A Tỳ Đàm, Bài 15.2.1 Ngày 03 tháng 09 năm 2004
Minh Hạnh nghe và soạn lại cho thành
văn viết,, Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài 15
Nhóm
Thuộc Tánh Bất Thiện
Sở hữu bất
thiện là những sở hữu chỉ hợp với các
tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được
chia làm năm nhóm:
Sở
hữu si phần
Vô
Tàm (Ahirika)
TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính đảnh lễ Chư Tôn Đức, kính chào qúi Phật tử. Ngày hôm nay chúng ta bước sang một thuộc tánh mới, thuộc nhóm bất thiện và từ thuộc tánh này trở đi thi` chúng ta lại bắt đầu đối diện với rất nhiều vấn đề. Ở trong bài giảng này TT Trí Siêu, vị giảng sư của chương tri`nh A Ty` Đàm sẽ giảng về thuộc tánh vô tàm, nó thuộc nhóm gọi là si phần. Như qúi vị đă được nghe định nghĩa chữ vô tàm là không có hổ thẹn tội lỗi, và có thể nói rằng đây là một trong hai pháp được nói đến rất nhiều nhất là trong kinh tạng, luận tạng và dĩ nhiên có chỗ đứng không thể phủ nhận ở trong tạng A Ty` Đàm.
Tàm và qúy có nghĩa là hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, vô tàm, vô qúy là đối ngược lại không biết hổ thẹn và không biết ghê sợ tội lỗi. Có ba vấn đề chúng ta nêu lên tại đây, thứ nhất là quan niệm về thiện và bất thiện ở trong cách nhi`n triết ly' , phần lớn đặc biệt những luận sư về sau này thi` cái gọi là tội lỗi hay không tội lỗi nó chỉ là những khái niệm đối đăi, một khái niệm rất tương đối, cũng là việc đó mà có người nhi`n nó tốt, có người nhi`n nó xấu.
Nhưng ở trong A Ty` Đàm, khi nói đến vô tàm chúng ta nói một trạng thái bản thể, có nghĩa là ngay trong một sát na tâm nó không phải qua một tiến tri`nh nhồi nặn, thi` bất cứ tâm bất thiện nào sanh lên nó đều có trạng thái vô tàm. TT Trí Siêu sẽ định nghĩa cho chúng ta cũng như Chư Tăng sẽ có những trao đổi về một trạng thái không biết hổ thẹn đối với tội lỗi. Đây là một cái điểm đầu tiên có thể nói rằng rất gai góc để chúng ta có thể lănh hội.
Thứ hai là thông thường khi chúng ta nói vô tàm tức là không biết hổ thẹn, thi` ở đây là phủ định từ, trong phủ định từ này nói lên sự vắng mặt của một trạng thái. Ví dụ như chúng ta nói một người không tốt, nhưng không nhất thiết người đó xấu. Nhưng ở đây khi nói rằng tàm là một trạng thái một thuộc tánh tịnh hảo, hay một thuộc tánh tốt, bây giờ không có mặt của thuộc tánh tàm thi` chưa chắc là vô tàm. Nhưng vô tàm ở đây định nghĩa là không hỗ thẹn, thi` nó phải có một trạng thái khác đi chớ không đơn giản chỉ là một phủ định, là sự vắng mặt của một thuộc tánh thiện, hay thuộc tánh tịnh hảo.
Điểm thứ ba chúng ta sẽ học đó là tất cả những thuộc tánh của si phần, tức Si vô tàm, vô qúy, phóng dật, nó có mặt trong tất cả các tâm bất thiện như tâm tham, tâm sân, tâm si, và chúng ta hiểu rằng tâm tham, tâm si, nó có mặt ngay cả vị thánh tam quả A Na Hàm. Vi` vậy ở đây chuyện không hổ thẹn tội lỗi có thể nói rằng không đơn thuần, không phải vấn đề chỉ quan niệm thông thường ở bên ngoài, mà chúng ta hiểu trong mức độ cách ly của nó, để thấy rằng nó là một thể trạng, phải nói rằng không hẳn là một quan niệm như quan niệm bi`nh thường của chúng ta. Ví dụ như quan niệm về tôn giáo, quan niệm về luân ly', nó là một cái cơ năng đặc biệt vi tế, có mặt ở trong tất cả các tâm bất thiện như tâm tham, tâm sân, tâm si.
Thưa qúi vị với ba điểm này, chúng ta sẽ có một số vấn đề đặc biệt quan trọng để bàn chung quanh những chuyện liên quan đến thuộc tánh vô tàm. Trong tư cách là người dẫn nhập bài học hôm nay, chúng tôi chỉ nêu lên một số vấn đề khi bàn về một đề tài nào đó, và phần tri`nh bày cũng như là trả lời, và chắc chắn rằng trong phần thảo luận tiếp theo chúng ta sẽ trở lại về những điểm này. Bây giờ thi` xin thay mặt cho đại chúng kính thỉnh TT Trí Siêu vị giảng sư của lớp A Ty` Đàm bắt đầu cho bài học ngày hôm nay, và rất mong rằng TT sẽ không gặp trục trặc trở ngại kỹ thuật như mấy hôm qua. Kính cung thỉnh TT.
TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính đảnh lễ TT Giác Đẳng và ĐĐ Pháp Đăng, thân chào qúi Phật tử. Bài học hôm nay triển khai một vài khía cạnh thuộc tính vô tàm trong những thuộc tánh bất thiện, chúng ta nói đến thuộc tánh vô tàm Ahirika. Theo như lời dẫn nhập của TT Giác Đẳng, thi` ở đây thoại đầu chúng ta đề cập đến những vấn đề có liên quan như một trạng thái tâm ly', tức là tâm sở vô tàm, một tâm sở trong 12 tâm bất thiện. Về chân tướng của thuộc tánh này, khi chúng ta đề cập đến từng cặp, và trong vai tro` khi nó phối hợp với tầm, thi` những thuộc tánh này là vô tàm, vô qúy, và tàm và qúy. Trong khi các tâm sở là tàm và qúy xem như là những chất miễn nhiễm, khiến cho không bị ô nhiễm, nó lại thiếu chất miễn nhiễm thế là đối với những tâm bất thiện này bao giờ nó cũng bị ở trạng thái bất thiện.
Và bây giờ thưa qúy vị chữ na hiri nghĩa là không thẹn thùng không mắc cở, như vậy không mắc cở cái gi` thi` gọi là vô tàm. Thế nhưng cái nghĩa danh từ Ahiri là vô tàm là sự hổ thẹn thi` không thể nào có được khái niệm không hổ thẹn với tội ác, khi chúng ta dùng lời lẽ này, dùng y' nghĩa này để chúng ta giải thích vô tàm, vô qúy, là khi nào đề cập đến trở thành một cái pháp môn, như trong nỗi lực vô qúy là hai trong sức mạnh của nó. Khi chúng ta đề cập đến trạng thái của nó không được trong sạch gọi là Asuddha. Tại sao không trong sạch, tại sao có lỗi lầm gọi là vô tàm gọi là Ahirika, vi` nó thiếu đi chất miễn nhiễm, một trạng thái này mà trở thành dễ bị ô nhiễm bởi phiền năo chúng ta chỉ định nghĩa đến chừng đó.
Vi` do tính chất gọi là nó sẽ vướng lại, nó sẽ làm cho vướng lại những phiền năo cái thuộc tánh ô nhiễm, và do đó trạng thái tâm bất thiện được giải thích y' nghĩa cho chúng ta như thế. Căn tham, căn sân và căn si lúc đó nó chưa hi`nh thành một tội lỗi, đến khi một trạng thái không biết hổ thẹn sanh khởi kéo dài thời gian y’ tưởng, thi` trong trường hợp này mới gọi là vô tàm. Bởi vi` ở đây chúng ta học vô tàm, học về trạng thái vô tàm, thi` khi chúng ta nói đến phận sự của vô tàm, thi` ở đây là Duccaritakaran.arasam phận sự tạo nên ác hạnh của thân, của khẩu, của y’, thi` lúc đó là chúng ta đang nói về phận sự của vô tàm. Phận sự của vô tàm khi nó phối hợp với tâm bất thiện thi` nó khiến cho các pháp đồng sanh dễ bị ô nhiễm, bởi những tánh chất phiền năo khác. Co`n phận sự khác với sự thành tựu của vô tàm, là không rụt rè trước việc ác xấu, trước những yếu tố tệ hại của tư tưởng.
Chúng ta trở lại vấn đề nếu chúng ta xem vô tàm như một yếu tố tội lỗi của tư tưởng về thân, về khẩu, về y’, thi` chúng ta phải nói rằng ở đây một người thiếu lo`ng tự trọng, thiếu sự tôn trọng chính mi`nh người đó sẽ không có liêm sỉ gọi là Ahirika người đó sẽ không biết hổ thẹn những gi` mi`nh đă nói, đă làm, có chiều hướng xấu xa, bởi vậy cho nên ở đây trạng thái vô tàm được xem như là một thuộc tánh hết sức nguy hiểm, cũng giống như vô qúy vậy. Chúng tôi đă nói rằng đối với tâm tịnh hảo, đối với thiện pháp, thi` trạng thái tàm và qúy nó là xuất hiện bởi tính chất miễn nhiễm về tư tưởng, nghĩa là miễn nhiễm về ác bất thiện pháp. Ngược lại đối với các bất thiện pháp những chuyện tội lỗi thi` tàm và qúy nó là một yếu tố để tạo nên diệt trừ những lỗi lầm đó.
Và ở đây khi chúng ta tu tập, chúng ta cần phải nhớ rằng trước khi đối với việc chúng ta muốn thực hành những thiện pháp, và ngăn ngừa những ác bất thiện pháp, chúng ta phải làm như thế nào để rèn luyện cho mi`nh hai đức tánh tàm và qúy, và trừ khử được trạng thái vô tàm, vô qúy. Một người có thể giữ giới được, một người có thể sống với tâm xả tài được, một người họ có thể từ chối, từ bỏ những điều xấu về thân, về khẩu. Tất cả điều đó do nơi bản chất liêm sỉ, tức là do tâm tàm và qúy đối với một ác pháp, đối với những bất thiện pháp hay những hoàn cảnh có thể đưa đến sự hành động về thân ác, khẩu ác. Lúc bấy giờ nếu như một người họ có lo`ng tàm và qúy, thi` họ sẽ ngăn chặn được, nhưng nếu như đối với một người họ thiếu lo`ng tàm và qúy ,thi` họ sẽ không có ngăn chặn được những hành động tội lỗi đó.
Khi chúng ta nói về thuộc tánh của bất thiện biến hành, là chúng ta nói đến vô tàm thi` chúng ta nên hiểu theo hai cách. Một là chúng ta nên biết qua trạng thái, đây là chức năng của thuộc tánh vô tàm ở trong tâm bất thiện. Khía cạnh thứ hai là chúng ta phải biết qua tánh chất nguy hiểm của vô tàm, ở trong pháp co`n gọi là yếu tố gây tội lỗi trong đời thường, chúng ta phải hiểu hai cái đó. Có lẽ là chúng ta sẽ được nghe Chư Tôn Đức thảo luận trong ngày hôm nay về chung quanh đề tài thuộc tánh vô tàm, chúng ta sẽ rơ ràng hơn. Và ở đây thưa qúi vị, chúng tôi nghĩ rằng đối với tánh chất của vô tàm là chức năng, và chúng ta xem như là một cơ năng thôi, nó có phận sự như một cơ năng của tâm bất thiện, thi` chúng ta chỉ hiểu chừng đó là đủ.
Co`n khi chúng ta bàn sâu về những hậu quả, hay những tác dụng của vô tàm là yếu tố gây tội lỗi, vấn đề đó chúng ta sẽ nói nhiều hơn. Và ở đây một người tu tập có khác hơn một người không khéo tu tập. Nó khác hơn ở chỗ nào, không phải khác hơn ở chỗ về hi`nh thức, mà nó khác hơn ở chỗ tánh chất của lời nói, tánh chất của tư tưởng. Một người không tu tập thi` tánh chất tư tưởng của họ rất dễ bi ô nhiễm của những bất thiện pháp, bởi do thuộc tánh vô tàm vô qúy. Nhưng đối với một người có sự tu tập, thi` tư tưởng của họ có được một tánh chất miễn nhiễm các bất thiện pháp, tức là tàm qúy cho nên khác nhau là khác nhau ở điểm đó.
Và ở đây khi chúng ta bàn sâu về khía cạnh này, có lẽ là chúng ta cũng nên chú y’ một chút, một người họ có cái nhi`n họ không biết tự trọng, họ không nghĩ đến dung diện của họ, họ không nghĩ đến địa vị của họ, họ không nghĩ đến kiến thức của họ, họ không nghĩ đến việc làm như vậy họ sẽ bị người khác cười, bị người khác chê khi họ thiếu lo`ng tự trọng thi` lúc bấy giờ nội tâm của họ gọi là vô tàm.
Khi chúng tôi giảng dậy Vi Diệu Pháp, một điều khó khăn là làm như thế nào để chúng ta định nghĩa được thuộc tính của pháp theo chân tướng bản thể, mà chúng ta không gặp phải một sự việc là chúng ta kéo nó ra một cái y’ nghĩa đời thường, nếu chúng ta định nghĩa như là một pháp môn xảy ra trong đời thường, thi` như vậy nó sẽ không co`n là một thuộc tánh để có thể tương ưng với tâm trong một sát na, đây là một điều nó hết sức nguy hiểm. Cho nên ở đây khi chúng ta đề cập đến vô tàm, hay vô qúy cũng vậy, thi` chúng ta lại phải cố gắng tri`nh bày y’ nghĩa mà có liên quan đến pháp thuộc tánh trước, như là một chân tướng, một bản thể nằm ở trong một sát na tâm pháp, rồi sau đó khi đă được hiểu rồi, đă được nắm vững yếu tố đó rồi, thi` lúc bấy giờ chúng ta mới nói qua về những y’ nghĩa có liên quan đến đời thường chúng ta.
Thi` bây giờ có lẽ qúi vị cũng đă được nghe và hiểu về thuộc tánh vô tàm mà khi năy chúng tôi có dùng một từ, và TT Giác Đẳng có nhắc lại tức là cảm nhiễm thuộc tánh của vô tàm, hay của vô qúy, là nó khiến cho một sát na tâm, khiến cho tâm sanh khởi lại cảm nhiễm đối với phiền năo. Hay đối với trạng thái bất thiện, nó ngược lại với tàm qúy là một chất miễn nhiễm đối với những cấu uế thuộc về phiền năo, hay thuộc về bất thiện, bởi vậy cho nên nó mới khiến cho tâm tịnh hảo được tốt đẹp. Trong khi tâm bất thiện thi` lại vô miễn nhiễm, và từ điểm này chúng ta mới suy diễn rộng ra là những yếu tố như vô tàm, vô qúy, nó đă trở thành một yếu tố để tạo nên tội lỗi hay bất thiện pháp cho một con người, cho một chúng sanh trong sở hành thân ác, khẩu ác và y’ ác của họ bị chi phối bởi trạng thái vô tàm, hay vô qúy cho nên mới tạo ra những hành động đó.
Và thưa qúy vị đó là những gi` mà chúng ta có thể nói và chúng ta có thể hiểu được qua thực tánh của vô tàm mà chúng ta học trong ngày hôm nay. Chúng tôi xin được dứt lời cho buổi giảng này, để thời gian co`n lại chúng ta sẽ cung thỉnh TT Giác Đẳng chủ tri` cho buổi thảo luận. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.