A Tỳ Đàm, Bài 16 Ngày 13 tháng 11 năm 2004

Chánh Hạnh chuyển biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Tâm Sở Tịnh Hảo (Sobhanacetasika)

 

thuộc tánh tịnh hảo là những thuộc tánh tốt đẹp, tạo nên những tâm tịnh hảo (sobhanacitta) như tâm thiện, tâm quả hữu nhân và tâm tố hữu nhân. thuộc tánh tịnh hảo thuộc về hành uẩn. Gồm 25 thứ, được chia thành 4 nhóm:

1).Các thuộc tánh tịnh hảo biến hành

2).Các thuộc tánh giới phần

3).Các thuộc tánh vô lượng phần

4). thuộc tánh tuệ phần.

 

 

16. I . 14 & 15 Thích thân, Thích tâm (Kāyakammaññatā _ Cittakammaññatā)

 

Một thứ làm cho các thuộc tánh thích ứng cảnh, và một thứ làm cho tâm thích ứng cảnh.

 

Chữ kammaññatā, do “kamma + ṇya + tā” có nghĩa là dễ sử dụng, thích hợp công việc, thích nghi với cảnh.

Hai thuộc tánh Thích thân và Thích tâm là hai thuộc tính có tính năng làm cho các tâm pháp đồng sanh với chúng hoạt động một cách thích nghi, tức là làm phận sự biết cảnh vừa với khả năng.

 

Từ hai thuộc tánh này sẽ tạo ra đức tính dễ dăi, dễ nuôi.

- Chơn tướng của thuộc tánh Thích thân, Thích tâm là dẹp bỏ sự không thích nghi của thân tâm đối với cảnh.

- Phận sự là khắc phục t́nh trạng bất xứng của thân và tâm.

- Sự hiện bày là làm cho tâm hợp với cảnh

- Nhân cần thiết là có tâm và thuộc tánh.

 

 

TT Trí Siêu : Khi chúng ta học các thuộc tánh tịnh hảo biến hành, th́ ở đây chúng ta sẽ nhắc đến từng cặp những thuộc tánh nó có tính năng giúp cho tâm tịnh hảo, hay cấu tạo nên tâm tịnh hảo tốt đẹp loại trừ những trạng thái bất thiện pháp. Chính v́ vậy việc tu tập của chúng ta sẽ dựa vào những thuộc tánh tâm tịnh hảo này để chúng ta có thể phát huy được đức tánh thiện tốt đẹp. Như chúng ta đă biết là chữ thích thân thích tâm, mỗi thứ đều có công việc, có phận sự có chức năng riêng của nó chúng ta gọi là cucha.

           Đối với những tâm bất thiện th́ nó làm công việc hết sức vụng về, bởi v́ các tâm sở đồng sanh với tâm  bất thiện nó không có được sự thích nghi. Cũng giống như trong công việc làm của một công ty, có những nhân viên phải làm những công việc không phải chức năng của họ. Thế là những nhân viên này làm công việc hết sức vụng về, v́ họ không thể thích nghi được. Ngược lại nếu như được sắp xếp làm đúng ngành nghề , th́ họ làm công việc hết sức bén nhạy tiến triển.

        Hai tâm sở thích thân và thích tâm 

        1/Thích nghi phận sự đối với những tâm sở hay là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn,. Chúng ta gọi đó là thích thân (Kaya kammannta )

        2/ Là một thuộc tánh nó làm cho thức uẩn được thích nghi với phận sự công việc biết cảnh của nó, chúng ta gọi là thích tâm ( Citta kammannata)

      *Chân tướng của tâm sở thích thân thích tâm là dẹp bỏ sự không thích nghi của thân và của tâm đối với cảnh . Về điều này chúng ta hiểu theo hai khía cạnh. Nếu trên phương diện thực tính th́ thích thân thích tâm có trạng thái thích nghi với cảnh. Không giống như tâm bất thiện,  không thích nghi với phận sự của nó, cho nên nó biết cảnh một cách hết sức thô thiển, và do vậy nó khiến cho có sự lúng túng.

