ phiền năo, là những trạng thái tâm nhu nhuyễn dễ sử dụng v.v... Khi chúng ta nói đến những đặc tánh của tâm tịnh hảo như thế thi` chúng ta cần phải biết cái gi` tạo nên những đặc tánh tốt đẹp đó.

 

Chính do 19 tâm sở tịnh hảo biến hành tạo nên đặc tánh tốt đẹp cho tâm tịnh hảo, và 19 thứ tâm này luôn luôn có mặt trong các tâm tịnh hảo không rời nhau, trước đây chúng ta đă đề cập đến niệm, bây giờ chúng ta lại nói đến tàm qúy.

 

Tàm hiri là sự hổ thẹn, nói cho dễ hiểu hơn là sự hổ thẹn về tội lỗi, qúy ottappa là ghê sợ, nói rơ hơn là sự ghê sợ tội lỗi.  Trong bộ Dhammasangani bộ Pháp tụ đă có định nghĩa về tàm, tức là sự hổ thẹn những ác bất thiện pháp đă sanh, qúy tức là sự ghê sợ đối với những ác bất thiện pháp đă sanh. Chúng ta dùng định nghĩa này để giải nghĩa về y' nghĩa của tàm và qúy. 

 

Thế nhưng khi chúng ta hiểu tàm qúy như là những thuộc tánh tịnh hảo biến hành phối hợp trong các tâm tịnh hảo, thi` chúng ta phải lấy y' nghĩa nguyên sơ của nó, vi` rằng tàm qúy là sự hổ thẹn, sự ghê sợ tội lỗi, nên chúng ta lấy y' nghĩa nguyên sơ của nó, ở đây chỉ có nghĩa là một tính chất để ngăn chặn sự xâm nhập của ác bất thiện pháp.  Giống như những chất miễn nhiễm của một cơ thể, làm cho cơ thể đó không bị vi trùng bịnh xâm nhập như thế nào, thi` ở đây tàm và qúy là những thuộc tánh trong tâm tịnh hảo, cũng có nghĩa là chất ngăn chặn không để bị xâm nhập bởi những thuộc tánh bất thiện.

 

Chúng ta chỉ định nghĩa một cách đơn thuần như vậy thôi, bởi vi` như chúng ta đă biết là ngay cả tâm hộ kiếp, tức là tâm chủ quan hay tâm  quả dục giới hữu nhân, hoặc những tâm quả siêu thế, hoặc những tâm quả đáo đại, hoặc những tâm đổng lực thiền chẳng hạn, hay đổng lực tố, tất cả những tâm đó nó cũng có hiri ottappa. Nhưng chữ hiri ottappa ở đây không thể hiểu là sự hổ thẹn ghê sợ tội lỗi được, bởi vi` trong tâm đại quả ngay trong lúc đó tâm tử quan này hoàn không có tác y' gi` đến việc hổ thẹn tội lỗin hay ghê sợ tội lỗi cả. 

 

Mà định nghĩa rằng hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi tàm qúy này được định nghĩa như thế chỉ đối với tâm thiện dục giới, khi một vị tu tập có thái độ đối phó với ác bất thiện pháp đang sanh mà thôi, đă sanh, đang sanh, và sẽ sanh, thi` mới nói rằng đó là sự hổ thẹn tội lỗi được. Trong lúc chúng ta đang ngủ mê lúc đó toàn bộ gio`ng tâm thức sanh khởi chỉ là những tâm hộ kiếp, là những tâm quả mà thôi. Nhưng những tâm quả tịnh hảo này trong đó nó có hai thuộc tánh tàm, và qúy là để ngăn chặn không bị nhiễm bởi những tư tưởng bất thiện pháp, hay những thuộc tánh bất thiện pháp, chỉ có như vậy chứ không phải ngay trong lúc chúng ta ngủ mà chúng ta lại có sự ghê sợ hay hổ thẹn tội lỗi, ngay trong lúc đó hoàn toàn chúng ta không biết gi` cả, chúng ta phải hiểu như thế.

