A Tỳ Đàm, Bài 15.III.1 Ngày 24 tháng 9 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn
& Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bai 15
Nhóm
Thuộc Tánh Bất Thiện
Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:
III
Sở hữu Sân phần
Sân (Dosa)
TT Giác Đẳng: Kính bạch TT Trí Siêu, trước khi chúng ta có định nghĩa cần phải nêu rơ về định nghĩa của thuộc tánh sân thi` chúng ta hăy trở lại một chút của nhóm sân phần, và dĩ nhiên hôm nay bởi vi` chúng ta chưa đi hết trọn nhóm, nên chỉ có một khái niệm tương đối là ở trong những thuộc tánh thuộc về sân phần. Chúng ta có bốn là sân, tật, lận, và hối, tức là tánh sân như TT vừa giảng tật tức là sự ganh tỵ, tật đố. Lận tức là bủn xỉn. Hối tức là sự hối hận.
Bạch TT Trí Siêu, ở trong những nhóm thuộc tánh về sân, nó lại thiếu vắng một vài trạng thái vốn rất là nổi bậc trong danh sách của các phiền năo, ở trong kinh tạng đề cập đến. Lấy ví dụ sự sợ hăi đối với các nhà tâm ly', và sự sợ hăi đối với cái nhi`n thường thức ở bên ngoài, thi` sợ hăi tuy rằng nó là một trạng thái khó chịu đối với nghịch cảnh nhưng mà nó khác đi, thi` tại sao trong nhóm sân phần chúng ta có tật, tức là sự ganh tỵ, lận tức là sự bủn xỉn, và hối là hối hận, chúng ta không có một thuộc tánh thuộc về sợ hăi?
Sợ hăi tức là gặp chuyện gi` đó mi`nh hốt hoảng lo sợ. TT Trí Siêu có thể giảng thêm một vài cái trạng thái, ví dụ như chúng ta thường nghĩ rằng sân là tầm và hủy diệt đối tượng. Nhưng có nhiều người họ có tánh như tự ái, hay tủi thân . Tủi thân có thể nó là một hi`nh thức hoàn toàn ngược lại với trạng thái sân, như chúng ta thường thấy là sự nóng giận bất bi`nh, nhưng nó cũng là trạng thái hết sức khó chịu trước cảnh gi` đó, thi` tủi thân đó chúng ta có thể tính vào tâm sân được không?
Hoặc giả là thỉnh TT Trí Siêu giúp cho một sự phân biệt giữa trạng thái của thọ ưu và trạng thái của thuộc tánh sân, những điều này nó có thể làm cho chúng ta thấy rất nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến sân phần, và vi` vậy nó sẽ là đề tài tiếp theo cho buổi pháp đàm ngày hôm nay, kính cung thỉnh TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa qúi vị, quả thật là đối với bài học ngày hôm nay thấy dễ nhưng cũng không phải trạng thái dễ lănh hội. Bởi vi` như TT Giác Đẳng vừa tri`nh bày với chúng ta, thi` nó có nhiều y' nghĩa thật sâu kín ở trong đó.
Trước hết chúng tôi cũng xin tri`nh bày với qúi vị rằng, sở dĩ chúng ta khó hiểu là bởi vi` tất cả những từ ngữ chúng ta sử dụng ở đây, những từ ngữ đó chúng ta sử dụng theo cách gọi của tục đế Sammuti hay là thường thức. Những ngôn ngữ thường thức mà chúng ta thường quen sài. Chúng ta lấy từ ngữ đó để chúng ta tả cho một trạng thái pháp thực tính, thi` quả thật đây là một vấn đề chúng ta gặp nhiều rắc rối, do chúng ta thấy sự mâu thuẫn giữa trạng thái này với trạng thái khác.
Chúng ta trở lại vấn đề chính của câu hỏi của TT Giác Đẳng đă nêu ra, thi` ở đây trước nhất là tại sao ở trong sân phần thi` có tật, lận, hối được kể chung với sân phần, chung với sân tâm sở, nó thuộc nhóm sân phần. Nhưng sự sợ hăi, sự hốt hoảng cũng là trạng thái khó chịu bực bội, nhưng nó lại không có một danh tánh riêng hay vị trí riêng ở trong sân phần. Khi chúng ta phân ra sân phần có bốn thứ, tức là sân, tật, lận, hối, thi` sự hốt hoảng, sự sợ hăi, sự bực bội, sự phiền muộn đó nó đă nằm ở trong sân tâm sở rồi.
