A Tỳ Đàm, Bài 15.II.2 Ngày 17 tháng 9 năm 2004
Minh Hạnh nghe và sửa
lại cho thành văn viết (biên soạn
)& Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài
15
Nhóm
Thuộc Tánh Bất Thiện
Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:
II
Sở hữu Tham phần
Tà kiến
TT
Giác Đẳng: Kính bạch
Chư Tôn Đức và thưa qúi vị, đây là một vấn
đề đặc biệt tế nhị. Kính bạch TT
Trí Siêu, chúng ta thường chia ra tà kiến có hai loại là
thường kiến hay đoạn kiến, không có một
đoạn nào ở trong kinh điển xác nhận rơ về
thân kiến, tức là chấp thủ sai về 5 uẩn, 5
uẩn là của ta, ta là 5 uẩn, 5 uẩn là ta, trong ta có 5
uẩn, trong 5 uẩn có ta chẳng hạn. Thi` chúng ta có cảm
nhận một điều là thân kiến nó đi gần với
thường kiến, bởi vi` cái gi` mà tin vào ngă, thi`
thường tin vào cái gi` thường tồn. Nhưng cũng có những trường
hợp người ta, thí dụ như tài sản vật chất,
biết là nó không thường tồn, nó không vĩnh cửu
tới kiếp sau, nhưng kiếp này mi`nh vẫn tin nó là của
mi`nh. Thi` theo TT Trí Siêu nghĩ
là thân kiến, thi` chúng ta đặt để nó ở chỗ
nào cho thích hợp, nó có hẳn nằm trong thường kiến
hay không? và TT cũng hoan hỷ trả lời là tại sao ở
trong mười kiết sử, khi đề cập đến
mười kiết sử thi` tà kiến không kể là một
kiết sử riêng biệt, chúng ta chỉ thấy dấu vết
của thân kiến nằm ở trong đó, mà không thấy
tà kiến nằm ở trong những phần khác. Thi` kính thỉnh TT
Trí Siêu hoan hỷ nói rơ về điểm này, xin kính cung thỉnh
TT.
TT Trí Siêu: Kính bạch Chư Tăng và kính thưa qúi
vị, qua câu hỏi của TT Giác Đẳng đă hỏi
chúng tôi hai vấn đề. Trước hết chúng tôi xin
được tri`nh bày về y' nghĩa thường kiến,
vấn đề thân kiến chấp ngă nên đặt ở
vị trí thường kiến hay là đoạn kiến. Thi` ở đây chúng tôi cũng xin
thưa rằng theo tinh thần của bài kinh Phạm Vơng
nói về 62 tà kiến, ở đó thân kiến nằm trong
nhóm của thường kiến.
Thân kiến là chấp
ngă đối với ngũ uẩn, hễ
cái gi` có gắng liền với bản ngă thi` trong trường
hợp đó chúng sanh lại có sự chấp thủ. Cái ngă là trường tồn và bất
biến, vĩnh hằng, nó không bị biến hoại, nó
luôn luôn co`n, luôn luôn có, bởi vậy cho nên thân kiến, ở
đây theo chúng tôi nghĩ là phải để
trong phần thường kiến đúng hơn là chúng ta xếp
vào đoạn kiến.
Trường hợp
TT Giác Đẳng đă nêu lên, có thể có một số
người họ chấp vào tài sản ngay trong hiện tại:
tài sản này là của tôi, họ chấp như thế,
nhưng với quan niệm khác người này vẫn có
đoạn kiến, bởi vi` không hiểu biết
được pháp cho nên người đó không tin có đời
này, không tin có đời sau, không tin có quá khứ, không tin có
vị lai thi` như vậy người đó đă rơi
vào đoạn kiến.
Thế
thi` một người có đoạn kiến thi` sao họ
lại có thể có thường kiến được nữa,
lúc nào chấp đoạn kiến là đoạn kiến,
co`n lúc nào họ chấp thường kiến là thường
kiến, khi họ chấp ngă thi` họ rơi vào thường
kiến. Nhưng khi nào họ chấp không,
không có ân đức cha, không có ân đức của mẹ,
không có các loại hoá sanh, không có đời sau, không có quả
báo, thi` khi họ chấp như vậy mới được
xem là đoạn kiến. Cho nên ở đây thân kiến phải được
xếp vào nhóm của thường kiến, đó là vấn
đề thứ nhất.