 

Thi` ở đây khi chúng ta nói về hai thuộc tánh này chúng ta hăy chấp ly về y' nghĩa thông thường y' nghĩa trong việc tu tập mà đă được hi`nh thành như những pháp môn, những đặc tánh hộ trở cho thiện pháp, chúng ta hăy tách rời nó ra để chúng ta lấy y' nghĩa nguyên sơ.

 

Nếu như trong tâm tịnh hảo không có hai tâm sở này phối hợp, thi` như vậy tâm tịnh hảo này sẽ bị nhiễm bởi những thuộc tánh bất thiện giống như tâm bất thiện vậy, nhưng đằng này nó được cấu tạo bởi những thuộc tánh tịnh hảo trong đó có 19 tịnh hảo biến hành, nó tạo nên trạng thái tâm tốt đẹp mà chúng ta gọi là sobhanacitta hay tâm tịnh hảo, chúng ta phải hiểu y' nghĩa như thế.

 

Chữ tàm có chân tướng nhàm chán, trạng thái nhàm chán.

 

Phận sự của lo`ng tàm là làm cho không nhiễm lỗi lầm, là làm cho tâm không bị khuyết điểm.

 

Sự hiện bày của lo`ng tàm hay sự thành tựu là nó diệt qua những tánh chất bất thiện.

 

Nhân cần thiết của lo`ng tàm theo trong chú giải chỗ này thi` chúng ta thật sự khó nói, bởi vi` nhân cần thiết của lo`ng tàm là biết tự trọng, chúng tôi sẽ nói điều này khi chúng tôi nói qua y' nghĩa trong việc tu tập.  Thật ra khi chúng ta nói về y' nghĩa lo`ng tàm là sự hổ thẹn tội lỗi, thi` lo`ng tàm đó chúng ta mới nói chân tướng là sự nhàm chán tội lỗi, nhàm chán những điều xấu.

 

Phận sự lo`ng tàm ở đây là không vi phạm những lỗi lầm.

 

Sự thành tựu lo`ng tàm ở đây tức là bỏ qua điều bất thiện.

 

Nhân cần thiết của lo`ng tàm thi` chúng ta mới nói đến vấn đề là biết tự trọng, tức là khi nghĩ đến vị trí của mi`nh, vai tro` của mi`nh, nghĩ đến học thức của mi`nh ngay trong lúc đó tự nhiên tự nhủ: địa vị ta như thế này, vai tro` ta như thế này sao lại có thể làm những điều xấu đó được, nhờ biết tự trọng như vậy cho nên tâm biết hổ thẹn những lỗi lầm, không vi phạm những lỗi lầm khuyết điểm đó.

 

 Thi` như vậy chúng ta nói về bốn y' nghĩa của lo`ng tàm trên lănh vực gọi là pháp môn tu tập. Nếu chúng ta nói về y' nghĩa pháp thực tính của tàm thi` chúng ta chỉ có thể nói rằng nhân cần thiết của tàm ở đây tức là có tâm tịnh hảo phát sanh, chúng ta nói như vậy là đúng nhất, hễ mà có tâm tịnh hảo sanh khởi đương nhiên là có mặt của lo`ng tàm, bởi vi` vai tro` của nó là để miễn nhiễm những thuộc tính bất thiện không cho xâm nhập vào tâm tịnh hảo, đơn giản như vậy thôi.

 

Bây giờ chúng ta lại nói đến lo`ng qúy ottappa, chữ ottappa từ chữ ottappatiti kinh cảm sợ hăi gọi là qúy, sợ này không có nghĩa là chúng ta khiếp đảm, chúng ta kinh sợ những cái gi` mà nó làm cho mi`nh cảm thấy như bị đe dọa, chẳng hạn như là sợ súng đạn, sợ vật nhọn bén, như gươm, giáo, dao, búa hay sợ những hiện tượng khiếp đảm, hiện tượng đe dọa như hiện tượng ma qủy ,hoặc những tiếng động, những sự hù nhát của người khác họ làm cho mi`nh khởi lên tâm khiếp đảm, kinh hăi giật mi`nh, không phải qúy ở đây là sự sợ hăi đó. 