Ở đây chúng ta dựa vào đặt tính của bốn pháp thi` chúng ta sẽ thấy, tật là khó chịu vi` đối tượng khác, tức là lấy chúng sanh làm đối tượng, tức là ganh tỵ chúng sanh khác. Co`n lận là sự bỏn xẻn, sự keo kiết, chẳng hạn như sự chấp thủ về tài sản, không muốn san sẻ tài sản với chúng sanh khác, thi` như vậy cũng là lấy đối tượng khác để mà làm cảnh cho lận, hay là bỏn xẻn.
Co`n hối cũng phải có đề tài, cũng phải có một sự kiện để mà nghĩ đến sự kiện đó khởi lên tâm hối được, trạng thái hối là phải đối chiếu với sự kiện gi` xảy ra, thí dụ như một người mà họ đă làm việc ác rồi bây giờ họ nhớ đến việc ác đó mà họ khởi lên trạng thái tâm hối, hoặc là họ bỏ qua những điều thiện không làm, bây giờ nghĩ đến họ có sự tiếc nuối, thi` như vậy cái gi` nó cũng có đối tượng.
Co`n sự sợ hăi nó chỉ là tự bộc phát ở nội tâm mà thôi, khi gặp cảnh thi` khởi lên sự sợ hăi, sự sợ hăi đó là nó tự có ở trong trạng thái của sân tâm sở, một trạng thái khó chịu. Tại vi` chúng ta dùng danh từ gọi là sợ hăi hay là hốt hoảng, chúng ta dùng nhiều từ ngữ để chúng ta mô tả cho trạng thái đó, chứ thật sự ra thi` đó cũng là trạng thái khó chịu một trạng thái khó chịu, một trạng thái bất an, hay là một trạng thái bối rối thi` nó thuộc về sân tâm sở đủ rồi, không cần phải thêm một từ nào khác, bởi vi` nó không lấy cảnh ở bên ngoài, nó không dựa vào đối tượng khác để mà khởi lên trạng thái đó, đây là một điều chúng tôi cũng xin được gợi y' thôi, co`n Chư Tôn Đức chúng ta có một điều gi` thi` chúng ta có thể bàn luận thêm.
Và ở đây trong một khía cạnh khác TT Giác Đẳng đă hỏi chúng tôi khi nói đến sân, trạng thái sân tâm sở là trạng thái hủy diệt đối tượng, thế nhưng với trạng thái của người tự ái, của người tự ty mặc cảm, thi` trạng thái đó có phải là thuộc tánh sân hay không? và nếu là thuộc tánh sân như vậy thi` ở đây chúng ta phải hiểu y' nghĩa như thế nào, trong khi tự ái tức là sự bảo thủ về bản ngă nó trái nghĩa lại với trạng thái sân thi` hiểu làm sao đây.
Kính thưa qúi vị, khi mà chúng ta khởi lên sự mặc cảm tự ty hay tự ái trong trường hợp này, không hẳn nó chỉ là một trạng thái sân mà nó co`n có những trạng thái khác, những trạng thái của ác bất thiện pháp khác nữa. Chẳng hạn như sự tự ty mặc cảm có đôi khi nó nó lại là tánh chất của mạn tâm sở: hơn ỷ hơn,hơn ỷ bằng, bằng ỷ thua, hay bằng ỷ bằng, thua ỷ thua, thua ỷ bằng, thua ỷ hơn , thi` như vậy sự tự ty đó, sự mặc cảm đó có đôi khi nó lại nằm ở trong thuộc tánh mạn tâm sở. Nhưng khi chúng ta nhận định về trạng thái về sau đó của sự tự ái, mặc cảm, thi` chúng ta mới xét đến khía cạnh, là một trạng thái khó chịu bực bội thi` lúc đó mới là trạng thái y' nghĩa của sân tâm.
Nhưng ở đây trong trường hợp này, chúng ta sẽ hỏi rằng nếu như nói rằng sự tự ái mặc cảm nó có y' nghĩa của sân tâm, thi` như vậy lấy ở điểm nào mà nói rằng đó là trạng thái hủy diệt đối tượng. Thưa qúi vị, cái gi` cũng vậy, hễ cái gi` thích nghĩa là tâm bám víu, mà cái gi` không thích thi` đó là tâm nó thối lui, nó ti`m cách thoái ra, nó xả ly buông bỏ, hay nó hủy diệt hủy hoại. Thi` bây giờ khi chúng ta mặc cảm với cái gi`?, chúng ta mặc cảm với cái nghèo, thi` có nghĩa là chúng ta đang bực bội khó chịu với ti`nh trạng nghèo, và không muốn xảy ra ti`nh trạng nghèo này. Trong y’ nghĩa đó chúng tôi cố gắng dùng những từ thường thức để chúng ta mô tả mà lột y’ nghĩa đó ra, nếu qúi vị có hiểu được phần nào thi` điều đó cũng là hoan hỷ, co`n nếu chúng ta chưa hiểu rơ ràng lắm thi` có thể là được nhiều lần nghe Chư Tôn Đức tri`nh bày, thảo luận thi` chúng ta có thể hiểu được.
Sự tự ái, sự mặc cảm, qúi vị nói rằng dễ chịu lắm sao, rất là khó chịu, ngay trong lúc đó thi` tâm tự ái hay sự mặc cảm nó đang trổi dậy, thi` tự nhiên lúc bấy giờ mi`nh sống ở trong một ti`nh trạng gọi là khó chịu, mà ti`nh trạng khó chịu đó thi` nó lại là một ti`nh trạng của tâm bất ổn, thi` như vậy được kể là tâm sân. Nhưng co`n nói về vấn đề là hủy diệt đối tượng, thi` điều này không phải chúng ta hiểu theo nghĩa thường, là hễ tâm sân sanh khởi là phải cầm dao giết chết người khác hay cầm búa để đập tan người khác, hay cầm gậy để đập người khác, hay chúng ta phá vỡ cái này cái kia mới gọi là hủy diệt đối tượng, không phải, cái chữ hủy diệt đối tượng ở đây tức là một trạng thái gọi là phản kháng, chúng ta gọi là Pat.igha Là một trạng thái phản kháng, chữ kháng này tức là cự lại, kháng cự lại.
Khi chúng ta đang có trạng thái đau nhứt, chúng ta khởi lên tâm khó chịu, thi` có nghĩa là tâm kháng cự lại cảm thọ khổ đó, nghĩa là nó không muốn có mặt của cảm thọ này, nghĩa là tâm luôn luôn, lúc nào nó cũng chống đối với cái gi` mà nó không thích, tâm luôn luôn chống đối, chúng ta sài tiếng chống đối thi` có lẽ nó dễ hiểu hơn là tiếng gọi là hủy diệt. Tâm chống đối cảnh, tâm sân là trạng thái chống đối cảnh, như vậy nghe có vẻ là dễ hiểu hơn là tâm có trạng thái hủy diệt đối tượng là tâm sân, chúng ta phải hiểu như vậy.
Bây giờ nói bằng ly’ luận, bằng ngôn ngữ thông thường thi` có lẽ là chúng ta khó nhận được, nhưng bây giờ chúng ta hăy thực tập bằng cách chúng ta hăy suy nhiệm những trạng thái sân hay trạng thái khó chịu, thi` chúng ta sẽ dùng trí để chúng ta suy tư, là chúng ta biết trạng thái sân được gọi là chống đối cảnh, hay hủy diệt đối tượng, nó có nghĩa như thế nào thi` khi chúng ta cảm nhận được thi` chúng ta sẽ hiểu ra, chứ co`n ở đây khi chúng ta nói đến ti`nh trạng gọi là một người vi` mặc cảm hay một người tự ái, thi` trong trường hợp đó làm sao được định nghĩa là một trạng thái hủy diệt đối tượng mà gọi là tâm sân.
Ở đây chúng tôi chỉ nói đến khía cạnh khi chúng ta có trạng thái mặc cảm, có thái độ mặc cảm hay thái độ tự ái, thái độ đó làm cho tâm bất loạn, tâm bất ổn, tâm không được an lạc thi` như vậy nó co`n có nghĩa là nó chống đối với ti`nh trạng làm cho khó chịu đó. Ở đây chúng tôi chỉ xin định nghĩa như thế thôi, và chúng tôi cũng cố gắng hết sức để chúng tôi góp y’, góp lời cho câu hỏi của TT Giác Đẳng là như vầy. Chúng tôi xin chấm dứt câu trả lời ở đây, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.