         C̣n tâm thiện khi sanh khởi lúc nào cũng có sự thích hợp, bấy giờ chúng ta sẽ hiểu được trạng thái này khi chúng  ta suy nghĩ đến một thí dụ : Một người khi đến trước hội chúng nếu như họ khởi lên một trạng thái tâm lo ngại rụt rè, tức nhiên là trạng thái tâm không phải tâm thiện, th́ lúc đó họ cảm thấy lúng túng, mắt của họ không dám nh́n người khác, tay chân của họ cảm thấy dư thừa, và họ không biết phải làm cái ǵ, chúng ta sẽ thấy cử chỉ của họ rất là lố bịch.

       Nhưng nếu như một người đă thuần thục trong thiện pháp, th́ khi họ an trú với tâm thiện, cho dù đứng trước một đám đông, đi vào trong giữa hội chúng, người này an trú trong tâm thiện như tâm từ, tâm bi, đối với hội chúng, hoặc họ đang dùng trí tuệ để suy xét về một vấn đề ǵ, th́ lúc bấy giờ chính tâm tịnh hảo đó làm cho người này trở nên dạn dĩ.

      Ở đây khi chúng ta đề cập đến khía cạnh thứ hai của 2 thuộc tánh trên nó tạo  ra một đức tính :

    1/  Làm cho con người trở nên dạn dĩ không bị lúng túng

    2/ Tạo ra đức tính dễ dăi

    Bởi v́ từng sát-na tâm thiện sanh khởi, th́ chúng ta không thấy nó hiển lộ ra đứctính đó, bởi v́ quá vi tế trong mỗi một sát-na tâm sanh. Nhưng nếu như sanh khởi liên tục và kéo dài những sát-na tâm thiện, th́ lúc bấy giờ nó sẽ hiển lộ ra cái cá tính của một người dạn dĩ, một người thích nghi với cảnh. Điều này cũng nói lên cho chúng ta biết rằng trong sự tu tập không phải là chúng ta chỉ học hỏi một pháp môn, và thuộc ḷng pháp môn đó rồi chúng ta làm một cách máy móc. Làm như vậy chúng ta sẽ lúng túng, nhưng nếu chúng ta khéo tác ư đến nhũng thuộc tính của tâm tịnh hảo tốt đẹp.

       * Phận sự của thích thân thích tâm là khắc phục t́nh trạng bất xứng của thân và tâm nghĩa, là đối với tâm thiện nh́n cảnh nào nó cũng có sự thích nghi được. Nó dẹp bỏ đi trạng thái không thích hợp. Cho nên với một người tu tập, an trú trong tâm thiện, tại sao nh́n một tử thi, tâm của họ có sự thích nghi không hề có sự lúng túng hay sợ hăi hốt hoảng . Khi nh́n cảnh xấu như vậy nhưng hễ tâm thiện sanh khởi, th́ họ vẫn được thích nghi, bởi v́ trong tính cách của tâm thiện có hai thuộc tánh là thích thân và thích tâm.

      Khi chúng ta nh́n bất cứ sự vật ǵ mà chúng ta quán xét bằng tâm thiện th́ lúc bấy giờ nó không có trở ngại. Ngày xưa khi chúng tôi c̣n là sa-di , có phận sự dọn dẹp rác rưỡi chung quanh sân chùa mỗi tuần một lần cùng với các vị sa-di khác. Khi dọn đến các hố rác có nhiều uế trược, lúc bấy giờ có một số vị tránh né , nhưng chúng tôi lăn xả vào dọn dẹp để làm gương cho những vị nhỏ hơn , các vị đó thấy vậy cũng cùng nhau làm theo. Từ đó về sau chúng tôi lập tâm rằng, hễ khi chúng ta làm việc ǵ, chúng ta xử dụng tâm thiện, th́ chính tâm thiện này nó lại có thuộc tánh thuộc về thích thân thích tâm. Chúng tôi lúc đó đă hiểu biết nhiều về môn a-tỳ-đàm nên có sự suy tư như vậy.

