A Tỳ Đàm, Bài 15.II.2 Ngày 17 tháng 9 năm 2004

Minh Hạnh nghe và sửa lại cho thành văn viết (biên soạn )& Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bài 15

Nhóm Thuộc Tánh Bất Thiện

Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:

II Sở hữu Tham phần
Tà kiến

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính đảnh lể TT Trí Siêu cùng với tất cả Chư Tôn Đức có mặt ở trong rơom.  Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về một thuộc tánh ở trong nhóm tham phần như đă được nghe, đó là thuộc tánh tà kiến.  Phải nói rằng khi đi vào thuộc tánh này lại mở cho chúng ta nhiều đầu mối đặc biệt quan trọng.

Người Phật tử bi`nh thường không học A Ty` Đàm thi` nghĩ rằng sự trách sai hiểu lầm là mê mờ u mê, và sự u mê đó nó phải nằm ở trong tâm si, đó là quan niệm thường thức.  Chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy rằng ở trong A Ty` Đàm đặct tà kiến vào trong tham phần, và tà kiến đi với tâm tham.  Nếu tính từng trạng thái như sân và si thi` chúng ta thấy rơ rằng tại sao sân và si không thể đi với tà kiến được, mà chỉ có tâm tham. 

Đây là một điểm đặc biệt thú vị về trên phương diện tâm ly' khi chúng ta đề cập đến tà kiến, và cũng phải nói thêm là tà kiến thuờng được hiểu ở trong cái nhi`n chung, là một cái nhi`n được nhồi nặn để một cái qúa tri`nh tư duy.  Ví dụ như con người hiểu sai về một sự nhận định nào đó, và ít có khi nào chúng ta nghĩ rằng cái nhi`n như vậy nó lại có một bản chất ở trong một dạng hết sức phôi thai như là thuộc tánh của tham phần, ở đây tức là thuộc tánh tà kiến.

Ngày hôm nay trong phần giảng về thuộc tánh này, lát nữa riêng phần thảo luận có thể nói rằng đây là một trong những thuộc tánh cần rất nhiều sự chú y' thảo luận của chúng ta, vi` là một đề tài không những chỉ đặc biệt quan trọng trong A Ty` Đàm, lại là một đề tài hết sức phổ thông ở trong kinh tạng.  Bây giờ thi` để mở đầu cho bài học ngày hôm nay, xin cung thỉnh TT Trí Siêu hoan hỷ giảng giải cho y' nghĩa của thuộc tánh này và sau đó là phần thảo luận của Chư Tăng, kính thỉnh TT Trí Siêu.

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính đảnh lễ TT Giác Đẳng, kính chào qúi Phật tử. Hôm nay chúng ta sẽ học về thuộc tánh thứ hai trong nhóm tham phần.  Trong nhóm tham phần gồm có ba thuộc tánh là tham, tà kiến và ngă mạn.  Thi` đối với tà kiến, một thuộc tánh nó có tánh chất cố chấp một cách sai lạc.  Và cũng như chúng tôi đă có tri`nh bày với qúi vị trong nhiều trường hợp của các thuộc tánh khác, khi chúng ta học một thuộc tánh nào đó, một loại tâm sở nào đó thi` chúng ta vừa phải tri`nh bày về nghĩa ly' thực tính nguyên sơ của thuộc tánh đó, khi nó trở thành một yếu tố, hay một chất liệu cho tâm mà nó tương ưng, rồi sau đó chúng ta mới mở rộng ra và chúng ta nói theo y' nghĩa của kinh tạng có liên quan đến pháp môn này, nhờ như vậy mà chúng ta mới có thể dung hoà được giữa y' nghĩa thường thức và y' nghĩa chuyên môn. 

Ở đây kính thưa qúi vị khi chúng ta nói đến tà kiến tâm sở, thi` chúng ta cũng nên ghi nhận rằng tà kiến tâm sở là một thành phần luôn luôn đồng sanh với căn tham lobhamu`la tức là nó đồng sanh với tham tâm sở, và sanh trong tâm tham, bởi vi` tà kiến cũng có trạng thái cảnh biết bằng cách chấp cứng đối tượng như là tham tâm sở vậy.  Chỉ có điều là tà kiến tâm sở thi` lại là một khuynh hướng biết cảnh với quan niệm sai lạc với sự cố chấp phi ly'.  Ở đây tà kiến tâm sở khi phối hợp với tâm, thi` nó có chức năng hay phận sự là cố chấp.  Gọi là cố chấp có nghĩa là chấp sai lạc, chấp một cách hơi cực đoan mà chúng ta gọi pa`ra`ma`sa Và sự thành tựu của tâm sở tà kiến là có khuynh hướng sai lạc gọi là miccha`bhinivesa chúng ta chỉ nên nói hai điều đó, co`n về trạng thái và nhân cần thiết thi` chúng ta sẽ bàn luận sau. 

Ở đây thưa qúi vị, bất luận một trường hợp nào tà kiến sanh khởi, thi` cũng phải đồng sanh với trạng thái tâm tham. Tại sao chúng ta nói như vậy, là bởi vi` cả hai thuộc tính tham và thuộc tính tà kiến nó đều chung nhất về một khía cạnh bám chắc, dính mắc vào đối tượng, chỉ có như vậy thôi, cho nên chúng đi chung với nhau được.  Và ở đây chúng ta cần phải hiểu là tà kiến sanh lên trong trường hợp nào mà sanh chung với tâm tham.

Thưa qúi vị ở đây sắc khả ái khả y', thinh khả ái khả y', hương khả ái, vị khả ái, súc khả ái và pháp khả ái, sáu cảnh đó đều là đối tượng của tâm tham cả, và khi một trạng thái tâm tham dính mắc quyến luyến với cảnh trong đó có một y' niệm sai lạc, thi` như vậy tâm tham này được gọi là tham hợp tà kiến, hay tâm tham tương ưng tà kiến dit.t.higatasampayuttam lobhamu`lam cittam Một người khi họ hưởng thụ dục lạc, họ có một y' niệm sai lầm về một sự thường co`n đối với vị ngọt của các dục lạc. Họ có một cái nhi`n sai lạc như vậy thi` gọi là tham tương ưng với thường kiến. 

Một người khi họ thụ hưởng dục lạc, mà họ khởi lên y' niệm cho rằng  tất cả mọi sự vật đều phải biến hoại, đều phải tiêu diệt sau khi chết là hết, thế thi` sống phải thụ hưởng, họ tham đắm trong dục lạc ngũ trần với y' niệm là phải thụ hưởng vi` trên đời này chết là hết, như vậy tội gi` không thụ hưởng, họ có một y' niệm chung quanh như vậy. Đây được gọi là tham câu hữu với đọan kiến.

 Co`n một trường hợp khác nữa, là có những trường hợp đối với các vị đạo sĩ, hay các vị hành giả họ tu tập về thiền định, khi họ đắc được thiền với trạng thái hỷ lạc của thiền, họ thích thú họ hoan hỷ, họ khởi lên tâm đắm nhiễm, và lúc đó ngay trong lúc họ đắm nhiễm với trạng thái của thiền lạc, thi` họ khởi lên một y' nghĩ đây là một sự hạnh phúc trường tồn vĩnh hằng, hạnh phúc này đặc biệt hơn, thù thắng hơn là hạnh phúc an lạc của dục lạc ngũ trần.  Với vị hành giả đó thi` họ có sự quan niệm về thường kiến đối với sự hạnh phúc của thiền lạc, của thiền chứng nên họ khởi lên tham tương ưng với tà kiến, trong trường hợp này chúng ta gọi là hữu ái. Qua những sự dẫn chứng như vậy, chúng ta có thể hiểu được vai tro` cũng như trường hợp của tà kiến phối hợp với tâm tham.

Thưa qúi vị chúng ta lại nói đến sự kiện tà kiến theo y' nghĩa kinh tạng một cách thường thức mà chúng ta đề cập đến, trước hết chúng ta hăy phân loại tà kiến.  Tà kiến ở đây thưa qúi vị, trong bài kinh Brahmajàla Sutta, kinh Phạm Vơng của Trường Bộ kinh, thi` bài kinh này đă được Đức Thế Tôn thuyết giảng với 62 tà kiến, Ngài đă tri`nh bày 62 tà kiến mà các vị Samôn, BàLaMôn, phàm phu, trong đời này đă chấp thủ.  Và khi Đức Thế Tôn tuyên bố về những tà kiến của các Samôn, Bàlamôn, phàm phu như vậy, thi` không có một thứ tri kiến nào, một thứ tà kiến nào của các Samôn, Bàlamôn mà không nằm ở trong 62 tà kiến, Đức Thế Tôn đă nêu lên.  Cho nên giống như một mẻ lưới, một tấm lưới có thể giăng bắt được tất cả những con cá, khi con cá nào lọt vào trong lưới thi` không thể thoát ra được, cho nên bài kinh này được đề tựa là Brahmajàla Sutta tức là Phạm Vơng, chữ Jàla ở đây là mảnh lưới.

Thi` bây giờ trong 62 tà kiến đó chúng ta có thể gom lại thành hai thứ tà kiến hoặc là ba thứ tà kiến, chúng ta gom lại thành hai thứ tà kiến là thường kiến Sassatadit.t.hi là một sự chấp thủ quan điểm về sự thường co`n của thế gian, cho rằng tất cả những gi` ở trong đời đều là trường tồn bất biến. Có thể có một số người họ cũng nhi`n thấy được đối với sắc uẩn này là vô thường biến hoại, họ thấy rơ qua những hiện tượng già, thay đổi của thể xác. Nhưng họ vẫn chấp thủ được tâm này là một sự vĩnh hằng, là một đơn vị bất biến như là một linh hồn, một bản ngă, một cái tự thể.  Họ chấp như vậy thi` cũng rơi vào ti`nh trạng gọi là thường kiến Sassatadit.t.hi

Và trường hợp thứ hai, chúng ta gọi là đoạn kiến Ucchedadit.t.hi một người họ chấp thủ quan điểm có khuynh hướng chủ trương đoạn diệt của thế gian, họ cho rằng tất cả những sự kiện ở đời không phải do nhân ở quá khứ mà cũng chẳng có quả ở tương lai, chỉ có kiếp sống hiện tại, không có quá khứ, không có vị lai, sau khi chết là hết, người chấp thủ như vậy chúng ta gọi là đoạn kiến. 

Nếu như chúng ta nói đến trường hợp thứ ba là chúng ta nó về Natthikadit.t.hi  vô kiến, vô kiến tức là chấp không, cái này nguy hiểm hơn đoạn kiến, bởi vi` có những người họ rơi vào ti`nh trạng đoạn kiến, họ cho rằng không có thiện, ác, quả báo, không có đời này, không có đời sau v.v... Nhưng bản chất của họ vẫn là người có thể là người tốt, có thể là người hiếu kính đối với cha đối với mẹ chẳng hạn. Nhưng với người vô kư thi` họ chấp thủ một cách hết sức  nguy hiểm, họ chấp rằng không có đời này, không có đời sau, không có đời có các loại hoá sanh, không có quả báu, quả dị thục của hành vi thiện và ác. Mà họ chấp rằng, họ quan niệm rằng cha không có ân đức, mẹ không có ân đức, không thể có được cái sự chứng đắc thượng nhân pháp của các vị Samôn, Bàlamôn đă nỗ lực. Đây là những điều hết sức nguy hiểm cho một người chấp về vô ky'. 

Thi` như vậy ở cấp độ chúng ta thấy rơ một người họ chấp về đọan kiến, nếu như vô nhân kiến, vô quả kiến và vô hành kiến, thi` trong trường hợp này chúng ta thấy đối với một người họ chấp về đoạn kiến có thể nói rằng mười điều này hết sức nguy hiểm.  Trong bài kinh Sevitabba-asevitabbasuttam là kinh  Nên Hành Tri` và kinh Không Nên Hành Tri` của Trung Bộ kinh, đề cập đến vấn đề chứng đắc nên hành tri` và không nên hành tri`.  Tôn giả Xá Lợi Phất Ngài đă giải thích , Ngài nhấn mạnh về khía cạnh kiến đắc  không nên hành tri` đó là mười loại tà kiến chấp không. Thay vi` ở đoạn đầu tức là nói về thân thành, khẩu hành và y' hành, trong y' hành đó đă nhắc đến vấn đề y' hành nên hành tri` và không nên hành tri`.  Y' hành nên hành tri` đó là chánh kiến, y' hành không nên hành tri` đó là tham ác sân ác và tà kiến.  Đă nhắc đến như vậy rồi nhưng qua phần kiến đắc thi` được lập lại một lần nữa cũng thuộc về tà kiến.

Nhưng tà kiến được nhấn mạnh ở đây là mười thứ vô ky', bởi vi` mức độ nguy hiểm của nó rất nguy hiểm, và thưa qúi vị về thường kiến chúng sanh chấp về quan niệm thường co`n đối với thế gian.  Ở đây cũng có những trường hợp được phân chia đại loại như một người chấp về cái đại ngă, một vị phạm thiên, một vị thượng đế, một vị sáng tạo chủ đại ngă đại hùng của các vị đó là bất biến là vĩnh hằng, như vậy cũng là một cách kiểu cách chấp về thường kiến. Và trường hợp có người họ chấp vào bản ngă, hay gọi là tiểu bản ngă, tức là chấp vào một linh hồn thường co`n bất biến vĩnh hằng, thể xác này có tiêu hoại, nhưng tâm thức không tiêu hoại, chấp như vậy cũng là một hi`nh thức gọi là thường kiến. 

Hoặc có người họ chấp rằng quá khứ như thế nào thi` hiện tại tương lai cũng như thế đó, chẳng hạn như quá khứ một người họ nghèo khổ, thi` hiện tại tương lai cũng vẫn là nghèo khổ, định mệnh đă là như vậy.  Hoặc quá khứ họ giàu sang làm vua chúa, thi` ngay trong hiện tại cũng giàu sang làm vua chúa, và trong tương lai cũng vậy đời sau là vua chúa, không có sự biến dịch, không có sự đổi thay định mệnh này, thi` như vậy trong trường hợp đó cũng là một hi`nh thức chúng ta gọi là chấp về thường kiến. 

Ở đây thưa qúi vị khi chúng ta nói đến các loại tà kiến, những loại tà kiến trong thế gian này rất phức tạp, và có thể nói rằng phức tạp như một mảnh lưới được giăng ra, chúng ta thấy lằn ngang lằn dọc đan chéo với nhau, và chúng sanh bị mắc vào trong mạng lưới tà kiến như vậy không thể nào thoát ra được, khó có thể thoát ra được, đó là chúng ta phân loại về tà kiến.

Bây giờ chúng ta lại nói đến ti`nh trạng nguy hiểm của tà kiến, ở đây thưa qúi vị, chỉ nói riêng về vấn đề thường kiến và đoạn kiến thôi, chúng ta nói đến sự nguy hiểm của nó cũng có sự chênh lệch với nhau. Thường kiến khi một người họ chấp về quan niệm thường co`n của thế gian, dù sao đi nữa thi` đối với người này họ cũng vẫn có chấp nhận một điều có quá khứ, có hiện tại và có vị lai.  Khi họ chấp nhận một vị thần linh, một thượng đế một sáng tạo chủ, thi` họ vẫn có niềm tin rằng hi`nh thức thưởng phạt ban phước hay tha tội khi mi`nh làm tốt hay làm xấu đều có thể xảy ra v.v... thi` một người do chấp như vậy và cái quan niệm đó, nhờ như vậy họ vẫn có thể làm được các điều công đức, mặc dầu những điều công đức đó chỉ là hiệp thế, chỉ là hữu lậu thôi, nhưng dù sao đi nữa họ vẫn có thể làm được các điều công đức song song với sự chấp sai lạc.

Co`n đối với một người chấp đoạn kiến rồi, thi` với người đó họ khó có thể làm được công đức phước báu, bởi vi` tâm của họ đă phủ nhận về những hành động tốt có quả dị thục, hành động xấu có quả dị thục, cho nên lúc bấy giờ họ không thiết tha trong việc làm thiện và họ không sợ hăi trong việc làm ác.  Người ta mới có câu nói rằng :"linh chấp hữu như tu di mạc chấp vô di giới tử" thà chấp thường kiến to lớn bằng núi tu di chứ đừng có chấp đoạn kiến dầu nó nhỏ bằng hạt cải. Đem so sánh hạt cải và núi tu di thi` chúng ta thấy một trời một vực, cũng khó nói được. 

Xét người chấp thường kiến thi` ít có sự nguy hiểm cho bản thân họ hơn, co`n người chấp đoạn kiến thi` phải nói quá ư nguy hiểm, bởi vi` họ có thể tạo những điều phi công đức, thậm chí người rơi vào ti`nh trạng đoạn kiến họ có thể giết cha, có thể giết mẹ, có thể giết các bậc thánh nhân chẳng hạn thi` trong trường hợp đó hết sức nguy hiểm.  Co`n người chấp về thường kiến thi` có thể là những cái điều sai lạc, những hành động ác nhỏ thi` họ làm, nhưng những hành động ác tày trời họ vẫn co`n có một chút ngượng ngập không dám làm. Bởi vậy ở đây chúng tôi chỉ nói đến vấn đề thường kiến và đoạn kiến thôi, mà chúng ta thấy sự nguy hiểm của nó ở một mức độ cũng có cao thấp khác nhau.

Co`n bây giờ chúng ta nói chung về vấn đề tà kiến nó có sự nguy hiểm như thế nào, ở đây thưa qúi vị hễ chánh kiến dẫn đầu cho con đường chánh đạo để đưa đến cái sự giải thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi, như chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, thi` ngược lại tà kiến nó đi ngược với con đường chánh đạo, mà nó trở thành con đường tà đạo.  Do vậy một người rơi vào ti`nh trạng tà kiến thi` phải nói mục đích giải thoát rất xa vời đối với họ, đó là chúng ta chưa nói đến những hậu quả nó phát sanh lên do hành động  bị xúi dục bởi tà kiến thi` càng đưa đến sự nguy hiểm hơn nữa.

Người ta nói rằng một ông Thầy thuốc mà lầm lẫn thi` chết một vài bịnh nhân, một nhà chính trị mà lầm thi` hại một nước, một nhà văn mà lầm thi` hại cả một thế hệ của con người cho toàn nhân loại.  Nhưng chỉ là một thế hệ năm ba chục năm vậy, nhưng một người tu tập mà tri kiến sai lạc lầm lẫn thi` đưa đến sự tác hại vô lượng kiếp.  Thậm trí có những người do thường cận y duyên họ chấp chặc những quan niệm sai lầm, quan niệm tà kiến.  Những người đó đến khi họ gặp Đức Phật thi` phải nói rằng họ đă tạo cho Đức Phật một sự khó khăn vất vả trong việc tiếp độ họ.  Ở trong quá khứ vi`  họ có tạo phước Balamật, và họ cũng nguyện giải thoát, nhưng rồi sau đó sanh hữu che lấp cho nên trong suốt gio`ng sanh tử luân hồi trong kiếp hiện tại này họ lại là người có tà kiến.  Nhưng nếu họ là người có tà kiến thường thi` Đức Phật Ngài có thể thuyết phục, Ngài có thể dẫn dắt họ trở lại với nẻo chánh đạo được, nhưng với một người có ác tà kiến thi` chuyện đó vô phương.

Và ở đây thưa qúi vị Đức Phật có tuyên bố rằng một người ác tà kiến có hai cảnh giới tái sanh dành cho họ, tức là địa ngục và súc sanh sau khi họ mệnh chung.  Một người tà kiến hết sức nguy hiểm như vậy, mà nếu như một người đoạn kiến nữa thi` địa ngục nơi họ sanh ra đó không phải là địa ngục bi`nh thường, mà địa ngục đó gọi là Maha`ta`pana là địa ngục không gian, địa ngục này hết sức nguy hiểm.  Ở đây chúng tôi không mô tả mà phải biết rằng địa ngục đó khổ đau cùng cực hơn tất cả 18 tầng địa ngục kia.

Bây giờ chúng ta nói đến sự nguy hiểm của một người có tà kiến, sự nguy hiểm trở ngại cho đường lối tu tập.  Ở đây như chúng ta đă biết là hễ sai một ly thi` nó đi một dậm, một đoàn xe lửa chuẩn bị khởi hành mà toa đầu máy của đoàn xe lửa đó, toa máy này nếu trong những vo`ng lăn bánh đầu tiên trên đường ray bị lệch ra khỏi đường ray, thi` lúc bấy giờ chúng ta phải biết hậu quả gi` xảy ra cho đoàn tàu đó, đoàn tàu hoả này nó sẽ bị lật ngă bởi vi` đầu tàu của nó đă đi lệch với đường ray và do đó không thể chạy đến mục đích, không thể chạy trong suốt cuộc hành tri`nh mà bị lật ngang.  Thi` của chúng ta cũng vậy, khi chúng ta rơi vào ti`nh trạng tà kiến, điều này sẽ làm cho chúng ta có một sự nhận định sai lạc về đường lối tu tập. 

Và khi nhận định sai lạc về đường lối tu tập mà Đức Thế Tôn đă chỉ vẽ cho họ, họ không chấp nhận và họ tự đưa lên một đường lối khác, và đường lối của kẻ phàm phu sáng kiến này thi` chắc chắn phối hợp với tà kiến và đưa đến ti`nh trạng không mấy tốt đẹp, như vậy họ rơi vào ti`nh trạng gọi là ác tà kiến thi` sự tu hành bị chận đứng ngay, bị phá vỡ ngay, sau khi chết họ phải tái sanh vào những cảnh giới nó không được thuận lợi, không được tốt đẹp.

Ở đây thưa qúi vị, đối với một vị ty` kheo khi vị ty` kheo đó khởi lên một sự tà kiến như ty` kheo Alitha chẳng hạn, thi` bấy giờ các vị ty` kheo khác khi nhắc cho thấy rằng nếu hiền giả chấp sai hiểu lầm như vậy là hiền giả đă xuyên tạc Đức Thế Tôn, đă nói không đúng về Đức Thế Tôn.  Chúng ta thấy rơ như vậy, một người có tà kiến sanh khởi, một vị đệ tử của Đức Phật mà khởi lên ác tà kiến xem như là đă xuyên tạc Đức Phật, phỉ báng Đức Phật. Những vấn đề tà kiến nó có sự nguy hiểm như thế, nên trong việc tu tập của chúng ta, chúng ta phải chỉnh đốn lại tri kiến của mi`nh, làm sao tri kiến đó trở thành chánh kiến chứ đừng rơi vào ti`nh trạng tà kiến hay tri kiến điên đảo. 

Một người có tà kiến hay tri kiến điên đảo, thi` đối với người đó ở trong cuộc sống này cái gi` vô thường họ cho là thường, đau khổ họ cho là an lạc, vô ngă họ cho là hữu ngă, bất tịnh họ cho là thanh tịnh đó gọi là tri kiến điên đảo Vipalla`sadit.t.hi Và với tri kiến điên đảo này có thể nói rằng một sự nguy hiểm cho đường lối tu tập của họ, hay nói cách khác là rất nguy hiểm cho sở hành của họ. Nguyên nhân phát sanh lên tà kiến chúng ta phải nói có hai:

1)  Một là Paratoghosa là do nghe người khác nói.

2) Thứ hai gọi là ayonisomanasika`ra .tức là không dùng trí tuệ để quán sát hay gọi là không khéo tác y’.

Khi nghe người khác tuyên bố về điều này hay điều nọ, tuyên bố về ly’ thuyết này, ly’ thuyết kia, một người nhẹ dạ cả tin chưa kịp phán đoán thi` họ đă tin chắc theo rồi, như vậy có thể dễ dàng rơi vào ti`nh trạng tà kiến.  Nếu như một vị Samôn Bàlamôn thuyết không đúng với chân ly’ mà người nghe bằng sự cả tin không có sự cân nhắc suy tư, người này sẽ rơi vào ti`nh trạng không mấy tốt đẹp. Trường hợp một người không có sự khéo tác y’, là y’ nghĩa rằng khi gặp một sự kiện xảy ra, nếu có thể nói là sự kiện đó xảy ra hơi lạ lùng một chút, hơi hy hữu một chút, lúc bấy giờ đối với một người không khéo tác y’ thi` họ lại chắp nhận và hiểu lầm.

Chẳng hạn như khi một người nghe người ta đồn rằng ở đàng kia có một cái giếng nước, mà múc nước ở đó uống vào sẽ hết bịnh, trị được bá bịnh chẳng hạn.  Người này không chịu phân tích cân nhắc cho hợp ti`nh hợp ly’ theo tánh cách nhân quả, hay theo sự thử nghiệm của y học về chất nước này có tốt, hay là xấu, nó có những chất gi` và những chất đó ở trong nước có thể làm thuốc để trị bịnh được không.  Chưa có sự kiểm nghiệm như vậy mà họ chỉ nghe người ta đồn là uống nước đó sẽ hết bịnh, thi` họ lại chấp sai lạc, họ rơi vào ti`nh trạng gọi là thường kiến, họ chấp sai lạc như thế, chúng ta gọi đây là cái nguyên nhân không khéo tác y’ phát sanh lên tà kiến.

Co`n trường hợp đối với một người họ khởi sanh lên chánh kiến nó cũng có hai cách, một là do nghe người khác, tức là khi chúng ta nghe được Đức Phật thuyết pháp hay các vị để tử của Ngài thuyết pháp, thi` chúng ta y cứ vào Đức Phật là đấng giác ngộ, Ngài thuyết pháp chân chánh khéo thuyết. Chúng ta tin tưởng vào tăng chúng là những vị thánh tăng đă đoạn trừ các lậu hoặc phiền năo, cho nên với niềm tin đó khi chúng ta nghe các vị này thuyết chúng ta cứ tin theo đi, chúng ta cứ chấp nhận đó là chánh kiến, bởi vi` Đức Phật không bao giờ thuyết sai lệch với chân ly’, chư vị thánh A La Hán không bao giờ tri`nh bày cái điều phi ly’, thậm trí là bậc hữu học Tu Đà Hườn là các Ngài cũng đă đoạn trừ được tà kiến rồi cho nên những gi` các Ngài nói và chúng ta nghe thi` những điều đó là sự thật.

Nguyên nhân thứ hai nữa phát sanh lên chánh kiến đó là yonisomanasika`ra tức là khéo tác y’, một người luôn luôn dùng trí tuệ, chữ yoniso ở đây tức là chúng ta phải hiểu trí tuệ, dùng trí tuệ để cân nhắc, để suy xét các hiện tượng theo ly’ nhân quả, theo những sự kiện hợp ti`nh hợp ly’, thi` như vậy nhờ họ có trí tuệ khéo tác y’, như vậy họ phát sanh lên được chánh kiến, đó là vấn đề chúng ta cần phải biết qua.

Ỡ đây thưa qúi vị, trong đường lối tu tập chúng ta cần phải biết rằng tri kiến hết sức quan trọng, tri kiến gọi   samma`dit.t.hi nếu một tri kiến chân chánh thi` nó sẽ dễ dàng để dẫn đến sự tu tập viên măn, co`n nếu như  thuộc về miccha`dit.t.hi Tà kiến thi` phải nói là một sự nguy hiểm vô cùng.  Khi chúng ta đề cập đến vấn đề này trong bài học ngày hôm nay, thi` tất cả người Phật tử chúng ta đều phải lưu y’ đến việc chúng ta sửa đổi cái tri kiến của mi`nh.  Sự cải thiện được cái trí thức của mi`nh cho được chơn chánh đó cũng là một cái nguyên nhân để chúng ta tạo được phước báu. 

Trong mười điều gọi là Pun~n~a`kiriyavatthu thập phước hành hay là phước nghiệp sự, trong đó nếu chúng ta có sự uốn nắn kiến thức cho được ngay thẳng, hiểu biết một cách đúng đắn, thi` như vậy chúng ta tạo được phước báu, và cái phước báu đó nó lại bao hàm cả phước vật, phước đức và phước trí.  Ở trong chú giải nói rằng mười pháp hạnh phúc đó, bố thí hồi hướng phước, tùy hỷ phước là nhân phát sanh lên phước vật chất, tri` giới, cung kính phục vụ là nhân phát sanh lên phước đức, sự tu thiền, sự thính pháp thuyết pháp là nhân phát sanh lên phước trí, như vậy là chúng ta có 9 pháp rồi, nhưng trong chú giải nói thêm rằng phước nghiệp sự thứ 10 là cải chánh kiến thức thi` nó tạo được cả ba loại phước.  Bởi vi` một người trong khi mà họ làm phước bố thí nếu có tương ưng với trí tuệ để làm, thi` trong trường hợp đó là phát sanh lên phước vật chất về sau.Như vậy là trí tuệ chơn chánh ở đây nó tạo được phước vật chất.