 

Mà qúy ở đây là sự sở hăi về những tội lỗi, những ác pháp, khi chúng ta đă nói đến y' nghĩa đơn thuần của qúy ottappa, một thuộc tánh của tâm tịnh hảo thi` chúng ta chỉ nên định nghĩa đó là một thuộc tánh miễn nhiễm bất thiện pháp, miễn nhiễm những tánh chất bất thiện không cho xâm nhập vào tâm tịnh hảo. Nhưng bây giờ khi chúng ta nói đến qúy như một pháp môn tu tập, chúng ta nói đến y' nghĩa trong phạm trù của tu tập, thi` ở đây chúng ta phải định nghĩa qúy là một sự ghê sợ tội lỗi, kinh cảm với sự tội lỗi. 

 

Đối với một người tu tập họ nghĩ đến việc bị các bậc thiện trí thức khiển trách về hành động lỗi lầm của họ thi` tự nhiên người trí cảm thấy sợ hăi, hay người trí, một người tu tập, họ nghĩ đến hậu quả dị thục khổ đau, nó sẽ phát sinh ra do nguyên nhân lỗi lầm bất thiện này, cho nên người tu tập họ cảm thấy sợ hăi, như vậy khi họ sợ hăi về quả của pháp bất thiện, hay họ cảm thấy sợ hăi bởi sự quở trách của các bậc thiện trí thức cho nên họ không dám làm những lỗi lầm, những khuyết điểm đó thi` như vậy đây gọi là qúy.

 

Khi chúng ta nói đến lo`ng qúy này thi` chúng ta đề cập đến bốn vấn đề:

 

Chơn tướng của lo`ng qúy, là sự ghê sợ điều xấu.

 

Phận sự của qúy là chận đứng sự làm quấy.

 

Sự hiện bày của lo`ng qúy là thối thoát điều ác không làm.

 

Nhân cần thiết của lo`ng qúy là biết trọng tha nhân, tức là biết trọng người khác. Khi chúng ta cung kỉnh Đức Phật, chúng ta kính giáo pháp, kính tăng chúng, hay  chúng ta biết trọng lời nói của cha của mẹ, hay chúng ta biết trọng lời nói của các bậc trưởng thượng, thi` những vị đó dạy mi`nh điều gi` nhắc nhở điều gi` chúng ta không dám làm điều đó, chúng ta sợ hăi khi phải vi phạm, thi` nhờ chúng ta biết trọng người khác, tôn trọng người khác, từ nguyên nhân đó mà khởi lên được lo`ng qúy. 

 

Chúng ta có sự so sánh, hễ biết tự trọng thi` đó là nhân phát sanh lên lo`ng tàm hổ thẹn tội lỗi. Và biết trọng tha nhân thi` đó là nguyên nhân để pháp sanh lên lo`ng qúy là ghê sợ tội lỗi, cả hai pháp này, như khi năy trong lời dẫn nhập chúng ta đă nghe Sư Trưởng giải thích cho chúng ta biết rằng ở trong xă hội này chúng sanh giữa thế giới này, nếu như sống không có lo`ng tàm, không có lo`ng qúy thi` như vậy sẽ vô trật tự, không có luân ly' không có đạo đức, nhưng nhờ có lo`ng tàm và qúy cho nên nó được ổn định trật tự, cha mẹ là cha mẹ, con cái là con cái, Thầy là Thầy, tro` là tro`, có người lớn có kẻ nhỏ, luôn luôn biết vâng thuận với nhau, biết kính nể lẫn nhau và biết nhượng bộ lẫn nhau, tất cả điều đó do lo`ng tàm và qúy mà sanh ra cả. Khi một người học tro` có lo`ng tàm và qúi họ sẽ hổ thẹn, khi họ nghĩ đến nếu như họ hỗn láo với Thầy như vậy thi` không xứng đáng để họ học những điều hay lẽ phải đối với vị Thầy,chính vi` vậy họ khởi lên tâm hổ thẹn....(co`n tiếp 36:05)