      Khi chúng ta tu tập, chúng ta có thể áp dụng  phương pháp này để giúp cho chúng ta có được một trạng thái tâm thiện sanh khởi, làm cho chúng ta thích nghi với mọi hoàn cảnh. Khi chúng ta sống bằng tâm thiện th́ chúng ta sống ở đâu cũng được cả, lúc nào cũng thích nghi với cảnh cho dù rằng chổ  ồn ào đông đảo, hay ở nơi thanh vắng cô độc một ḿnh, mà người ta sẽ cảm thấy sợ hăi hốt hoảng như là sợ ma chẳng hạn. Ban đêm nghe nói ở chùa đó hiu quạnh thường thường có ma, ban đêm không dám ra ngoài một ḿnh. Nhưng nếu như lúc đó chúng ta khéo an trú trong thiện pháp, chúng ta kinh hành qua lại dưới rặng cây giữa đêm khuya như vậy ,an trú trong chánh niệm tỉnh giác th́ lúc bấy giờ chính tâm thiện này, tuệ quán này sanh khởi đă có hai thuộc tính thích thân và thích tâm,  nó làm cho chúng ta trở nên dạn dĩ và thích nghi với hoàn cảnh. Ở đâu cũng được, sống như thế nào cũng được, bởi v́ khi chúng ta sống bằng tâm thiện th́ thái độ  chúng ta thích nghi rất dễ dàng .

           Sự hiện bày của thích thân thích tâm làm cho tâm hợp với cảnh. Khi một người sống nhiều về tâm tham ái, hay họ sống nhiều bằng tâm sân hận, th́ họ không thích nghi cảnh, bởi v́ trong tâm bất thiện nó không có thuộc tánh thích thân thích tâm, do đó cho nên nó không tạo ra đức tánh của người thích nghi với hoàn cảnh. Một người chỉ đặt nặng vấn đề ham danh ham lợi, hay có sự thích thú trong những hội chúng v.v.. Nếu cho họ đến những vùng thôn quê hẻo lánh, họ sẽ cảm thấy buồn chán, cảm thấy cô độc, họ cảm thấy không thể sống nổi ở đây. Bởi v́ họ không thể thích nghi với hoàn cảnh.

         Hay một người có tâm sân, chúng tôi có quen với một vài vị sư, một người nhút nhát một người sợ ma, khi đi đến nơi nào các vị đó rất sợ sống nơi liêu  cốc  hẻo lánh. Lúc đầu chúng tôi lấy làm lạ một người có tâm nóng nảy như vậy lẽ ra người này phải gan ĺ mới đúng, nhưng không, họ nóng nảy sân giận như thế đó, nhưng thật ra họ không có gan ĺ chút nào cả. Khi họ sống ở một nơi không thoải mái th́ tâm họ càng bực bội hơn, hay họ sống nơi hẻo lánh th́ tâm của họ hốt hoảng lo sợ. Điểm này cho chúng ta h́nh ảnh thí dụ, để chúng ta thấy rơ trạng thái thích thân thích tâm, hai thuộc tánh này có mặt trong tâm tịnh hảo như là tâm thiện v.v… để nó tạo nên một người có đức tánh dễ dăi thích nghi với hoàn cảnh .