Một người khi giữ giới hoặc họ tu tập những thiện pháp liên quan đến phước đức, nếu như người đó giữ giới bằng một tâm thiện tương ưng với trí tuệ có chánh kiến phối hợp cải tà gọi là cải chánh kiến thức, thi` như vậy việc tu giới của họ vẫn tạo được phước đức, cho nên chúng ta mới gọi là sự cải chánh kiến thức nó tạo ra phước đức.  Rồi khi chúng ta tu tập về thiền định, hay chúng ta tu tập về sự thính pháp và thuyết pháp, chúng ta tạo những nguồn công đức phước báu đó chúng ta lại có được một tri kiến chân chánh phối hợp, nghĩa là chúng ta có sự cải tạo cho ngay thẳng về tri kiến cho đừng chấp sai hiểu lầm, như vậy là tạo nên phước trí có tương ưng với trí tuệ, tương ưng với chánh kiến. 

Thi` rơ ràng chúng ta thấy ở đây là việc chúng ta trao dồi chánh kiến đó là một điều hết sức quan trọng, và một điều chúng tôi nói cuối cùng ở đây thưa qúi vị, đối với thuộc tánh tà kiến nó làm phá vỡ đi trí tuệ chân chánh, và phá vỡ con đường chánh đạo.  Bởi vậy khi nhận thức được điểm này thi` người Phật tử chúng ta phải quyết tâm để chúng ta dẹp bỏ, hay chúng ta trừ khử tà kiến.

 Rất nguy hiểm khi chúng ta khởi lên tâm tà kiến, tức là tâm tham hợp tà, thi` lúc bấy giờ trong đời sống của chúng ta nó có nhiều sự rối loạn.  Một vị vua khi cai trị một quốc độ mà khởi lên ác tà kiến, đoạn kiến hay thường kiến thi` sẽ làm không biết bao nhiêu là những điều tội lỗi và đem lại sự đau khổ cho toàn dân.  Nhưng nếu vị vua có chánh kiến thi` vị vua đó sẽ làm được những điều công đức, thi ân bố đức đến cho toàn dân.  Chúng ta thấy giữa những sự kiện đó nên chúng ta biết rằng việc tu tập của chúng ta mà chúng ta bày trừ được tà kiến, và chúng ta có được chánh kiến đây là một điều hết sức quan trọng.  Nói là nói như vậy thôi chứ khi chúng ta co`n là kẻ phàm phu chưa phải là bậc hữu học Tu Đà Hườn trở đi, thi` ác tà kiến vẫn co`n có thể sanh khởi trong bất ky` lúc nào, chỉ có nói rằng ít hay nhiều hơn thôi. 

Ngay cả trong đời sống tu tập của chúng ta, chúng ta là một người đệ tử, một người hiểu biết trong chánh pháp, thế nhưng vấn đề tà kiến chẳng hạn như thân kiến ngă chấp, chấp về ngũ uẩn là tôi, là ta, là tự ngă của ta v.v… điều đó cũng vẫn co`n sự cố chấp theo tà kiến chi pháp như vậy.  Và bài học này chúng ta đă nói về thuộc tánh tà kiến nó tương ưng với tâm tham, nó đi chung với tham tâm sở, lát nữa đây chúng ta sẽ được nghe Chư Tôn Đức tri`nh bày thảo luận về vấn đề có liên quan đến tà kiến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng sanh. Bây giờ đến đây chúng tôi xin được tạm kết thúc buổi giảng này, chúng tôi xin kính dâng phần phước này đến Chư Tôn Đức Tăng hiện đang có mặt và xin chia phước đức đến tất cả chư thiện nam tín nữ trong rơom mong cho qúi vị luôn được sự tiến hoá và thành tựu chánh tri kiến.