A Tỳ Đàm, Bài 15.III.1 Ngày 24 tháng 9 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn
& Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài
15
Nhóm
Thuộc Tánh Bất Thiện
Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:
III
Sở hữu Sân phần
Sân (Dosa)
TT Giác Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Đức và kính
thưa quí vị, chúng ta trở lại với TT Trí Siêu
chung quanh hành tướng của thuộc tánh sân. Bạch TT
Trí Siêu khi chúng ta nghe một định nghĩa rất quen
thuộc, sân là trạng thái hủy diệt đối
tượng hay khó chịu trước điều trái y'
nghịch lo`ng, như Sư Trưởng đă nói là một
câu thẳng thừng là hễ trạng thái như vậy nó
là sân, nó là bất thiện, hễ sân là bất thiện chứ
không có trạng thái sân nào là thiện hết. Như vậy chúng ta ti`m thấy rải
rác đó đây trong hành sử của các bậc thánh, kể
cả Đức Phật, những trường hợp
như khi Đức Thế Tôn ở chùa Ky` Viên, một số
các vị Ty` kheo ở trong kinh nói rằng hằng 500 vị
như vậy, một nhóm rất lớn về và các vị
có cử chỉ không được thuần thục, gây ra
những tiếng động ồn ào, nói năng không có
gi`n giữ. Đức Phật Ngài đă gọi nhị vị
thượng thủ thinh văn là Ngài Xá Lợi Phất và
Ngài Mục Kiền Liên lên và Ngài đă quở trách, Ngài dậy
rằng những cái ồn ào như vậy không có cái gi` liên
hệ đến Đức Phật hết và phải dẫn
những vị ty` kheo đó đi nơi khác. Chúng ta cũng
thấy có một số trường hợp tương tựa
như vậy, rải rác đó đây, đặc biệt
trong tạng luật khi vị ty` kheo có sở hành gi` mà
Đức Phật Ngài không có chấp thuận.
Bạch
TT Trí Siêu ngay cả trong những tâm sở chúng ta có tâm sở
như là tín, niệm, tàm, quư, quư là trạng thái lo sợ, là
tội lỗi đối với chuyện ác xấu, thi`
như vậy phải chăng nó có một trạng thái mà sử
cảnh với trường hợp trái y’ nghịch lo`ng,
trường hợp thuận lo`ng vừa y’. Nhưng trường hợp này nó
không phải là tâm bất thiện mà nó có thể là tâm đại
thiện dục giới, hay
tâm đại hạnh dục giới, chúng ta có chỗ
nào ở trong tâm thiện mà khả dĩ có thể dung nạp
cái trạng thái đó hay không, bởi vi` trong tất cả
các tâm tịnh hảo, tất cả tâm thiện nó đều
phải đi với trạng thái là vô sân, thi` với trạng
thái vô sân như vậy thi` chỗ nào là chỗ có cơ sở
và chỗ đứng cho những phản ứng đối
với trạng thái trái y’ nghịch lo`ng, xin thỉnh TT Trí
Siêu.
TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, trong câu hỏi vừa rồi TT Giác Đẳng đă hỏi chúng tôi thi` chúng tôi cũng xin thưa rằng có. Ở trong trạng thái tâm thiện hay trạng thái tâm tố tịnh hảo vẫn có một pháp, vẫn có một thuộc tánh mà chính cái thuộc tánh đó lại đưa đến thái độ hành sử như là một sự khiển trách, một sự quở trách, như trong câu chuyện của 500 vị ty` kheo để tử của Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền Liên mới vừa xuất gia dẫn đến Đức Phật, và Đức Phật Ngài nghe tiếng ồn ào như vậy Ngài đă khiển trách và Ngài bảo hăy dẫn đi nơi khác. Và câu chuyện đó được ghi nhận co`n dài thêm nữa là sau đó các vị trưởng lăo nhắc nhở khích lệ cho những vị ty` kheo này rằng Đức Thế Tôn Ngài làm như vậy, Ngài đuổi chúng ta như vậy là vi` lợi ích cho các hiền giả, và khi các vị Ty` kheo nghe như vậy, các vị đó mới quán xét và thấy được cái lỗi lầm của mi`nh, và các vị đó lại dừng chân an cư kiết hạ trên bờ sông kế cận, trong ba tháng an cư kiết hạ các vị đó đă chứng đắc được quả vị A La Hán, trở về đảnh lễ hầu Đức Phật, lần này thi` được Đức Phật Ngài tiếp đăi chiêu khách tăng được tốt đẹp.
Thi` lời quở trách đó trước nhất là chúng ta phải nhớ rằng Đức Phật là bậc chánh đẳng chánh giác, là bậc đă đoạn trừ các lậu hoặc phiền năo, thi` tất nhiên Ngài không có sân tâm rồi, lời quở trách đó Ngài chỉ quở trách bằng tâm từ bi mà thôi, nghĩa là thương xót muốn tế độ cho những vị ty` kheo đó, cho nên Ngài mới đưa ra lời quở trách như vậy.
Hoặc là trường hợp ông Thầy quở trách người học tro` để cho người học tro` có tiến bộ. Thi` ở đây nếu mà vị Thầy là một kẻ phàm phu thi` tất nhiên trong lời quở trách thỉnh thoảng có xen vào trạng thái tâm sân, khi người học tro` học quá tệ, học quá dở hay mắc nhiều khuyết điểm. Mặc dù nhắm mục đích giúp cho học tṛ được tiến bộ nhưng cũng có sân tâm.
Tuy nhiên chúng ta nói một cách chung chung thi` những lời quở trách xuất phát từ Đức Phật hoặc chư vị giáo thọ, chư vị Hoà Thượng của các vị Ty` kheo A La Hán thi` lời quở trách đó nó được xuất phát từ nơi một trạng thái tâm tịnh hảo.
Trở lại vấn đề là trạng thái tâm tịnh hảo đó nó có những thuộc tánh như thế nào, có những thuộc tánh gi` để có thể thực hiện được điều đó. Trước hết thưa quí vị ở đây có một thuộc tánh chúng ta gọi là Ka`yujjukata`tức là chánh thân, Cittujjukata` chánh tâm nằm ở trong 2 trong 19 tâm sở tịnh hảo biến hành, được gọi là Ujjukata` là sự trung thực, một trạng thái ngay thẳng nghĩa là không chấp nhận sự xấu, không chấp nhận một trạng thái hư hỏng thi` đó được gọi là chánh thân, chánh tâm. Ở đây Ngài H T Tịnh Sự dịch là chánh, chứ thật sự ra ở đây chữ Ujjukatà chứ không phải chữ sammà nhưng chữ chánh trong trường hợp này cũng có nghĩa là chánh trực chúng ta sài trong nghĩa đó.
Thi` như vậy chính do hai thuộc tánh này phối hợp ở trong tâm thiện hay tâm đại tố, khiến cho những vị Thầy, những vị Đạo Sư khi quở trách họ tro` hay các đệ tử để làm cho đệ tử có được một sự tốt đẹp, thi` ở đây tâm đại thiện đó hay tâm đại tố đó vi` có ba yếu tố tức là yếu tố của ka`yujjukata`, Cittujjukata` tức là chánh thân, chánh tâm và đồng thời cũng có bi tâm sở phối hợp trong trường hợp này thi` đó là vấn đề thứ nhất mà chúng tôi xin được tri`nh bày ở đây.
Vấn đề thứ hai tức là TT Giác Đẳng hỏi chúng tôi rằng trạng thái thuộc tánh của tịnh hảo, của tâm thiện trong đó có thuộc tánh gọi là Ottappa là quư tâm sở, một trạng thái sợ hăi đối với những điều ác bất thiện pháp, như vậy khi khởi lên sự sợ hăi đối với những điều ác bất thiện pháp, như vậy có phải là đồng nghĩa với trạng thái của sân tâm sở hay không, thi` ở đây xin thưa rằng vi` chữ Ottappa, khi chúng ta định nghĩa thi` chúng ta nói rằng là sự sợ hăi, nhưng chữ Ottappa nó thuộc động từ gọi là ottappati có nghĩa là trạng thái nghiêm khắc, có nghĩa là sự nghiêm khắc, nghiêm khắc đối với cái gi` thi` cái đó được gọi là Ottappeti`ti, hay thêm một tiếp đầu ngữ gọi là ava + tappa mà chúng ta dịch gần gần với sự thiêu đốt hay một sự khó chịu.
Chúng tôi không biết phải dùng những thứ từ ngữ gi` để mô tả cho được trạng thái này làm sao để chúng ta hiểu đây như là một trạng thái thuộc về thiện pháp, chúng tôi chỉ xin nói một cách chung chung là khi chúng ta hốt hoảng sợ hăi với những sự kiện bi`nh thường như chúng ta sợ người hung dữ, hoặc sợ những con thú dữ, hoặc sợ những hiện tượng ma qủy chẳng hạn, thi` nỗi lo sợ đó là nỗi lo sợ không căn cứ, nỗi lo sợ đó là một ti`nh trạng thái rối loạn của tư tưởng. Nhưng chữ sợ mà chúng ta dịch từ chữ Ottappa là quư là lo`ng tàm,có sự ngại ngùng, không dám làm ác bất thiện pháp, ở đây trạng thái mô tả như vậy ta thấy nó hơi nhẹ nhàng khác đối với bất thiện pháp thi` trong trường hợp đó chúng tôi chỉ có thể nói rằng khi Đức Thế Tôn Ngài quở trách, Ngài đuổi cái vị ty` kheo A La Hán trú ngụ những bậc thanh tịnh sự đuổi đó, sự quở trách đó không phải là sân tâm.