         Khi chúng ta đề cập đến những sự kiện nà,y chúng ta lại phải suy xét đến những thuộc tánh chung  của tâm tịnh hảo, khi tâm thiện sanh khở,i th́ chính những tâm thiện đó có những đặc tính làm đẩy lùi những phiền năo những bất thiện. Trong bài kinh Khu rừng Trung bộ kinh quyển 1 , Đức Phật diễn tả lại cho các vị tỳ kheo nghe về thời gian Ngài tu khổ hạnh trong rừng . Thoạt đầu Ngài cũng có nhiều sự hốt hoảng, nhiều sự sợ hăi trong khu rừng tăm tối và cô độc như vậy . Ngay lúc đó th́ đạo sĩ Cồ Đàm bấy giờ chưa thành Phật, chánh  niệm ghi nhận được một trạng thái lo sợ hốt hoảng, và Ngài bắt đầu truy t́m nguyên nhân tai sao con người khi sống nơi thanh vắng như thế này, làm sao có sự sợ hăi, và đă nhận thức được rằng bất cứ vị sa-môn , bà-la-môn nào có những pháp bất thiện như là tham dục chi phối, sân hận chi phối, ngă mạn chi phối th́ những vị này sống nơi thanh vắng như thế này th́ lông tóc dựng ngược, cảm thấy hốt hoảng cảm thấy sợ hăi. Khi nhận thức được điểm đó th́ Ngài cố gắng để dẹp bỏ khử trừ át chế tâm lục dục cái, sân độc cái, hôn truỵ cái, trạo hối cái v.v.. Khi đức Bồ tát dẹp bỏ 5 phép triền cái như vậy, Ngài an trú với tâm thịên. Do vậy cho nên bắt đầu Ngài dạn dĩ và không cảm thấy sợ hăi nữa, và Ngài thích nghi với hoàn cảnh sống trong rừng . Th́ đây là vấn đề mà ta phải biết rằng trong viêc tu tập, nếu như chúng ta khéo tác ư đến với tâm thiện, với những thuộc tánh, như là thích thân thích tâm, th́ lúc đó sẽ tạo cho chúng ta những điều rất đặc biệt.

            Một vị tỳ kheo tu tập nếu như vị này thường xuyên an trú tâm thiện, th́ vị tỳ kheo đó sẽ là người có tánh dễ dạy, cởi mở, hài hoà . Tại v́ trong tâm thiện đó có những thuộc tánh kỳ diệu, có thể giúp cho vị tỳ kheo này có khuynh hướng tốt đẹp, và tâm vững chắc. Tất cả những điều đó, mặc dầu trong tâm thiện là đương nhiên có sự hiện hữu của 2  thuộc tánh thích thân và thích tâm, nhưng chúng ta cũng phải nhớ rằng chúng ta cần có sự tác ư khuynh hướng đến đặc tính đó, để chúng  ta phát triển tu tập. Bởi vậy khi chúng ta nói đến vấn đề tâm thiện, chúng ta đừng ngạc nhiên tại sao trong lư thuyết th́ nói rằng khi tâm thiện sanh khởi, th́ tâm bất thiện sẽ biến mất, và tu tập về tâm thiện th́ nó sẽ đẩy lùi những ác bất thiện pháp. Không phải tự nhiên không mà nó đẩy lùi được các ác bất thiện pháp, nó phải có những thuộc tánh và những thuộc tánh tịnh hảo biến hành đó sẽ giúp cho tâm thiện có được một tính năng là đẩy lùi ác bất thiện pháp.

         Một điều thật là thú vị khi chúng ta học về a-tỳ-đàm, chúng ta biết rơ từng trạng thái của các thuộc tính phối hợp với tâm thiện với tâm tịnh hảo. Từ đó chúng ta có khuynh hướng như Đức Phật Ngài dạy rằng : “ Này các vị tỳ kheo ta suy nghĩ nhiều về vấn đề ǵ th́ sẽ có khuynh huớng về vấn đề đó “ . Bởi vậy cho nên học a-tỳ-đàm sẽ giúp cho chúng ta có được một cái nh́n thật chính xác, và để giúp cho chúng ta vận dụng được những pháp tu tập để đưa đến hiệu quả tốt đẹp. Đó là vấn đề chúng ta cần phải hiểu và chúng ta cần phải suy xét.

        Trong bài học ngày hôm nay chúng ta đă học về 2 thuộc tánh tịnh hảo biến hành tiếp theo ngày hôm qua đó là thích thân thích tâm. Chúng tôi tŕnh bày ư nghĩa này chỉ có bấy nhiêu như thế, hy vọng rằng sẽ giúp cho Phật tử học viên nắm bắt được ư nghĩa này và từ đó chúng ta có thể tận dụng những thuộc tánh đặt biệt mà chúng ta sẽ tu tập an trú. Chúng tôi xin được kết thúc bài giảng ngày hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.