Trong vấn đề
thứ hai, TT Giác Đẳng hỏi chúng tôi, trong 10 kiết
sử samyojana được đề cập đến
thi` trong đó lại chỉ thấy nói đến thân kiến
sakkàyadit.t.hi nhưng không nói đến vấn đề tà
kiến, thi` ở đây chúng tôi cũng xin thưa rằng:
đối với kiết sử samyojana nói theo kinh tạng
thi` lại nhấn mạnh ở chỗ thân kiến sakkàyadit.t.hi.
Nhưng ở trong A Ty` Đàm khi đề cập đến
kiết sử này thi` nó là kiếm triền dit.t.hisamyojana rơ
ràng trong trường hợp đó ở trong Vi Diệu Pháp
lại nói bao trùm có cả tà kiến, nói đến tà kiến
chung chứ không phải chỉ nói riêng thân kiến.
Tuy nhiên chúng ta có thể
lập luận trường hợp tại sao trong mười
kiết sử lại chỉ dùng đến danh từ gọi
là thân kiến mà không có đề cập đến những
tà kiến khác, và vị Tu Đà Hườn thi` đă đoạn
trừ thân kiến, như vậy thi` tà kiến khác với
đoạn kiến có diệt trừ không đối với
vị Tu Đà Hườn? Thi` ở đây chúng tôi xin
thưa rằng: Như chúng ta đă biết cái gi` nó gần
gủi nhất, gắn bó nhất và tế nhị nhất
mà cái đó đoạn trừ được, thi` những
cái khác chúng ta cũng đoạn trừ được.
Một sợi dây leo khi nó quấn
quanh cây cổ thụ, lúc bấy giờ khi mà muốn phá bỏ
để giải thoát cho thân cây cổ thụ khỏi bị
dây leo, người ta không cần phải đề cập
đến những nhánh của sợi dây leo ở phía trên,
mà họ chỉ cần cắt đứt gốc của sợi
dây leo, như vậy thi` toàn bộ thân dây leo ở phía trên
nó cũng sẽ héo, nó cũng bị hủy diệt.
Cũng như thế,
thân kiến được coi như là một thứ tà kiến,
thường xuyên xảy ra gần gủi nhất đối
với quan niệm của chúng sanh phàm phu, ngay cả như
đối với những người phàm phu tu tập
trong Phật pháp, được xem như là một người
có sự hiểu biết chánh kiến, nhưng đối với
tà kiến mà thuộc về thân kiến sakkàyadit.t.hi vẫn
có chứ không phải là không có.
Hàng ngày vẫn có sự
chấp thủ về bản ngă đối với ngũ uẩn: tôi mập, tôi ốm, là nói về
chấp uẩn là tôi, là của tôi, là tự ngă của tôi chẳng
hạn.
Tôi buồn,
tôi vui, trong trường hợp đó là chấp thủ về
thọ uẩn có liên hệ đến bản ngă.
Tôi nhớ, tôi biết,
tôi làm thiện, tôi làm ác, tôi nhận thức cảnh sắc,
tôi nghe tiếng, tôi ngửi mùi v.v...thi`
như vậy chấp vào thức uẩn.
Thi` rơ ràng trong trường
hợp này chúng ta thấy rằng nếu như lúc nào
chưa đoạn diệt được thân kiến
như vậy là tà kiến vẫn co`n có trong lúc đó đối
với chúng sanh này. Mà hễ khi nào đoạn trừ được
thân kiến thi` ngay khi đó những thường kiến
khác và đoạn kiến cũng bị tiêu diệt luôn.
Cho nên
trong trường hợp này ở tạng kinh khi nói đến
mười kiết sử, thi` về phần tà kiến chỉ
đề cập đến thân kiến mà thôi. Nói rằng vị
Tu Đà Hườn đă đoạn trừ thân kiến là
nhấn mạnh ở chỗ khía cạnh mấu chốt trọng
yếu của tà kiến, xem như là đầu năo của
tà kiến, và hễ vị Tu Đà Hườn đoạn
diệt được đầu năo tà kiến đó thi` cả
những tà kiến khác cũng bị tiêu diệt không có sự
chấp thủ cách sai lạc.
Đó là câu trả lời
cho câu hỏi của TT Giác Đẳng với hai phần về
sự xếp đặt vào hệ thống thường kiến
hay đoạn kiến đối với thân kiến, thứ
hai là vi` sao tà kiến ở trong thập triền sử hay
thập kiết sử lại chỉ nói đến về
thân kiến, chúng tôi xin trả lời là như vậy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh