Ngày 01 tháng 10 năm 2004
A Tỳ Đàm, Bài 15.III.3 Ngày 01 tháng 10 năm 2004
Minh Hạnh chuyển
biên & Cô
Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài
15
Nhóm
Thuộc Tánh Bất Thiện
Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:
III
Sở hữu Sân phần
Lận (Macchariyam)
TT Giác Đẳng: Bạch TT Trí Siêu, với cái nhi`n của phần đông khi chúng ta nói đến trạng thái bỏn xẻn keo kiệt, thi` thường người ta liên tưởng đến tham nhiều hơn sân. Lấy ví dụ là mi`nh đồng y' rằng, nếu một người bỏn xẻn nếu có ai đến để đe dọa hay có thể chia sới hay có thể lấy đi phần nào cái gi` họ có, họ rất là khó chịu.
Nhưng nếu một người ở trong đời sống họ keo kiệt như chúng ta nói một người rất hà tiện, hà tiện nghĩa là họ gom góp từng chút một, không dám sài cho họ mà chỉ giữ thôi, thi` keo kiệt đó nó có nằm ở trong trạng thái tham. Trạng thái tham tức là muốn giữ của không dám sài, đối với quan niệm bi`nh thường của chúng ta, thi` sự keo kiệt nó nằm trong trạng thái bi`nh thường của chúng ta dính mắc tham luyến đối với tài sản đối với vật sở hữu hơn là trạng thái sân ở trong sự san lận.
Bạch TT Trí Siêu, tâm gọi là san lận hay lận ở tại đây nó đặc biệt được liệt kê trong sân lận, nó là cái gi` rất độc đáo, nói lên nó là một cái gi` rất lạ trong A Ty` Đàm, khi mà đưa vào một nhóm riêng biệt như vậy. Thi` nếu người ta nói rằng một người hà tiện hay keo kiệt, một người hà tiện là người có nhiều đặc tính về sân, co`n nhiều người khác thi` nói đó là nhiều đặc tính về tham thi` chúng ta làm thế nào để chúng ta tỏ rơ với điều này cho thấy rằng trạng thái keo kiệt nó nằm bên nhóm sân phần thi` có ly' hơn nằm bên tham phần, thỉnh TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu: Kính bạch TT Giác Đẳng, với câu hỏi của TT thi` chúng tôi xin được trả lời. Thật ra trong vấn đề này không ai biết rơ hơn là chính mi`nh, chính mi`nh bỏn xẻn mi`nh sẽ tự hỏi rằng trong thái độ bỏn xẻn keo kiệt đó, bón rít đó, tâm của mi`nh được an lạc, được hoan hỷ hay tâm của mi`nh khó chịu, thi` chính đương sự là người biết rơ hơn ai hết. Cho nên trong vấn đề đó chúng ta chỉ định nghĩa một cách thông thường, giải thích một cách sơ lượt đại khái, co`n về vấn đề cảm nhận có thật sự là một trạng thái khổ tâm do bỏn xẻn hay không thi` điều đó chính đương sự sẽ biết rơ.
Tất nhiên chúng ta sẽ có cảm nhận giống như bao nhiêu người khác họ cũng cảm nhận, là khi một người hà tiện, bỏn xẻn, họ gom góp giữ lại thi` chúng ta nghĩ rằng họ tham, nhưng thật ra với hành động đó nó cũng xuất phát từ lo`ng tham của tiền, nhưng ngay trong lúc người này bảo thủ về tài sản thi` người này lại có trạng thái đau khổ.
Ông trưởng giả Khosina là một trưởng giả có đầy đủ tiền tài vật chất lúa gạo vải sồ đầy kho không thiếu chi cả, một ngày nọ ông ta chỉ có dịp đi từ cung vua trở về trên đường đi ngang qua thấy gánh bán hàng rong gặp những người đang ngồi lại để ăn những bánh bột chiên, khi nhi`n thấy vậy ông thèm khát, nhưng khi về nhà lại không dám thú lộ cho ai biết cả, bởi vi` ông ta sợ hao tốn, nên ông ta cứ nằm vật vă trên giường, người vợ thấy vậy mới đến an ủi hỏi thăm mới biết ông đang thèm bánh chiên, bà mới nói rằng làm bánh cho một mi`nh ông ăn mà co`n dư cho cả thành phố vi` nhà mi`nh có đầy đủ để làm bánh, ông nghe vậy ông giật thót người và trách bà vợ sao lại hoang phí như thế v.v...
Thi` ở đây chúng ta mường tượng ra với một người có tâm keo kiết bỏn xẻn như thế thi` có an lạc không, trong lúc đó không gọi đó là trạng thái tham để hưởng thụ, trạng thái đó chỉ là trạng thái khó chịu bực bội mà thôi. Như trường hợp ông trưởng giả Khosina mà chúng ta gọi là có tâm tham thi` không chính xác. Chúng ta phải nói là trong lúc đó ông ta đang khởi lên tâm sân với sự tương ưng thuộc tính về lận sắc là bỏn xẻn cho nên mới có trạng thái khó chịu như vậy. Đó là trường hợp mà chúng ta sẽ tự suy nghĩ, tự cảm nhận nếu như chúng ta là những người có những lúc chúng ta khởi lên tâm bỏn xẻn thi` chúng ta sẽ tự cảm nhận.
Thí dụ như sáng sớm mở cửa ra có một người ăn xin đứng trước cửa nhà, và họ nói một vài lời xin chúng ta thức ăn, nhưng hễ trong lúc đó tâm chúng ta bỏn xẻn không muốn cho thi` tự nhiên là tâm khó chịu rồi, chúng ta không muốn chia xẻ thi` tự nhiên tâm ngay lúc đó là có trạng thái khó chịu, chứ lúc đó chúng ta không nghĩ đến việc vi` chúng ta quyến luyến tiền bạc, cơm bánh của mi`nh, chúng ta từ chối lời yêu cầu của người ăn xin. Ngay trong lúc đó tâm của chúng ta đă có sự bực bội khó chịu, thi` ngay trong sát na đó chúng ta hăy tự cảm nhận là thuộc tánh bỏn xẻn nó làm cho chúng ta khó chịu đau khổ, khổ tâm. Đó là câu trả lời của chúng tôi, chúng tôi xin dứt lời. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật