A Tỳ Đàm, Bài 15.IV Ngày 08 tháng 10 năm 2004
Minh Hạnh chuyển
biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài
15
Nhóm
Thuộc Tánh Bất Thiện
Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:
IV
Sở hữu Hôn phần
Hôn Trầm (Thi`na)& Thụy Miên (Middha)
ooOoo
TT
Giác Đẳng Chúng ta hăy trở lại với đề
tài đang được TT Trí Siêu nói đến. Chúng ta nói đến hôn trầm
và thụy miên, nó là một trạng thái dă dượi buồn
ngủ và đó là thuộc tánh bất thiện. Bạch
TT Trí Siêu theo quan niệm của chúng ta về
A Ty` Đàm, khi chúng ta đi ngủ, đi ngủ là một
việc rất bi`nh thường của đời sống
hàng ngày, nhưng lại không có cái phiền năo của hôn trầm
và thụy miên không? Lấy vi` dụ
như chúng ta ăn ngủ bi`nh thường đến giờ
phải ngủ, cơ thể trong điều kiện tốt,
tâm thái trong điều kiện tốt thi` thường
thường khi chúng ta bắt đầu muốn ngủ
thi` mắt sụp xuống hơi cảm thấy buồn
ngủ. Thi` trạng thái buồn ngủ mà
trước khi đi ngủ đó có được xem là
thuộc tánh hôn trầm sanh khởi hay không. Thi` câu hỏi
được đặt ra là như vậy có khi nào mà
chúng ta ngủ lại không có cái phiền năo, hay không có thuộc
tánh hôn trầm không? Xin thỉnh TT Trí
Siêu.
TT Trí Siêu: Về vấn đề này thi` chúng tôi xin
được trả lời như vầy. Thực ra thi`
những danh từ mà chúng ta dùng trong đời sống
thường, chúng ta gọi là trạng thái ngủ, chúng ta gọi
là sự ngủ nghỉ, thi` chúng ta chỉ sử dụng từ
đó thôi, chớ thật ra thi` có những trường hợp
mà cơ thể chúng ta các hệ thần kinh nó làm việc gọi
là thư giăn các hệ thần kinh chúng ta sau một lúc làm việc
mệt mỏi, hay là lúc chúng ta an trú chánh niệm để
chúng ta dừng lại không cho tư tưởng khách quan tiếp
tục diễn biến nữa, thi` lúc bấy giờ chúng
ta vẫn có thể đi vào ti`nh trạng tâm hộ kiếp
mà chúng ta thường gọi là trạng thái ngủ, cho nên
bị nhằm lẫn với từ gọi là middha ở
đây.
Sở dĩ chúng tôi
dám nói như vậy là bởi vi` có những trường hợp,
chẳng hạn như đối với một vị A La
Hán, không phải là Ngài không có trạng thái ngủ nghỉ, vẫn
có, nhưng trạng thái ngủ nghỉ của vị A La
Hán có nghĩa là Ngài dừng lại cái tâm khách quan, không cho nó
hoạt động tiếp tục, bởi vi` chúng ta nên nhớ
như thế này: tâm của vị A La Hán hoàn toàn những
tâm đổng lực đó là cái tâm đổng lực tố
Kiriyajavanacitta và những tâm đại tố này Maha`kiriya nó
không có hôn trầm thụy miên đi chung, bởi vi` hôn trầm
thụy miên chỉ có ở trong tâm bất thiện mà
thôi.
Do vậy ở
đây chúng ta mới khẳng định một điều,
có trường hợp đi vào giấc ngủ mà không hề
có một trạng thái hôn trầm thụy miên khởi lên trong
tư tưởng như trường hợp của vị
A La Hán. Trường hợp của
kẻ phàm phu chúng ta vẫn có thể có những trường
hợp đó, như đối với một vị tu thiền
định các vị đó đă quen đă thuần thục
trong vấn đề an trú, chứng đắc đối
với thiền chứng như là thiền sắc giới,
thiền vô sắc giới chẳng hạn. Thi` khi các Ngài co`n ở cơi dục giới
này, co`n mang thân nhân loại này,
thi` lúc đó cơ thể vẫn có những lúc nó đo`i hỏi
nghỉ ngơi, và trong những lúc nghỉ ngơi như vậy,
chúng ta phải biết rằng vi` đă quen chế ngự
được hôn thụy cái, do đó không dễ gi` để
cho cơn buồn ngủ sanh khởi. Nghĩa là trong lúc
đó chỉ giữ chánh niệm cho đến khi nào tâm chủ
quan, tức là tâm hộ kiếp nó diễn tiến liên tục,
thi` như vậy gọi là trạng thái mà chúng ta gọi
theo danh từ thông thường gọi là trạng thái ngủ
middha nhưng
ở đây trạng thái này chúng ta dùng từ gọi là
nidda`yati cho nó khác đi với trạng thái middha. Middha xem
như là một trạng thái bất thiện, danh từ này
để chỉ cho một thuộc tánh bất thiện,
cho nên ở đây dùng từ gọi là nidda tức là sự
ngủ nghỉ, nidda đó chưa nói đến vấn
đề là thiện hay là bất thiện, tốt hay là xấu,
nghĩa là vô thưởng vô phạt, nietda đó là một
trạng thái nghỉ ngơi của thân này và chỉ khi nào
trong cơ thể chúng ta có cái gi` trục trặc hoặc trạng
thái tâm bất thiện sanh khởi thi` lúc bấy giờ nó
mới xen lẫn trạng thái hôn trầm và thụy
mien.
Và ngủ mà ngủ với
trạng thái hôn trầm thụy miên, mới là giấc ngủ
gọi là nguyên nhân để đưa đến giấc
ngủ bịnh hoạn v.v... chúng ta cần
phải hiểu như vậy. Và ở trong kinh điển
thi` Đức Phật Ngài cũng thường nhắc nhở
các vị ty` kheo như trường hợp Đức Phật
Ngài tuyên bố rằng, này Chư Ty` kheo nếu như các
ngươi an trú chánh niệm trước khi ngủ thi` sẽ
có những điều attha . tức là những điều
lợi ích là không nằm mộng thấy ác mộng hay là
đi vào giấc ngủ an vui, thức được an
vui, hoặc là trong giấc ngủ mà không có bị xảy ra
ti`nh trạng gọi sukkavisat.t.hi
đối với
người nam thi` chúng tôi chỉ nói như vậy thôi,
trong trường hợp chúng ta gọi thí dụ như mộng
tinh chẳng hạn, thi` trong trường hợp đó có
chánh niệm thi` không có thể sảy ra ti`nh trạng
đó, và khi Đức Phật Ngài đă dạy sự kiện
như vậy thi` chứng tỏ rằng có trường hợp
một người đi vào giấc ngủ, đi vào sự
nghỉ ngơi của thân thể mà không có phải qua giai
đọan gọi là hôn trầm thụy miên.
Co`n trường hợp
chúng ta cảm thấy hai con mắt nó muốn sụp xuống,
thi` trong trường hợp đó là một phản ứng
của các hệ thần kinh thôi, chúng ta cần phải phân
tách như vậy, và khi chúng ta đang nằm xuống mà
chúng ta có chánh niệm, thi` lúc đó chúng ta sẽ có cảm
giác khi các hệ thần kinh nó thư giăn, thi` lúc đó chúng
ta có trạng thái rất dễ chịu. Khi chúng ta có chánh niệm rơ ràng ngay
trong lúc đó, thi` chúng ta sẽ vừa có chánh niệm trong
tâm thiện gọi là niệm tâm sở sanh khởi, thi` lúc
đó chúng ta có được cảm giác, chúng ta nghe hai tai
hai chân của mi`nh nó mê mê và trạng thái mê mê đó chúng ta cần
phải phân biệt trạng thái mê mê này là sự phản ứng
của thân thể cuả thân tứ đại chớ không
phải là do nơi tâm hôn trầm thụy miên, chúng ta cần
phải phân tích một cách chặc chẽ như thế
đó. Ở đây chúng tôi xin được
có y’ kiến là như vậy.