A Tỳ Đàm, Bài 15.II Ngày 11 tháng 9 năm 2004

Chánh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bài 15

Nhóm Thuộc Tánh Bất Thiện

Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:

II Sở hữu Tham phần


Tham (Lobha)

ooOoo

TT Giác Đẳng :Hôm nay chúng ta sẽ học thuộc tánh tham phần , thật ra thi trước khi chúng ta đặt ra một câu hỏi :Tại sao tham, tà kiến, ngă mạn, ba thứ này lại nằm trong tham phần?.Có lẽ chúng ta làm việc khác thường một chút là đi vào chi tiết trước và tổng quát sau ,có nghĩa là chúng ta sẽ đi qua từng tâm sở trước như tâm sở tham rồi tà kiến rồi ngă mạn .Sau đó th́ dễ dàng hơn chúng ta quay trở lại để  đặt ra câu hỏi là tại sao ba thứ này lại nằm trong thuộc tánh gọi là tham phần .Tâm sở tham là một thuộc tánh  khó có thể tŕnh bày một cách ngắn gọn , bởi v́ có nhiều phương diện mà chúng ta đề cập đến . Bởi v́ chúng ta biết yêu thương là ái dục , yêu thương sinh sầu muộn . Có những trạng thái quá b́nh thường của chúng ta nó có căn gốc từ tâm sở tham

 

Khi Đức Phật nói lên một nhân duyên rồi từ đó bắt đầu là vô minh và ái dục tức là thuộc tinh tham mà chúng ta nói ngày hôm nay   Đức Phật ngài dạy nguyên nhân của đau khổ, nguyên nhân ch́m đắm trong cuộc đời,  ái dục chính  là nhân sanh khổ , V́ vậy đề tài thuộc tánh tham đó là một đề tài lớn . Chúng ta hăy bắt đầu bài học với bài giảng chính của TT Trí Siêu .

 

TT Trí Siêu: Hôm nay chúng ta sẽ bước qua các thuộc tánh thuộc về tham phần  cũng như lần trước mà chúng tôi đă nói với quư vị là đối với tâm sở tợ tha th́ nó có hai phần  là tâm biến hành và biệt cảnh . Biến hành tâm và biệt cảnh ở trong tợ tha chúng ta đă hiểu nghĩa biến hành là ǵ biệt cảnh là ǵ? Đối với nhóm sở hữu bất thiện , nhóm tâm sở bất thiện cũng vậy, bốn chi phần th́ nó thuộc về bất thiện biến hành  nhưng bắt dầu từ nhóm tham phần nhóm sân phần nhóm hôn phần và hoài nghi dược xem như là mười thuộc tánh bất thiện biệt cảnh .Tại sao nói như vậy là bởi v́ mỗi một nhóm tâm sở này nó đều phối hợp riêng biệt đối với tâm bất thiện .Thí dụ như ba tham phần mà ba tâm sở này nó chỉ hợp biệt cảnh với tâm tham.Lại nữa đối với tâm tham th́ mặc dù ta nói có ba tâm sở biến hành nên có ba tâm sở tham phần đó nhưng riêng về tà kiến và ngă mạn th́ nó lại biệt cảnh trong những tâm hợp tà và những tâm ly là .Hôm nay chúng ta học về thuộc tánh thứ nhất của tham phần , đó là tham lobha hay nói cho đủ là lobha mu`la cetasika tức là thuộc tánh tham căn .Nói cho đủ phải là như vậy bởi v́ tham ở đây cùng với sân cùng với si là căn bất thiện chúng ta gọi là akusala mu`la và nó là nguồn gốc của bất thiện , Tham là một khuynh hướng bám víu vào đối tượng khả ái khả ư , tham được xem như là một thành phần để tạo nên một thứ tâm mà ta gọi đó là tâm tham .Tâm tham đi với tâm si th́ như vậy gọi là tâm si nhưng v́ rằng tâm này mặc dù có si nhưng vẫn có mặt của tham căn,  v́ vậy cho nên tâm đó được gọi là tâm tham .Chúng ta trở lại v́ ư nghĩa của thuộc tánh tham. Ở đây thưa quư vị cũng như các tâm sở khác mà chúng tôi tŕnh bày vừa qua là khi chúng ta tŕnh bày như một đơn vị trong một sat- na tâm thức hay là một thành phần một chất liệu của tâm đó th́ chúng ta phải định nghĩa theo cách gọi là thực tánh pháp chứ chúng ta định theo cách thường thức được , cho đến khi nào chúng ta đă nhận thức được đă hiểu được cái thực tánh của tâm sở này th́ lúc đó chúng ta sẽ đi qua phần triển khai rộng ư nghĩa của tham theo nghĩa thường thức . Ở đây chúng ta đă biết thamcó trạng thái là chấp giữ cảnh upa`da`ya`ramman.a sau này khi học đến những tâm sở khác chúng ta sẽ thấy rằng Tham có khuynh hướng dính mắc cảnh hay bám víu vào cảnh bám víu vào đối tượng , trong khi sân có trạng thái nhàm chán bất măn hoặc chống đối với cảnh .Si có khuynh hướng mập mờ đối với cảnh.   Th́ những trạng thái đó chúng ta cần phải hiểu.

 

Tham phần làm cho các tâm sở đồng sanh dính mắc vào cảnh , cảnh ở đây gồm có tất cả cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí ,cảnh vị ,cảnh xúc và cảnh pháp.

 

          Bây giờ chúng ta lại nói đến thái độ của tham tâm sở khi phối hợp với tâm tham . Chúng ta nói đến tâm tham với ba khía cạnh :

                1/ Tâm tham tương ưng với tà kiến

                 2/ Tâm tham tương ưng với ngă mạn.

                  3/ Tâm tham không tương ưng với tà kiến cũng không tương ưng với ngă mạn chỉ đơn thuần là tâm tham mà thôi. Thuộc tánh tham nó có thể đi chung với tà kiến, có thể đi chung với ngă mạn  .

 

               Và bây giờ chúng ta lại nói đến tính cách của sự đắm  nhiễm. Tham c̣n có một danh từ khác được gọi là ái (tanha) và ái này có ba cách là dục ái , hữu ái và phi hữu ái.

 

               Dục ái tức là sự tham đắm đối với các cảnh trần sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc và chỉ đơn thuần là sự dính mắc , bám víu đối với những cảnh khả ái khả ư như vậy thôi và khi chúng ta nói đến hữu ái th́ chúng ta cần phải biết rằng trong trường hợp này nó có những thứ tham ái mà cũng gọi là hữu ái như là ái tái sanh về cơi dục , ái trong sự tái sanh về cơi sắc hoặc cơi vô sắc, ái trong phỉ lạc của thiền và ái trong quan niệm  thường kiến và như vậy ta gọi là hữu ái.

 

               C̣n phi hữu ái tức là đôí với ái cảnh vị cảnh xúc này nó sẽ biến mất, nó sẽ đoạn diệt không có tồn tại . Khi mà một người khởi lên ái nhiễm có ba trường hợp như vậy . Dầu cho dục ái, hữu ái , phi hữu ái cũng đều là tham tâm sở cả và chính tham tâm sở này nó đóng vai tṛ để làm cho tâm dính mắc cảnh . Tuỳ theo mức độ mà có thể dính mắc một cách thô thiển hay là dính mắc một cách vi tế . Những vị tu thiền định do hưởng được phỉ lạc của thiền, vị này cũng có thể khởi lên hữu ái  có tâm dính mắc .

 

                 Chúng ta cần phải lưu ư trường hợp  một người tu tập khắng khít với đề mục và một người khởi lên tâm  dính mắc đối với cảnh , th́ cả hai trường hợp này nó có khác nhau không? Thưa quư vị rất khác nhau . Một người tu tập mà hướng tâm đến đề mục khắng khít với đề mục nhưng mà không nhiễm cảnh đề mục đó ,tâm vô nhiễm đối với cảnh đề mục , khắng khít đối với đề mục nhưng mà vô nhiễm đối với đề mục, đó là trạng thái của tâm thiện , C̣n như tâm tham th́ nó cũng khắng khít đối với cảnh khả ái khả ư đồng thời nó có một trạng thái là hưởng cảnh bằng một sự đắm nhiễm , ô nhiễm chứ không phải là khắng khít với cảnh rồi chúng ta thấy rằng như vậy một người tu thiền họ có thể dính mắc đối với những đề mục th́ chẳng khác nào như là tham . C̣n trường hợp mà một vị tu chứng thiền , hưởng lạc của thiền rồi họ khởi lên tâm tham ái đối với phỉ lạc của thiền . Trường hợp hữu ái như vậy là một trường hợp khác chứ không phải là một thứ đề mục mà người đó cần phải tập trung ,cần phải khắng khít để phát triển về tâm định . Nó khác nhau .Trong trường hợp này chúng ta cũng có thể hiểu được qua một thí dụ một chất keo khi mà chúng ta dán vào các vật th́ nó dính vào nhau .

 

Một trường hợp mà chúng ta nói đến tâm thiện hay là những trạng thái tâm thiện mà tập trú vững chắc hay là khắng khít với đối tượng . Hay là vật ǵ để sát vào nhau, chúng ta sắp gần nhau nhưng mà nó không có chất keo cho nên nó sẽ không dính vào nhau hoặc nói cách khác chúng ta ví dụ như là một cái nắp hộp hoặc là cái nắp chai dược vặn vào cái chai th́ cái nắp đó do những đường răng xoắn nó khiến cho khi mà ta đậy vào ta vặn th́ nắp dính vào miệng chai , nhưng trong trường hợp dính vào miệng chai đó ta c̣ thể mở ra được bởi v́ nó không có chất khắng dính .Giữa hai trạng thái này chúng ta nên hiểu như là giữa tâm thiện khắng khít với đề mục tu tập với đề tài mà tâm thiện suy diễn. C̣n đối với tâm tham th́ nó khắng khít với cảnh như là có chất keo , chất keo đó là thuộc tánh tham nó làm cho bị dính mắc không gỡ ra được , khó có thể gỡ ra và nếu có thể gỡ ra được th́ nó cũng làm cho mệt mơi làm cho trầy trụa v..v… Th́ trong cả hai trường hợp đó chúng ta có thể hiểu được qua một ư nghĩa mà chúng ta thấy rằng tham nó đối lập lại với cái thái độ vô tham . Trong khi tâm thiện tập chú vào cảnh hay là khắng khít vào cảnh như là một nắp chai vặn vào cổ chai. Mặc dầu nó dính vô miệng chai nhưng nó không bị dính khắn có thể gỡ ra được giống như tâm thiện v́ có tâm sở vô tham alobha do đó tâm thiện không bao giờ có sự bám dính .

 

         Hoặc là chúng ta ví dụ cách khác như là một tấm vải khi mà chúng ta bày ra , giọt nước ở trên rơi xuống.Tấm vải đó hứng lấy giọt nước và nó bị thấm ướt , bản chất của nó là thấm dính .C̣n trong khi một lá môn hay là một lá sen nhờ lớp lông mao nhỏ phủ dầy trên mặt nước không thấm được , bởi vậy khi nước rơi vào đó cho dù rằng cái lá sen hay lá môn có chứa đựng nước ở bên trong cũng không thấm nước được .Cũng như thế v́ rằng  tâm thiện  có tính chất vô tham nên tâm thiện  không bao giờ có sự dính mắc đối với cảnh mà chỉ là một sự khắng khít trong khi tập chú chúng ta có thể ghi nhận được .Và trạng thái nào mà chúng ta tập chú khắng khít vào đối tượng và trong lúc chúng ta tu tập  tâm tham sanh khởi mà chúng ta biết được chúng ta đoạn trừ nó đi hay là chúng ta diệt trừ chế ngự  nó đi ,C̣n đối với trường hợp tâm thiện sanh khởi khắng khít với cảnh đề mục th́ lúc đó vị hành giả biết rơ mà chúng ta duy tŕ hay là chúng ta phát triển chúng ta giữ trạng thái khắn khít đó để chúng ta tạo nên nhiều lợi ích nhiều công đức lớn bằng sự tu tập khắn khít với đề mục.

 

         Danh từ gọi là lobha nó từ căn gọi là “lubh” lubhateti ở đây là một trạng thái dính mắc .Cái ǵ có trạng thái dính mắc với đối tượng th́ trạng thái đó được là tham . Đây là điều mà chúng ta chú ư để có thể ghi nhận được từ cái nguồn cội cái căn gốc của nó ./.